Kết quả kiểm tra của UBKTTW cho thấy Ban Thường vụ Đảng ủy BIDV nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để BIDV có nhiều vi phạm nghiêm trọng mang tính hệ thống trong thực hiện quy chế làm việc, quy định về phân cấp thẩm quyền và quy trình, thủ tục cấp tín dụng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm tăng nợ xấu, nhất là các khoản nợ có khả năng mất vốn.
Đồng thời, Ban Thường vụ Đảng ủy BIDV nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020 còn để nhiều cán bộ vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước, bị xử lý hình sự; làm giảm nguồn thu ngân sách, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, đến thu nhập, việc làm và đời sống của người lao động BIDV.
Đối với ông Trần Bắc Hà, nguyên bí thư Đảng ủy, nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT), chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020
Ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT, Trưởng Phân ban rủi ro tín dụng Ngân hàng BIDV) cùng một số cá nhân khác là những người trực tiếp tham gia, xử lý hồ sơ cho 12 Công ty của ông Danh vay 4.700 tỉ đồng.
Ông Trần Bắc Hà - nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV. |
Theo thoả thuận, nếu VNCB có khách hàng, đối tác sẽ giới thiệu cho BIDV vào chuỗi liên kết này. Phía BIDV sẽ xem xét cấp hạn mức giao dịch liên ngân hàng cho VNCB theo quy định.
Do cần tiền tăng vốn điều lệ theo đề án tái cơ cấu ngân hàng, ông Phạm Công Danh đến hội sở BIDV gặp ông Đoàn Ánh Sáng để giới thiệu khách hàng của VNCB sang BIDV vay vốn” kinh doanh vật liệu xây dựng.
Sau khi được BIDV chấp thuận, ông Danh về chỉ đạo cấp dưới tiến hành lập khống 12 công ty để đề nghị vay tổng cộng 4.700 tỉ đồng.
Ban Quản lý rủi ro tín dụng Hội sở chính BIDV đã thẩm định, đánh giá rủi ro theo quy định sau đó trình ban lãnh đạo về việc phê duyệt chủ trương cho vay vật liệu xây dựng theo mô hình 4 nhà với các công ty.
Ủy ban quản lý rủi ro không tiến hành họp mà lấy ý kiến từng thành viên phân ban rủi ro tín dụng thuộc Ủy ban quản lý rủi ro, sau đó lập báo cáo tổng hợp các ý kiến các thành viên phân ban rủi ro tín dụng, đầu tư và được ông Trần Bắc Hà (Trưởng phân ban) ký phê duyệt.
Ông Trần Bắc Hà đã ký 12 quyết định phê duyệt chủ trương cho 12 công ty của Phạm Công Danh vay vốn.
Sau khi BIDV chấp thuận giải ngân cho 12 công ty vay 4.700 tỉ đồng, toàn bộ số tiền này đều được các công ty chuyển vào tài khoản để Phạm Công Danh sử dụng.
Khi đến hạn, 12 công ty không trả được nợ nên BIDV đã tự động trừ tiền trên tài khoản tiền gửi của VNCB. Vì bảo lãnh cho các khoản vay nói trên, VNCB bị thiệt hại hơn 2.500 tỉ đồng.
Kết quả giám định của Ngân hàng Nhà nước cho thấy BIDV cho 12 công ty vay tiền khi chưa có đủ cơ sở để xác định các công ty có khả năng trả nợ trong hạn cam kết, chưa thực hiện đầy đủ điều kiện cho vay đối với khách hàng, không kiểm tra việc sử dụng vốn sau cho vay…
Với những sai phạm của mình tại BIDV trong việc cho Phạm Công Danh vay 4.700 tỉ đồng, ông Trần Bắc Hà từng bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị kiểm điểm và xử lý hành chính.
Vụ xét xử Phạm Công Danh cùng đồng phạm tại Ngân hàng Xây dựng (VNBC) là một trong những đại án chấn động dư luận giai đoạn này. Trong đó, sự liên quan và trách nhiệm của ông Trần Bắc Hà khiến nhiều người quan tâm.
Ông Trần Bắc Hà (ảnh nhỏ) tiếp tục được triệu tập tới tòa xét xử đại án Phạm Công Danh giai đoạn 2. |
Ông Trần Bắc Hà chính là người đã ký 12 quyết định phê duyệt chủ trương cho vay mua vật liệu xây dựng cho 12 công ty do Phạm Công Danh đề xuất.
Cơ quan điều tra xác định, việc ông Danh sử dụng tiền của VNCB đảm bảo cho các công ty vay tiền gây thất thoát cho VNCB hơn 2.550 tỉ đồng.
Nhiều lãnh đạo, nhân viên khác của BIDV được cơ quan điều tra xác định “có sai phạm trong việc cho các công ty của ông Danh vay” khi chỉ kiểm tra, thẩm định đánh giá tính hiệu quả của phương án kinh doanh dựa trên hồ sơ khống. Tuy nhiên, sai phạm này không gây thiệt hại cho BIDV và không có căn cứ xử lý hình sự.
Cơ quan điều tra cũng xác định ông Trần Bắc Hà đồng ý chủ trương cho 12 công ty vay vốn theo giới thiệu của VNCB, chứ không cho Phạm Công Danh vay, và không biết các công ty này do Danh thành lập. BIDV đã thu đủ gốc, lãi các khoản vay.
Theo đó, cơ quan điều tra chỉ kiến nghị kiểm điểm và xử lý hành chính. Mặc dù vậy, theo Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng, ông Trần Bắc Hà đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành; vi phạm nghị quyết của Ban Thường vụ đảng ủy về nghĩa vụ, trách nhiệm của người giữ chức vụ trong hệ thống BIDV.
Với vai trò nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV, ông Trần Bắc Hà bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng.
Ông Trần Bắc Hà quyền lực tới cỡ nào?
Với 35 năm công tác tại BIDV, ông Trần Bắc Hà là ông chủ nhà băng quyền lực và có tầm ảnh hưởng với giới ... |
Ông Trần Bắc Hà bị bắt
Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Trần Bắc Hà, cựu chủ tịch HĐQT ngân hàng BIDV. |
Thiếu tướng Lương Tam Quang nói gì về thông tin 'bắt ông Trần Bắc Hà'?
Thiếu tướng Lương Tam Quang, Chánh Văn phòng Bộ Công an cho hay hiện ông chưa nhận được thông tin về việc "bắt ông Trần ... |
Chính thức thu hồi dự án 'khủng' liên quan đến con ông Trần Bắc Hà?
Dự án “khủng” nằm ở vị trí đắc địa được xem là khu đất “vàng” tại TP Quy Nhơn (Bình Định) liên quan đến con ... |
Xét xử Phạm Công Danh - Trầm Bê sáng 24/7: Ông Trần Bắc Hà vắng mặt do đang chữa bệnh tại Singapore
Chủ toạ Lương Phạm Toản cho biết, ông Trần Bắc Hà xin vắng mặt do đang chữa bệnh tại Singapore. Ông Đoàn Ánh Sáng hiện ... |
Đề nghị xử lý hành chính đối với nguyên Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà
Liên quan đến những sai phạm trong vụ cho vay 4.700 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), ... |