Khi một nửa dân số vẫn còn tròn xoe mắt không hiểu nổi da tiếp da là gì, một số mẹ bảo cởi áo để da tiếp da cho con vẫn còn ngại và không biết bắt đầu từ đâu, thì vẫn có những bố mẹ kiên trì và coi da tiếp da với con là niềm hạnh phúc không gì so sánh được.
Da tiếp da (s2s) là phương pháp nuôi dưỡng sinh học được thực hiện ngay sau khi bé vừa lọt lòng mẹ. Bé chỉ mặc tã/ bỉm, người để trần được ấp trên ngực trần của mẹ. Bé được đắp khăn che kín lưng, hoặc được ấp trên ngực trần của mẹ bên trong áo mẹ. Thời gian ấp càng sớm càng tốt ngay sau khi chào đời trong ít nhất 1 tiếng 1 lần, và càng liên tục càng tốt. Và bé được bú ti sữa non mẹ trực tiếp càng sớm càng tốt, từ 8 - 12 cữ trong 3 ngày đầu tiên, nếu có thể, tiếp tục trong tuần đầu tiên.
Phương pháp da tiếp da đã được chứng minh có năng lực tiếp tục nuôi bé phát triển hoàn chỉnh và hiệu quả nhất với vô vàn lợi ích như tăng cường việc tiếp tục phát triển não, giúp trẻ an tâm, ổn định thân nhiệt, nhịp tim, nhịp thở, gia tăng khả năng bú mẹ.
Tuy nhiên ở Việt Nam, và một số nơi trên thế giới, vẫn áp dụng theo phương pháp cũ. Hầu như tất cả trẻ sơ sinh luôn được quấn chặt trong khăn và được nằm riêng, hoặc người khác bế, vì sợ bé lạnh, vì sợ bé bám hơi mẹ, sau này con không tách được mẹ để mẹ đi làm.
Những năm gần đây phương pháp da tiếp da được phổ biến rộng rãi hơn. Đáng mừng là ngày càng có nhiều bố mẹ biết đến da tiếp da và thực hiện triệt để. Đa phần các bố mẹ khi đã hiểu tường tận lợi ích mà da tiếp da mang lại, đều có ý định da tiếp da với con đến khi nào con không muốn nữa thì thôi.
|
Chị Ngô Thị Hồng Nhung (Vũng Tàu) da tiếp da với hai con sinh đôi ngay trên bàn mổ. Chị chia sẻ chị áp dụng s2s bất cứ khi nào có thể. Hai bé nhà chị mắc chứng rối loạn giấc ngủ, chỉ ngủ lâu, ngủ ngon hơn khi nằm trên người mẹ s2s và ôm ti mẹ. Trước khi đi sinh chị Nhung đã nói chuyện và lên kịch bản cho bà, chồng và em trai phải làm thế nào trong lúc chị nằm trong phòng hậu phẫu. |
|
Hai bé song sinh nhà chị Nhung được da tiếp da với bố và cậu. |
|
Chị Nguyễn Hạnh (Nguỵ Như Kon Tum, Hà Nội) biết đến phương pháp da tiếp da khi sinh bé đầu được 1 tháng.Trong ảnh, chị vừa cho con bú vừa da tiếp da với bé thứ hai. |
|
Bé đầu chị Hạnh 35 tháng tuổi, bé thứ hai 9 tháng tuổi. Đến tận bây giờ chị vẫn da tiếp da với con khi cần. |
|
Bé Tony (16 tháng tuổi) được bố Đinh Bá Luân da tiếp da. |
|
Chị Ngọc Tâm Anh - Mẹ Sóc (TP HCM) chia sẻ ảnh con da tiếp da với bố. |
|
Chị Phan Thanh Thảo (Quận 6, TP HCM) da tiếp da với con ngay sau sinh mổ. Nhờ chồng chị đọc tài liệu, nghiên cứu mà chị biết đến phương pháp này. |
|
Hai bé song sinh Nấm và Bông nhà chị Nguyễn Thị Hoài (Bình Dương) giờ đã gần 13 tháng tuổi nhưng vẫn được s2s với mẹ. Với chị, da tiếp da là phương pháp lợi sữa tuyệt vời, đặc biệt với người nuôi bú sinh đôi như chị. |
|
