Ông Lê Thanh Hải từng chỉ đạo gì ở Thủ Thiêm?

Trong 15 năm làm Chủ tịch UBND rồi là Bí thư Thành ủy, ông Lê Thanh Hải có hàng loạt chỉ đạo làm Khu đô thị mới Thủ Thiêm "biến dạng".

Ông Lê Thanh Hải hiện 70 tuổi, giữ chức Chủ tịch UBND TP HCM từ năm 2001 đến năm 2006. Sau khi được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, ông được phân công giữ chức Bí thư Thành ủy TP HCM trong suốt 10 năm, từ 2006 đến 2015.

Thời ông Hải là lãnh đạo cao nhất của UBND thành phố và Thành ủy TP HCM cũng là lúc dự án Khu đô thị mới (KĐTM) Thủ Thiêm, quận 2, bắt đầu được triển khai. Ông Hải đã nhiều công văn chỉ đạo liên quan việc quy hoạch, xây dựng khu đô thị được vọng hiện đại nhất Đông Nam Á.

Sau hàng chục năm, hôm 8/1, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương xác định ông Lê Thanh Hải và hàng loạt cán bộ chủ chốt của Ban thường vụ Thành ủy TP HCM nhiệm 2010-2015, Ban cán sự đảng UBND TP HCM nhiệm 2011-2016, có sai phạm trong quá trình thực hiện dự án KĐTM Thủ Thiêm.

Ông Lê Thanh Hải từng chỉ đạo gì ở Thủ Thiêm? - Ảnh 1.

Ông Lê Thanh Hải tại Hội thảo khoa học Lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định năm 2018. (Ảnh: Hữu Khoa).

Trong Quyết định 367 năm 1996, Thủ tướng phê duyệt quy hoạch xây dựng KĐTM Thủ Thiêm quy mô 930 ha, gồm: Khu đô thị mới 770 ha và Khu tái định cư 160 ha nằm giáp ranh, thuộc địa bàn phường An Khánh, An Lợi Đông, Bình An, Bình Khánh và Thủ Thiêm.

Tuy nhiên, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ và tài liệu của VnExpress, trước khi quyết định của Thủ tướng ban hành, TP HCM đã giao 23,3 ha đất ở phường Bình An cho 5 doanh nghiệp đầu tư dự án kinh doanh nhà ở, khu vui chơi, giải trí, thương mại. So với quy hoạch được phê duyệt, diện tích KĐTM Thủ Thiêm đã giảm 26,3 ha (bao gồm 3 ha mặt nước).

Để bù vào phần hụt này, ngày 16/9/1998, theo yêu cầu của UBND TP HCM, Kiến trúc sư trưởng thành phố phê duyệt quy hoạch 1/2000 có nội dung bổ sung ranh quy hoạch khoảng 4,3 ha đất phía Bắc - thuộc một phần Khu phố 1, phường Bình An.

Thị trường đất quận 2 bắt đầu "bát nháo". Theo đề nghị của UBND thành phố, ngày 22/2/2002, Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn có công văn 190 cho thu hồi 930 ha thuộc các phường An Khánh, Bình An, Bình Khánh, An Lợi Đông và Thủ Thiêm (lúc này đã đổi thành quận 2) để chuẩn bị cho việc xây dựng KĐTM Thủ Thiêm. Công văn nêu rõ "việc triển khai phải phù hợp với Quyết định 367 Thủ tướng phê duyệt".

Ngày 6/3/2002, Phó chủ tịch UBND TP HCM Vũ Hùng Việt công văn yêu cầu các sở ngành xác định địa điểm, diện tích và ranh giao đất của 930 ha (bao gồm 770 ha xây dựng KĐTM và 160 ha xây dựng Khu tái định cư). Trong đó nêu "nếu thiếu đất cho phép điều chỉnh diện tích các dự án trên địa bàn quận 2 để đảm bảo đủ diện tích theo phê duyệt của Chính phủ".

Nửa tháng sau, Chủ tịch UBND TP HCM Lê Thanh Hải yêu cầu điều chỉnh diện tích KĐTM, giao Kiến trúc sư trưởng thành phố, Giám đốc Sở Địa chính Nhà đất cắm mốc đủ 770 ha đất, theo giải pháp bổ sung hơn 40 ha của Khu tái định cư Bình Khánh; rà soát lại quỹ đất trên địa bàn quận 2 đề xuất phạm vi giao đủ 160 ha tái định cư.

Sau đó, để có đủ đất bù vào Khu tái định cư, ông Hải tiếp tục yêu cầu rà soát lại quỹ đất trên địa bàn quận 2, thu hồi đất của các dự án chậm triển khai, không nhất thiết tại một địa điểm. Thực tế, chỉ có khoảng 10-20 ha giáp ranh KĐTM.

Từ chỉ đạo này của ông Hải, khu tái định cư Thủ Thiêm đã được chuyển ra xa và chia thành 6 địa điểm tại các phường Bình Khánh, An Phú, An Khánh, Thạnh Mỹ Lợi, Cát Lái. Trong đó, khoảng 50 ha ở phường Cát Lái, giáp tỉnh Đồng Nai, cách KĐTM đến 15 km.

