Loài người - một loài trong các giống được 'nuôi ôm'

Không như các loài động vật khác, sau khi chào đời, em bé của loài người hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ.
loai nguoi mot loai trong cac giong duoc nuoi om Trẻ biết đi là do cách chăm sóc đúng, chứ không phải do uống canxi

Sau khi chào đời, em bé của loài người hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ

“Em không thể đặt bé được. Bé nhà em lúc nào cũng đòi bế, em chẳng thể làm được việc gì cả.”

Có bao nhiêu mẹ đã từng rơi vào hoàn cảnh này sau khi sinh em bé nhỉ?

loai nguoi mot loai trong cac giong duoc nuoi om
Sau khi chào đời, em bé của loài người hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ. (Ảnh: Nguyễn Phượng)

Khi con gái đầu lòng của tôi chào đời, dường như mọi người xung quanh đều áp đặt rằng tôi có thể đặt bé (xuống giường/ vào trong cũi) giữa những cữ ăn, phải nhấn mạnh là tất cả mọi người trừ con gái bé bỏng của tôi. Cô bé phản đối mạnh mẽ trước bất cứ sự chia rẽ nào, và phải mất hàng tháng trời để tôi nhận ra một chân lý rằng bé cần mẹ và luôn luôn muốn được ở cạnh mẹ, và dĩ nhiên bé không có cách nào khác để diễn đạt mong muốn đó ngoài việc khóc.

Trong quãng thời gian mang thai, tôi đã tưởng tượng ra những thú vui thật tuyệt vời mà tôi sẽ có trong thời gian nghỉ thai sản. Tôi tưởng tượng ra mình sẽ tham gia lớp học vẽ màu nước, đọc nhiều sách hơn, và được đi dạo thoả thích. Em bé của tôi có xuất hiện trong giấc mơ này không nhỉ? Cho tận tới ngày hôm nay tôi vẫn buồn cười vì sự viển vông của mình. Có phải tôi đã nghĩ rằng em bé sẽ được gửi vào một nhà trẻ nào đó? Hay là bé sẽ nằm ngoan ngoãn bên cạnh tôi trong khi tôi tô nền trời xanh ngắt trong bức tranh của mình?

Giờ đây, với sự thất vọng tràn trề về thực tế, tôi chia sẻ những viễn cảnh viển vông của mình với các bà mẹ khác và nhận ra rằng mình không phải là người duy nhất đã lầm tưởng về “khả năng” đeo bám nhằng nhẵng của một em bé là như thế nào.

loai nguoi mot loai trong cac giong duoc nuoi om
Hầu hết sự phát triển của bộ não xảy ra sau khi bé chào đời, và “có những chất đặc biệt trong sữa mẹ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ này”. (Ảnh: Maryhumphreyphotography)

Không như các loài động vật khác, em bé của loài người hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ. Trong cuốn sách Breastfeeding Made Simple: Seven Natural Laws for Nursing Mothers (Tạm dịch: 7 định luật tự nhiên đối với mẹ sữa), tác giả Mohrbacher và Kendall-Tackett giải thích rằng em bé khi sinh ra chỉ mới phát triển não 50% so với người lớn, trong khi các loài động vật khác đã phát triển tới 80% so với con trưởng thành.

Hầu hết sự phát triển của bộ não xảy ra sau khi bé chào đời, và “có những chất đặc biệt trong sữa mẹ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ này”. Vì sao lại như vậy? Bởi vì nếu như cái đầu của bé phát triển to hơn, mà khung chậu của người phụ nữ thì khá hẹp, bé sẽ không thể lọt qua khung chậu được.

Vậy nên để giải quyết “vướng mắc” này thì tạo hoá đã cho em bé sinh ra khi chưa thực sự phát triển hoàn chỉnh, và tiếp tục hoàn thiện sau khi chào đời. (Các nhà khoa học gọi là tam cá nguyệt thứ 4, kéo dài từ sau khi bé chào đời tới 24 tháng tuổi).

Nếu như chúng ta nhìn em bé dưới góc độ là một thai nhi, vẫn yếu ớt và hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ thì chúng ta sẽ thấu hiểu được vì sao bé luôn luôn cần được ôm ấp chăm sóc như khi ở trong bụng.

loai nguoi mot loai trong cac giong duoc nuoi om
Khi ở trong bụng mẹ, bé không bao giờ cảm thấy đói, không bao giờ lạnh hoặc phải ở một mình. (Ảnh: Babble)

Khi ở trong bụng mẹ, bé không bao giờ cảm thấy đói, không bao giờ lạnh hoặc phải ở một mình, các âm thanh và giác quan đều được cảm nhận qua cơ thể của mẹ và những gì khó chịu cũng đc giảm tránh đi nhờ người mẹ. Sau hành trình chào đời, rõ ràng là bé vẫn sẽ muốn có được sự chăm sóc và môi trường như ở trong bụng mẹ (bé đâu có thể thay đổi một sớm một chiều, sự thay đổi từ môi trường nước ấm áp tối om ra môi trường cạn ồn ào sáng choang đã đủ stress cho bé rồi).