Chị Nguyễn Thị Thỏa (Bắc Ninh) da tiếp da ngay sau khi sinh dù chị sinh mổ. |
|
Bé hiện hơn 10 tháng và vẫn rất thích được s2s với bố mẹ. |
|
Bé s2s với mẹ và tu ti luôn. |
|
Chị Thỏa tận dụng mọi cơ hội để s2s với con. |
|
Bé nhà chị Tú Uyên (Hà Nội) da tiếp da với bố. Được biết, vợ chồng chị Uyên áp dụng s2s từ khi sinh bé. Chị Uyên sinh mổ nên chồng chị chính là người đầu tiên s2s với con. Hiện tại bé đã 3 tháng tuổi và vẫn được da tiếp da thường xuyên với cả bố và mẹ. Trong quá trình chăm sóc, nhiều người cũng thắc mắc và ngăn cản viêc da tiếp da với con, nhưng sau khi thấy hiệu quả của phương pháp thì mọi người đã học tập theo và không còn ngăn cản nữa. |
|
Chị Trương Thị Ngát (Hải Dương) chia sẻ chưa biết khi nào sẽ ngừng da tiếp da với con. Chị là người nuôi con sữa mẹ hoàn toàn nên phương pháp này hỗ trợ hai mẹ con rất tốt. |
|
Chị Trần Mỹ Xuyên (TP HCM) chia sẻ: "Những hôm con không khoẻ, không vui thì con chỉ thích nhất được mẹ ôm ấp đi tới đi lui như này thôi". |
|
Chị Xuyên cho biết da tiếp da là phương pháp hỗ trợ nuôi con sữa mẹ và ổn định tinh thần cho bé. |
|
Chị Hoàng Thu Hiền (Hà Nội) da tiếp da với con ngay sau khi sinh liên tục 6 tiếng đồng hồ. |
|
Bé Dưa Hấu nhà chị Hà Lâm (TP HCM) da tiếp da với mẹ ngay sau khi sinh. |
|
Chị Nguyễn Thị Thu Hà (TP HCM) được sự đồng hành của cả gia đình trong việc da tiếp da với con. |
|
Chị Hà chia sẻ một số người không hiểu thường nói với chị là không nên vì sợ con sẽ bám mẹ. |
|
Bé nhà chị Hà hiện hơn 3 ttháng tuổi và được da tiếp da với cả bố. |
|
Trong lúc bố và con da tiếp da, thì mẹ nhận nhiệm vụ "tác nghiệp" chụp ảnh. |
|
Chị Phạm Minh Ngọc (Hà Nội) thường xuyên da tiếp da với con. Chị cho biết khi con ở những tuần phát triển, cảm mệt, thay đổi thân nhiệt chị lại s2s cùng con. Chị thấy phương pháp này khá hiệu quá trong việc ổn định thân nhiệt, trấn an và giúp con cảm thấy thoải mái. Chồng chị Ngọc ủng hộ vợ 100% nhưng người nhà thì khá ngạc nhiên không hiểu sao lại lột trần như thế. Chị nói: "Để thay đổi suy nghĩ của mọi người thì cần nhiều thời gian. Đây là phương pháp khoa học nên làm và chia sẻ rộng rãi để lan tỏa đến cộng đồng nuôi con nhỏ". |
|
Chị Lê Thúy (Quảng Ninh) đang da tiếp da cho con đỡ nóng vì bé vừa tiêm vắc xin 5in1 về. |
|
Bé nhà chị Đặng Thị Thuy Thùy (TP HCM) da tiếp da với mẹ thường xuyên. |
|
Hiện tại bé nhà chị đã 19 tháng tuổi nhưng ngày nào hai mẹ con cũng da tiếp da với nhau. |
|
Chị Đào Thị Lan (Hà Nội) sinh mổ nên hai mẹ con cách ly nhau tận 9 tiếng đồng hồ. Được về phòng gặp con cái là hai mẹ con cứ như thế này mãi. Bé nhà chị giờ gần 3 tháng tuổi và chị cho biết da tiếp da với con không có điểm dừng lại. |
|
Chị Đào Ngọc Phương (TP HCM) da tiếp da với con ngay khi còn trong bệnh viện. |
|
