Hãng tin nhà nước Triều Tiên KCNA cho hay tên lửa mới thử nghiệm có khả năng mang đầu đạn hạt nhân cỡ lớn. Sau khi đích thân giám sát vụ phóng tên lửa Hwasong-14 hôm 4-7, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nói người Mỹ sẽ không hài lòng với "món quà" được gửi vào ngày quốc khánh của Washington này.
"Chúng ta nên gửi quà để giúp họ cảm thấy bớt nhàm chán" – KCNA dẫn lời ông Kim Jong-un. Nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng hài lòng khi kiểm tra tên lửa Hwasong-14, mô tả nó "giống như một đứa bé đẹp trai làm tốt phần việc của mình".
"Mỹ cố gắng kiểm chứng lòng quyết tâm cũng như phớt lờ cảnh báo của chúng tôi. Cuộc đối đầu giữa Mỹ và Triều Tiên đã bước vào giai đoạn cuối" – KCNA nhấn mạnh.
Trong khi Mỹ thừa nhận Triều Tiên thử tên lửa thành công, các chuyên gia vũ khí hạt nhân cho rằng tên lửa mà Triều Tiên thử hôm 4-7 có thể vươn tới bang Alaska của Mỹ.
Giới chức Hàn Quốc và Nhật Bản nói rằng tên lửa bay khoảng 40 phút và đạt độ cao 2.500 km. Còn phía Triều Tiên khẳng định tên lửa đạt độ cao 2.802 km trước khi đánh vào mục tiêu dự kiến, cách địa điểm thử nghiệm phía Tây Bắc nước này khoảng 933 km.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vỗ tay sau vụ thử tên lửa thành công hôm 4-7. Ảnh: KRT |
Suốt nhiều thập kỷ, Bình Nhưỡng không ngừng cải thiện công nghệ để chế tạo tên lửa có khả năng vươn tới lãnh thổ Mỹ. KCNA cho biết vụ thử tên lửa mới nhất chứng tỏ tên lửa Triều Tiên đã sở hữu những công nghệ tiên tiến để có thể chịu nhiệt và duy trì sự ổn định.
"Trong điều kiện khắc nghiệt ở hàng ngàn độ C, áp suất và lực tác động, nhiệt độ bên trong chóp hình nón ở đầu tên lửa vẫn ổn định trong khoảng 25-45 độ C. Đầu đạn cũng tấn công mục tiêu chính xác" – KCNA tuyên bố.
Theo các chuyên gia phân tích Trung Quốc và Nhật Bản, vụ thử nghiệm trên có thể khiến Washington gây thêm áp lực đối với Bắc Kinh cũng như thúc đẩy Tokyo sử dụng khí tài để đối phó với mối đe doạ của tên lửa đạn đạo.
Chuyên gia về Triều Tiên Cai Jian đến từ Trường ĐH Phục Đán, nhận định Mỹ chắc chắn sẽ gia tăng áp lực chính trị và ngoại giao lên Trung Quốc, bao gồm áp đặt biện pháp trừng phạt kinh tế đối với các công ty Trung Quốc làm ăn với Triều Tiên.
Tuy nhiên, Bắc Kinh dù phản ứng Bình Nhưỡng vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhưng được cho là sẽ đánh giá tình hình vẫn chưa quá mức kiểm soát, theo GS Cai. Vì vậy, phản ứng chính thức của Bắc Kinh vẫn là kêu gọi tất cả các bên kiềm chế và bình tĩnh.
Trong khi đó, Nhật Bản đang thận trọng phân tích vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên xem đó có phải là một ICBM hay không. Các chuyên gia ở Tokyo nói với tờ The Straits Times rằng mối quan tâm chính của Nhật Bản vẫn là tên lửa tầm trung của Triều Tiên. Song nếu Bình Nhưỡng sở hữu ICBM, an ninh khu vực sẽ bị tác động và Tokyo sẽ ngày càng khó khăn hơn trong việc tự bảo vệ mình.
Mỹ - Hàn phóng hàng loạt tên lửa 'dằn mặt' Triều Tiên | |
Triều Tiên tuyên bố phóng thành công tên lửa có thể vươn tới Mỹ |
Pháp luật 23:00 | 21/10/2018
Pháp luật 00:24 | 11/10/2018
Pháp luật 12:03 | 10/10/2018
Pháp luật 09:11 | 10/10/2018
Pháp luật 05:07 | 10/10/2018
Pháp luật 02:44 | 10/10/2018
Thời sự 13:00 | 09/10/2018
Pháp luật 12:15 | 09/10/2018