Muốn đủ sữa cho con? Hãy ôm con, đừng ôm máy!

Ngày xưa lúc mới sinh con, cũng giống như nhiều mẹ, mình luôn lo sợ không đủ sữa cho con.
muon du sua cho con hay om con dung om may Con cái là 'khoản đầu tư' quan trọng nhất cuộc đời

Ngày xưa lúc mới sinh con, cũng giống như nhiều mẹ, mình luôn lo sợ không đủ sữa cho con. Tuy nhiên, sự lo sợ của mình không làm mình thiếu sữa, mà nó làm cho mình...bị thừa sữa luôn (một vấn đề không dễ chịu gì đâu)! Để mình kể cho các mẹ nghe.

Mặc dù lo sợ mình không đủ sữa cho con, nhưng mình không vì thế mà nghi ngờ khả năng của bản thân, đọc tài liệu nên biết rõ sự khác nhau giữa con bú và máy vắt, vì thế không hút vắt ra đong đếm, không cho con ăn bình để "đo", cũng không "dặm thêm" sữa bột vì biết đấy là con đường ngắn nhất dẫn đến giảm sữa/ mất sữa thật sự, lại càng không cố nhồi nhét món ăn này thức uống nọ - bụng phành ra mà có khi không thấy sữa đâu!

Tuy nhiên vì mình vẫn sợ mà, nên mình làm tất cả những giải pháp dành cho mẹ bị thiếu sữa (dù bản thân có thiếu sữa thật hay không, xem dấu hiệu nhận biết bé bú đủ là biết. Và vì sợ nên mình đã làm những việc sau đây, với một sự nhiệt tình to lớn.

muon du sua cho con hay om con dung om may
Minh da tiếp da với con cực kỳ thường xuyên, và sáng tạo không ngừng.

1. Da tiếp da (skin to skin)

Minh da tiếp da với con cực kỳ thường xuyên, và sáng tạo không ngừng. Ngoài ngồi trên giường ôm con da tiếp da, mình còn cho con bú và ngủ trên ngực mẹ trong lúc da tiếp da, địu con da tiếp da, tắm đứng/ tắm bồn kèm da tiếp da, rồi mở nhạc lên hai mẹ con ôm nhau đung đưa theo nhạc trong lúc da tiếp da... Nói chung là kết hợp mọi thứ vào thời gian đó để thư giãn “tột đỉnh” luôn!

Mặc dù mỗi lần chuẩn bị da tiếp da là mình phải ôm theo cái khăn tắm vì chỉ cần vừa ôm ấp bạn ý vài phút thôi là sữa lại chảy ra ướt đẫm cả hai mẹ con, mình vẫn cứ sợ mình thiếu sữa! Đúng là tâm lý mẹ mới sinh lần đầu!

2. Bú trực tiếp

100% luôn. Mình (và các cô y tá) rất tuân thủ việc không dùng bình núm giả cho trẻ dưới 6 tuần tuổi. Lúc con bị vàng da, hai mẹ con phải nhập viện lại, lúc đấy bạn ý ngậm sai khớp nên bú không hiệu quả, cô y tá đã hướng dẫn mình cho con ăn sữa mẹ vắt ra bằng cách fingerfeed (cho con ăn bằng ngón tay) để không làm hỏng khớp ngậm của con. Nhưng vì y tá giỏi, sửa được khớp ngậm của con trong vòng “một nốt nhạc”, nên mình cũng chỉ phải fingerfeed mấy cữ lúc trong bệnh viện thôi. Về đến nhà là hai mẹ con ôm nhau cho ti trực tiếp 100% thoải mái và hoàn toàn theo nhu cầu của bạn ấy.

muon du sua cho con hay om con dung om may
Cho con ti trực tiếp theo nhu cầu của con.

3. Vắt hút sau mỗi lần con bú

Khoản này mình chăm chỉ lắm! Vì "làm trống tuyến sữa để cơ thể tạo thêm" mà, nên mỗi lần cho con bú xong là ngồi gù lưng vắt hút cho nó kiệt đi, để "kích"! Giờ nghĩ lại thấy thời gian đấy nằm ôm con, ngủ với con, hoặc đi ăn, đi thư giãn có phải sướng hơn không. Tự dưng ngồi vắt hút xong chẳng để làm gì. Cả cái tủ lạnh đầy sữa về sau đem đổ hết. Phí ơi là phí! Lại tốn tiền nữa chứ. Một cái máy hút sữa bên nước Úc mình sinh sống bán hơn $200. Về sau chẳng hề dùng, phí hoài.