Một đặc điểm nữa của việc vì sao em bé đòi hỏi phải có sự bao bọc nuôi dưỡng 24/24 là vì bé chưa phát triển hoàn thiện và sự khác nhau về thành phần sữa mẹ giữa các loài động vật có vú. Theo như chuyên gia về động vật Nils Bergman, các loài động vật có vú chia ra làm 4 nhóm tuỳ thuộc vào cách chăm sóc con cái của chúng.

Khi tôi nghe Nancy Mohrbacher giảng về những đặc điểm này tại hội thảo của La Leche League ở Nevada, bà ấy đưa ra kết luận rằng mặc dù loài người vốn dĩ là carry mammals (khi đó người mẹ nuôi con sơ sinh theo cách dùng chính hơi ấm của mình để sưởi ấm con và ôm ấp con liên tục) chúng ta lại thường tự biến mình thành nest mammals (khi ấy người mẹ nuôi con theo cách thả con vào một cái tổ để con tự sưởi ấm mà không cần có mẹ).

loai nguoi mot loai trong cac giong duoc nuoi om
Loài người vốn dĩ là carry mammals (khi đó người mẹ nuôi con sơ sinh theo cách dùng chính hơi ấm của mình để sưởi ấm con và ôm ấp con liên tục). (Ảnh: Maryhumphreyphotography)

Phân nhóm động vật có vú: Cache, Follow, Nest & Carry

Nhóm Cache: bao gồm hươu nai và thỏ. Những con vật cache đã trưởng thành hoàn toàn sau khi chào đời. Mẹ của chúng giấu con mình vào một nơi an toàn và đi kiếm mồi, trở về sau mỗi 12h. Để đáp ứng với hành vi nuôi con này, sữa của những con thuộc nhóm cache có hàm lượng protein và chất béo cao để con con có thể chờ mẹ về trong một thời gian dài, những con vật này không bú thường xuyên.

Nhóm Follow: Ví dụ như hươu cao cổ hay bò là những con vật thuộc nhóm follow, khi sinh ra con con cũng đã phát triển hoàn thiện và có thể đi theo mẹ khắp nơi. Bởi vì những con con này luôn luôn ở cạnh mẹ, chúng được bú thường xuyên, sữa của những con vật này có hàm lượng protein và chất béo thấp hơn sữa của những con thuộc nhóm cache.

loai nguoi mot loai trong cac giong duoc nuoi om
Làm mẹ bằng việc nuôi con sữa mẹ là điều tự nhiên nhất và hiệu quả nhất để thấu hiểu nhu cầu của bé cũng như đáp ứng như cầu của bé. (Ảnh: Babble)

Nhóm Nest: Bao gồm chó và mèo. Những con vật thuộc nhóm nest khi sinh ra chưa được phát triển hoàn thiện như những con vật thuộc hai nhóm trên. Chúng cần một cái tổ để sưởi ấm cùng anh chị em cùng lứa. Con mẹ trở về tổ để cho con bú vài lần trong ngày. Sữa của những con vật này có hàm lượng protein và chất béo ít hơn các con thuộc nhóm cache nhưng cao hơn nhóm follow.

Nhóm Carry: Nhóm này bao gồm những động vật như khỉ đột và những loài có túi như chuột túi. Khi chào đời, những con con kém hoàn thiện nhất so với các nhóm khác, và chúng cần sự sưởi ấm từ cơ thể người mẹ và cần được “mang” theo liên tục. Sữa của nhóm này có hàm lượng chất béo và protein thấp nhất bởi vì các con con bú mẹ rất thường xuyên.

Theo như sự phân nhóm này thì rõ ràng loài người rơi vào nhóm Carry. Sữa mẹ có hàm lượng chất béo và protein thấp nhất trong các loài động vật có vú. Chính bởi vì điều đó và sự chưa hoàn thiện của trẻ sơ sinh khi chào đời, các em bé cần được bú mẹ thường xuyên và cần được bế ẵm, ôm ấp nhiều. (Bạn tìm hiểu xem con chuột túi nuôi con như thế nào, và vì sao có phương pháp ấp Kangaroo cho bé sinh non).

