Ông Tập Cận Bình kêu gọi tiết kiệm, tránh khủng hoảng an ninh lương thực

Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh rằng chính phủ Trung Quốc sẽ kiên quyết chấm dứt nạn lãng phí thực phẩm và kêu gọi chống lãng phí, theo Tân Hoa Xã.
Ông Tập Cận Bình kêu gọi Trung Quốc ngừng lãng phí thực phẩm, thúc đẩy tiết kiệm - Ảnh 1.

Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu tại một sự kiện tập trung đông đảo người dân. (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Gọi lãng phí thực phẩm là vấn đề gây sốc và đáng lo ngại, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc cần duy trì cảnh giác trước nguy cơ khủng hoảng an ninh lương thực, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Trong thực tế, Trung Quốc đã ghi nhận nhiều vụ mùa bội thu liên tiếp.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh việc cần phải tăng cường pháp luật và giám sát, thực hiện các biện pháp hiệu quả và thiết lập cơ chế lâu dài để ngăn chặn lãng phí thực phẩm.

Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập Cận Bình đề xuất chính phủ cần nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề an ninh lương thực, vun đắp thói quen tiết kiệm và thúc đẩy một xã hội mà trong đó lãng phí là hành vi đáng xấu hổ và tiết kiệm là điều đáng hoan nghênh.

Chủ tịch Tập rất coi trọng an ninh lương thực và từng nhiều lần khuyến khích xã hội thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Ông Tập nhấn mạnh cần phải ngăn chặn hành vi lãng phí thực phẩm trong nhiều trường hợp.

Tháng 1/2013, Chủ tịch Trung Quốc từng công bố một chỉ thị về vấn đề này. Kể từ đó, ông Tập Cận Bình cũng đưa ra nhiều hướng dẫn khác đòi hỏi Bắc Kinh phải nỗ lực hơn nữa, chẳng hạn như ban hành các qui định nghiêm khắc về tuân thủ các hệ thống, giám sát - kiểm tra, và trừng phạt nặng các hành vi vi phạm khi sử dụng công quĩ.

Ngoài ra, Chủ tịch Tập Cận Bình còn đưa ra các yêu cầu cụ thể để giảm thiểu lãng phí trong trường học và khuyến khích tăng cường nhận thức cũng như thực hành tiết kiệm ở học sinh.

chọn
Doanh nghiệp bất động sản: Đầu tư NOXH trong 7 năm, lợi nhuận mỗi năm chỉ đạt 1,3 - 1,5%
Theo Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành, không ít doanh nghiệp sau khi thực hiện một dự án NOXH đã không muốn tiếp tục khi thấy lợi nhuận quá thấp, thủ tục phức tạp, khâu hậu kiểm về giá bán, thanh tra nhiều áp lực...