Ông Lê Thanh Hải từng chỉ đạo gì ở Thủ Thiêm? - Ảnh 2.

KĐTM Thủ Thiêm nhìn từ trên cao. (Ảnh: Quỳnh Trần).

Hơn 3 năm sau, tháng 12/2005, Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Văn Đua quyết định 6565 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung KĐTM Thủ Thiêm tỉ lệ 1/5.000 với các nội dung: diện tích quy mô khu trung tâm là 737 ha, trong đó KĐTM là 657 ha, Khu đô thị chỉnh trang là 80 ha, tổng số dân định cư là 130.000 người... Tại Điều 2 của quyết định có nội dung "thay thế Quyết định 367 ngày 4/6/1996 của Thủ tướng".

Quyết định 6565 đã "đẻ ra" Khu đô thị chỉnh trang, mà thực tế 80 ha đất (thuộc 160 ha đất tái định cư) đã được thành phố giao cho doanh nghiệp làm dự án. Từ quyết định này, trung tâm KĐTM mới Thủ Thiêm được chia làm 5 khu vực chính, gồm: Khu lõi trung tâm hành chính, Khu đa chức năng Đại lộ Đông Tây, Khu dân cư phía Bắc, Khu dân cư phía Đông và Khu lâm viên sinh thái phía Nam.

Trong kết luận 1483 ban hành ngày 4/9/2018, Thanh tra Chính phủ xác định có 51 dự án nhà ở, văn phòng, khu vui chơi giải trí, công trình công cộng (với tổng diện tích khoảng 144,6 ha) trên đất tái định cư. Chủ trương này của thành phố còn có nhiều vi phạm như: giao đất không qua đấu giá, giao đất không đúng với giấy phép kinh doanh; không đúng thẩm quyền; không có quy hoạch chi tiết 1/2000 được duyệt; chưa hợp đồng thuê đất vẫn cho phép sử dụng. Chưa kể, các dự án này khi triển khai đã lấn sông, xây dựng công trình sai quy hoạch, vượt số tầng, tính toán tiền sử dụng đất sai...

Thanh tra Chính phủ cho rằng, các sai phạm của TP HCM đã phá vỡ quy hoạch KĐTM Thủ Thiêm được Thủ tướng phê duyệt; thể hiện sự buông lỏng quản , sử dụng đất. Đây là nguyên nhân khiến cuộc sống nhiều người dân bị ảnh hưởng, khiếu nại kéo dài, việc xây dựng KĐTM Thủ Thiêm bị đình trệ.

Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Lê Thanh Hải là người chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ Thành ủy. Ông Lê Hoàng Quân (nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND thành phố) cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ Thành ủy và chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng UBND TP HCM

Ông Nguyễn Văn Đua (nguyên Phó bí thư Thường trực Thành ủy, Phó chủ tịch UBND thành phố); bà Nguyễn Thị Hồng, ông Lê Văn Khoa (nguyên Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Phó chủ tịch UBND thành phố); Vũ Hùng Việt (nguyên Thành ủy viên, Phó chủ tịch UBND thành phố) cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ Thành ủy, của Ban cán sự đảng UBND thành phố và trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công.

Hành vi của ông Hải và những cựu lãnh đạo thành phố được cho là gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của một bộ phận nhân dân thành phố, gây bức xúc trong xã hội.

Sau kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, TP HCM cũng kiểm điểm các cá nhân này, gửi báo cáo ra Trung ương vì có nhân sự thuộc Bộ Chính trị quản . Uỷ ban Kiểm tra Trung ương sẽ họp và báo cáo Bộ Chính trị để có hay không hình thức kỷ luật, sau đó Ban chấp hành Trung ương bỏ phiếu quyết định.

Sau khi Bộ Chính trị có quyết định chính thức, TP HCM sẽ xử cụ thể về mặt Đảng, chính quyền. Vừa qua, UBND thành phố đã tổ chức kiểm điểm cán bộ do UBND quản sau kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Cách trung tâm quận 1 chừng 300 m đường chim bay, tọa lạc bên bờ Đông sông Sài Gòn, KĐTM Thủ Thiêm được quy hoạch với dân số khoảng 200.000 người, khu tái định cư khoảng 45.000 người.

TP HCM khẳng định thực hiện dự án này không nhằm kinh doanh bất động sản. Phần lớn diện tích được ưu tiên làm các công trình công cộng, dịch vụ mà trung tâm thành phố hiện hữu chưa có. Tuy nhiên, hơn 20 năm sau quy hoạch dự án vẫn còn dở dang, hàng trăm hộ dân khiếu nại từ thành phố đến Trung ương vì cho rằng bị thu hồi đất trái quy định.

Thanh tra Chính phủ hai lần kết luận hàng loạt sai phạm của UBND TP HCM và các bộ ngành liên quan. Thành phố cũng bị yêu cầu thu hồi hàng chục nghìn tỉ đồng.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.