Chị Phương chia sẻ: "Lúc đó mình sinh mổ còn đau lắm nhưng vì con da kề da nên tự tìm ti bú và mẹ thì khỏi lo con đói sữa. Nhờ biết đến phương pháp này mà con mình mới được bú sữa non dù mẹ sinh mổ. Mình không phải vặn mình qua lại, chỉ cần nằm ngửa thế thôi". |
|
Chị Nguyễn Thị Huyền Trang (Vũng Tàu) s2s từ khi con lọt lòng, ngay trên bàn sinh. Chị nói: "Suốt 3 ngày ở bệnh viện, mọi người thấy chị da tiếp da với con đều nói làm vậy con sẽ bám mẹ, nằm như thế không tốt cho con nhưng mình kệ. Kết quả là con mình ngoan nhất phòng. Bé bú tốt ngủ ngoan. Đến giờ con đã 11 tháng tuổi, mình vẫn s2s cùng con mỗi ngày. Khi con ốm, mình s2s với con và thủ thỉ cùng con. Hạnh phúc lắm". |
|
"Khi nào con nói con ngại da tiếp da với mẹ rồi, thì mình sẽ ngừng". |
|
Bé nhà chị Võ Hồng Đào (TP HCM) da tiếp da thường xuyên với cả bố và mẹ. Bé hiện gần 29 tháng tuổi, được da tiếp da ngay từ khi mới sinh. |
|
Chị Nguyễn Thị Hồng (Hà Nội) chia sẻ ảnh chồng chị - anh Nguyễn Thanh Hưng da tiếp da với con. Hai vợ chồng chị đều rất thích da tiếp da với con và coi đó là cách gắn kết cả gia đình. |
|
Chị Nguyễn Thiên An (TP HCM) chia sẻ ảnh con chị được da tiếp da cùng bố và kết hợp tắm nắng. |
|
Bé Chelsea con chị Nguyễn Thị Phượng và anh Nguyễn Đức Tục (Quận 2, TP HCM) da tiếp da thường xuyên với cả bố và mẹ. |
|
Bé nhà chị Phan Thị Hoàng Yến (TP HCM) đang được da tiếp da với bố và tắm nắng. Chị và chồng may mắn đọc sách "68 ngộ nhận & giác ngộ về nuôi con sữa mẹ" nên hai vợ chồng cùng "chiến tuyến". Dù ai nói ngả nói nghiêng, vẫn kiên quyết da tiếp da với con. |
|
Anh Lê Trọng Phương (Hà Nội) da tiếp da với con. Anh vẫn hay có thói quen để con ngủ trên người như này. |
|
Ông bố này chia sẻ: "Mình thấy không chỉ các ông bố mà rất nhiều bà mẹ ko biết tới da tiếp da. Phần nhiều là do các bố mẹ không tìm hiểu, không cập nhật kiến thức về nuôi con. Họ chủ yếu phụ thuộc vào ông bà, giúp việc, và các ông bố thì phó mặc con cho các bà mẹ". |
|
Chị Nguyễn Nhung (TP HCM) chia sẻ ảnh chồng chị đang da tiếp da với con. Chị sinh mổ, phải cách ly con 6 tiếng đồng hồ. Trong thời gian đó chồng chị đảm nhận việc da tiếp da với con, |
|
Bé nhà chị Nhung giờ hơn 9 tháng và chị vẫn duy trì s2s bất cứ lúc nào cần. |
|
Chị Trịnh Thu Phượng (TP HCM) chia sẻ hình ảnh hai bố con ngày nào cũng da tiếp da với nhau. |
|
Ảnh hồi bé hai mẹ con da tiếp da với nhau. Chị Phượng cho biết đôi lúc con còn thích bố ấp hơn cả mẹ ấp. |
|
Chị Linh Chi (Đăk Nông) da tiếp da với con từ lúc con sinh ở bệnh viện. Chị nói: "Trong quá trình chăm con đến giờ, mình vẫn s2s lúc cho con bú". |
|
Chị Nguyễn Thị Hồng Yến (TP HCM) biết đến s2s nhờ khoa kangaroo ở Bệnh viện Hùng Vương. Bé nhà chị sinh lúc 32w5d, nặng 1,9kg. Bé hiện gần 8 tháng tuổi và vẫn thường xuyên nằm trên người bố mẹ ngủ. |
|
Bé nhà chị Hồng Yến sinh non nên được cả bố và mẹ tích cực da tiếp da, điều hòa thân nhiệt, ổn định nhịp tim, nhịp thở. |
|