Bám mẹ là bản năng gốc ở mọi loài, thế nhưng người ta lại coi nó là 'cái tội' |
Ai cũng biết ôm ấp là tốt với trẻ sơ sinh, đó là lí do vì sao nhiều cha mẹ cho con da tiếp da ngay từ lúc sau sinh. Nhưng gần đây có một nghiên cứu khá ồn ào đến từ Đại học British Columbia đã chỉ ra ảnh hưởng của việc ôm, còn sâu hơn nhiều chúng ta nghĩ.
(Ảnh minh họa: The Active Age) |
Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Development and Psychopathology, những năm tháng ôm ấp con mang tới tác động tới cả từng phân tử. Về cơ bản, ôm ấp con mang tới những BIẾN ĐỔI về GEN.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 95 em bé 5 tuần tuổi khỏe mạnh, yêu cầu bố mẹ ghi lại nhật ký khi trẻ ăn, ngủ, khóc cũng như số lần tiếp xúc cơ thể trong quá trình chăm sóc. Bốn năm rưỡi sau, chúng được mang tới để kiểm tra DNA.
Những đứa trẻ ít được ôm ấp, ốm đau và buồn bã nhiều hơn khi còn nhỏ, có cấu trúc phân tử trong tế bào không phát triển theo tuổi.
Các nhà nghiên cứu nhìn vào quá trình methyl hóa DNA, một quá trình thay đổi chức năng gen, ảnh hưởng đến các biểu hiện của trẻ.
Có sự khác biệt thống nhất trong sự methyl hóa DNA của trẻ được âu yếm, vỗ về, ôm ấp so với những đứa trẻ không có. Những đứa trẻ không được ôm và buồn bã hơn ở giai đoạn sơ sinh có tuổi thọ thấp hơn dự kiến là 4 tuổi rưỡi.
Sarah Moore, tác giả nghiên cứu chính, cho biết: “Chúng tôi dự định theo dõi liệu sự tác động từ khi con còn nhỏ này có mang ý nghĩa rộng hơn với sức khỏe của chúng, đặc biệt là tâm lý hay không. Nếu các nghiên cứu tiếp tục khẳng định kết quả ban đầu, nó cho chúng ta thấy tầm quan trọng của tiếp xúc vật lý, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh buồn bã”.
Trong khi chờ đợi, cha mẹ có lẽ không nên lo lắng khi bạn đang ôm đứa trẻ của mình quá nhiều, bởi vì nó không chỉ là tế bào của chúng, mà còn là cả bộ não cũng nhận được nhiều ích lợi.
Một nghiên cứu khác ở Bệnh viện Nhi Nationwide ở Columbus, Ohio cũng phát hiện ra rằng những phản ứng nhẹ nhàng từ bố mẹ và những người chăm sóc có ảnh hưởng lâu dài đến cách mà não của bé phản ứng với sự tiếp xúc nhẹ nhàng.
Thật là kỳ cục khi người lớn đưa ra khái niệm "bén hơi"/ “bện hơi” và tìm cách tách con ra khỏi mẹ hoặc bố chỉ vì con cần và muốn được ôm ấp vỗ về.