Và vì mình lo sợ thiếu sữa nên áp dụng các biện pháp trên quá tích cực. Kết quả (hay hậu quả) là mình gặp phải vấn đề tiếp theo không mấy dễ chịu, là bị thừa sữa. Nghe tưởng tốt đấy, thừa còn hơn thiếu mà, nhưng sự thực là nó rất phiền toái và gây rắc rối cho việc cho con bú của mình. Ngực thường xuyên bị căng cứng khó chịu, khi con bú thì sữa xuống khiến mình đau tức đến độ phải cắn răng lại, con bú được một lúc thì sữa phun phè phè ra rất mạnh làm con bị ho sặc, đẩy ti mẹ ra và khóc, có khi nôn vọt vì đã lỡ bú no rồi còn bị ho vì sữa mẹ phun như vòi.

Rốt cuộc mình lại phải đảo ngược lại cái quy trình “dở hơi” trên của mình, bằng cách:

- Ngừng ngay vụ vắt hút không cần thiết. Chỉ cho con bú trực tiếp theo nhu cầu của con để cơ thể điều chỉnh lại.

- Vuốt ngược từ vú lên nách (thay vì vuốt xuống như khi mẹ kích sữa)

- Chườm lạnh: đơn giản là cho 2 cái tã giấy vào tủ đá. Chườm xong lại cho vào, dùng đi dùng lại được và luôn có sẵn.

- Khi sữa phun làm con bị ho sặc, không bấm đầu ti lại đâu nhé. Phải đưa con ra, để sữa phun hết (dùng cốc hứng hoặc khăn thấm), đợi sữa phun yếu lại hoặc dừng hẳn thì đưa con vào cho bú tiếp.

Riêng vụ da tiếp da thì quá... “phê” và quá tốt cho sức khoẻ tinh thần của hai mẹ con và sự phát triển trí não của con nên không được ngừng. Rất nên làm và rất cần làm!

muon du sua cho con hay om con dung om may
Da tiếp da - việc rất nên làm và cần làm.

Chung quy lại, sau khi đã trải qua cả hai trường hợp, từ lo sợ thiếu sữa đến khi bị thừa sữa, thì mình mới thấm thía một điều là "Điều mẹ sữa mới sinh cần làm là ôm con cho bú trực tiếp, da tiếp da và nghỉ ngơi". Nhưng nhiều khi cứ phải trải qua như vậy thì mới rút kinh nghiệm được!

Điều mình hy vọng không phải là các mẹ mới sinh đừng sợ thiếu sữa (vì mình đọc tài liệu từ lúc mang thai mà tâm lý còn khó tránh khỏi). Cứ sợ, nên sợ, nhưng khi sợ thì chúng ta làm gì? Hãy làm theo những giải pháp đúng với sinh lý cơ thể. Không nên mất thời gian vào những giải pháp thiếu khoa học và không hiệu quả. Rồi tự cho rằng mình "đã làm đủ mọi cách" rồi trong khi sự thực là cách đúng lại chưa làm. Ngoài ra nên nhìn lại bản thân: mục tiêu của mình có phải là chỉ cần đủ? Vậy như thế nào là đủ, mình đã biết chưa? Hay mình đang để cho nhu cầu của chính bản thân lấn át cái nhìn về đủ? Giữa "đủ" và "nhiều" là một khoảng cách rất xa. Có khi "đủ" rồi mà cứ chạy theo cái "nhiều" để tự bản thân cảm thấy bị áp lực (ví dụ nhìn thấy người khác "nhiều" hơn mình rồi cho rằng mình "bị ít", thế là quên luôn mục tiêu ban đầu là "chỉ cần đủ")...

Mình bị cái tính là "Càng sợ, càng phải tìm hiểu cho ra ngọn nguồn. Không hoang mang và không vội vã nghe theo những điều mơ hồ làm mất thời gian của mình." Thế nên lo sợ thì có lo sợ vì mình làm mẹ lần đầu và ở bên này một mình không ai giúp đỡ, nhưng càng như thế càng khiến mình chủ động và tích cực hơn, vì mình không bám víu vào ai được ngoài mình, mà con mình càng không bám víu vào ai được ngoài mình. Có lẽ bản năng làm mẹ đã thôi thúc mình "ngoan cố" làm đúng theo khoa học, theo những điều mình đọc hiểu và thấy có lý. Điều mình rút ra được là: Cái gì là chân lý thì mọi nguồn kiến thức đều thống nhất và bổ sung cho nhau, chứ không mâu thuẫn nhau.

Hầu hết những người làm mẹ lần đầu đều gặp đủ mọi trục trặc và bỡ ngỡ, có khi bị nhiễu loạn thông tin vì người xung quanh đưa ra quá nhiều nhận xét và chỉ dẫn mâu thuẫn nhau. Nếu tìm được nguồn kiến thức chuẩn, bạn hãy bám lấy để vượt qua những luồng thông tin nhiễu loạn, vì một khi đã là chuẩn, thì càng thực hành sẽ càng thấy nó hợp lý.

(Ảnh: NVCC)

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.