Những người mẹ hiện đại phản ứng như thế nào với sự lập trình của tạo hoá này?

La Leche League tin rằng “Làm mẹ bằng việc nuôi con sữa mẹ là điều tự nhiên nhất và hiệu quả nhất để thấu hiểu nhu cầu của bé cũng như đáp ứng như cầu của bé”. Qua việc được bú mẹ, bé được trải nghiệm lại cảm giác ấm áp an toàn trong bụng mẹ. Ti mẹ chính là nơi duy nhất bé tìm đến cho mọi nhu cầu: khi bé cần được che chở, khi đói, khi khát, khi cần hơi ấm, khi muốn nghe tiếng nhịp tim của mẹ, cảm giác khi chạm vào làn da của mẹ, và sự yên tâm rằng mẹ – người quan trọng nhất với bé- sẽ không rời xa bé.

Vì sao tôi và nhiều bà mẹ khác lại cảm thấy khó khăn để hiểu và chấp nhận điều này? Rằng em bé của tôi cần “bám dính” lấy mẹ? Vì sao tôi lại cảm thấy sốc? Một phần lý do là vì xã hội của chúng ta đã có rất nhiều lầm tưởng/ngộ nhận về mối liên quan giữa nuôi con sữa mẹ và sự gắn kết bền chặt của cặp mẹ-con.

loai nguoi mot loai trong cac giong duoc nuoi om
Việc bé bú mẹ liên tục không có nghĩa là mẹ không đủ sữa, đây là điều hoàn toàn bình thường ở trẻ bú mẹ. (Ảnh: Maryhumphreyphotography)

Trong cuốn sách Breastfeeding Answer Book tái bản lần thứ 3 của La Leche League, trang 36 có giải thích về “cluster feeding” (bú liên tục), đây là điều mà các mẹ sữa đều trải qua khi em bé muốn bú liên tục không nghỉ đặc biệt là vào buổi tối:

“Ở trong xã hội mà nhìn nhận nuôi con bằng sữa công thức là điều bình thường, nhiều phụ huynh có ngộ nhận rằng nếu như em bé muốn bú thường xuyên hơn là cữ 2-3 tiếng/lần chứng tỏ người mẹ không có đủ sữa, nhưng trên thực tế thì việc bú liên tục/cluster nursing là một hành vi hoàn toàn bình thường ở trẻ bú mẹ”.

Xã hội chúng ta coi việc trẻ ăn sữa công thức là điều bình thường, và rồi dẫn tới hậu quả là những hành vi bình thường của trẻ sơ sinh lại bị chúng ta coi là bất thường bởi vì chúng ta đã bị mờ mắt bởi những viễn cảnh viển vông (có thể do đọc sách hay xem phim hay nghe hàng xóm).

Thời gian gần đây tôi có tiếp xúc với một người mẹ gặp nhiều trở ngại với khớp ngậm đúng sau hành trình vượt cạn rất dài và có sử dụng giảm đau. Tôi đã khuyến khích mẹ ấy da tiếp da với em bé càng nhiều càng tốt. Nhưng điều đáng buồn là khi mẹ bé đang cố gắng da tiếp da, thì những người xung quanh lại ngăn cản lại bởi lý do tạo nên thói quen xấu cho em bé. Sự thật là bé mong muốn được da tiếp da ngay sau khi sinh rồi! (Hãy nhớ, loài người thuộc nhóm carry mammals nhé).

loai nguoi mot loai trong cac giong duoc nuoi om
Bé mong muốn được da tiếp da ngay sau khi sinh. (Ảnh: Lê Thúy)

Chúng ta cứ tiếp tục chối bỏ lập trình của tạo hoá, tiếp tục tuyên truyền rằng em bé phải vui vẻ khi được nằm một mình trong cũi, rằng em bé ngoan sẽ không bám mẹ, rằng những em bé bám mẹ là bé hư cần phải rèn vào khuôn khổ…. Tất cả những ngộ nhận này dẫn tới những lời khuyên không mang lại lợi ích gì, thậm chí có tác động tiêu cực lên các cặp mẹ con.

Để kết thúc bài dịch này, tôi xin phép vắn tắt lại một điều: trước khi mang thai hãy trang bị kiến thức mang thai, và khi mang thai hãy trang bị kiến thức chăm con. Hãy tin vào sự lập trình của tạo hoá, tin vào nuôi và dạy con thuận tự nhiên bởi vì những điều đó mới mang lại cho con một nền tảng sức khoẻ tối ưu cho suốt quãng đời còn lại của con. Những thứ hiện đại luôn luôn có những đặc điểm tiêu cực mà bạn không thể nhìn thấy trước được.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.