Ông Trump sẽ đối xử với châu Á ra sao?

Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Donald Trump sẽ là đối thoại mềm mỏng hay mệnh lệnh cứng rắn? Đó là câu hỏi nhiều quốc gia châu Á quan tâm khi tổng thống đắc cử chính thức nhậm chức.
 
ong trump se doi xu voi chau a ra sao Giám đốc mất việc vì đe doạ giết Trump
ong trump se doi xu voi chau a ra sao Di sản Obama đứng bên bờ vực dưới thời Donald Trump

ong trump se doi xu voi chau a ra sao

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump. Ảnh: Reuters

"Chiến thắng của Trump làm tăng sự nghi ngại trên khắp châu Á. Nhiều người cảm thấy kinh ngạc”, CNN dẫn lời Jeff Kingston, giám đốc nghiên cứu châu Á tại Đại học Temple ở Nhật Bản, cho hay.

Từ Trung Quốc, Nhật Bản tới các quốc gia ở Đông Nam Á, giới lãnh đạo muốn biết liệu ông Trump có thực thi đúng lời hứa và toan tính đưa ra trong chiến dịch tranh cử hay không, khi những vấn đề đó có thể tác động tới liên minh, tình hình địa chính trị và nguy cơ xung đột tại khu vực châu Á.

Nhật Bản

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhanh chóng cảm nhận được sự biến đổi sâu sắc trong mối quan tâm của Mỹ, ngay khi Trump thắng cử.

Ông Abe sẽ là lãnh đạo châu Á đầu tiên gặp tổng thống Mỹ đắc cử ngày 17/11 tại New York, trước khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương tại Peru. Tại đây, ông Abe được cho là sẽ cố gắng bảo vệ liên minh Mỹ-Nhật.

Trong quá trình tranh cử, Trump đã khiến Nhật Bản và Hàn Quốc, hai đồng minh thân thiết của Mỹ ở châu Á, choáng váng khi cho rằng hai nước đang “hưởng lợi miễn phí” từ các cam kết an ninh của Mỹ.

Ông đặc biệt nhắc tới Nhật Bản, quốc gia năm ngoái thông qua hiến pháp hòa bình, cần trang bị vũ khí hạt nhân để tự bảo vệ mình trước Triều Tiên. "Nhật Bản là đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở châu Á và ông (Abe) muốn điều này được tái xác nhận”, Kingston nói.

Theo ông Kingston, ông Abe “sẽ tìm kiếm sự bảo đảm về an ninh”. Tokyo cũng muốn biết ông Trump có kế hoạch nào đối Triều Tiên, trong bối cảnh Bình Nhưỡng tăng cường thử nghiệm tên lửa trong năm nay.

Trung Quốc

Trung Quốc là “túi cát” để Trump “đấm” trong suốt quá trình tranh cử. Ông dọa sẽ ra đòn chiến tranh thương mại toàn diện với Trung Quốc – quốc gia bị ông gán mác “cưỡng bức” kinh tế Mỹ. Và Bắc Kinh đang chuẩn bị tinh thần cho “cú đánh” sắp tới của Trump.

"Có thể trong giai đoạn đầu của nhiệm kỳ tổng thống, ông Trump sẽ ‘vùi dập’ Trung Quốc để thể hiện uy quyền của vị tổng tư lệnh mới”, bài xã luận trên Global Times, tờ báo của nhà nước Trung Quốc, viết.

Tuy nhiên, Shen Dingli, Phó hiệu trưởng Học viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Fudan ở Thượng Hải, hoài nghi việc Trump sẽ thực hiện đúng những cam kết "đao to búa lớn" khi tranh cử vì mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới rất khăng khít. "Một cuộc chiến tranh thương mại là điều khó tưởng tượng ", Shen nói.

Theo Shen, ông Trump là một người khôn ngoan. Vị tỷ phú chỉ “mạnh miệng” nhằm giành được nhiều phiếu ủng hộ của cử tri. “Khi lên nắm quyền, ông vẫn thể hiện sự khôn ngoan ấy, và không muốn làm tổn hại tới khả năng có thể tiếp tục tái đắc cử”, Shen nhận định.

Shen còn hy vọng Trump sẽ tập trung hơn vào các ưu tiên trong nước, khiến Mỹ ít cạnh tranh với Trung Quốc về các vấn đề như Biển Đông.

Philippines

ong trump se doi xu voi chau a ra sao
Tổng thống Philippines Duterte và ông Trump. Ảnh: The Millennium Report

Thời gian qua, mối quan hệ giữa Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Tổng thống Barack Obama không mấy tốt đẹp khi ông Duterte gọi lãnh đạo Mỹ là “con trai của ả điếm” và đe dọa sẽ cắt đứt quan hệ quân sự và kinh tế với Washington.

Quan hệ giữa Nhà Trắng với tổng thống Duterte dưới thời ông Trump có thể sẽ cải thiện, bởi cả hai đều có quan điểm dân túy mạnh mẽ, theo Richard Javad Heydarian, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học La Salle De ở Manila.

Ông Richard lý giải, khả năng Trump lên tiếng về chiến dịch chống tham nhũng gây tranh cãi của Tổng thống Duterte là ít. Trong khi đó, ông Duterte đã bổ nhiệm đối tác kinh doanh của Trump ở Philippines giữ chức Đặc phái viên thương mại Mỹ.

Tuy nhiên, giáo sư Heydarian cũng e ngại việc chính quyền Trump tập trung các vấn đề nội bộ sẽ không có lợi cho các quốc gia nhỏ ở châu Á như Philippines về lâu dài.

"Việc Mỹ phóng sức mạnh sẽ giảm bớt và trọng lực sẽ hướng vào Trung Quốc", Heydarian nhận định.

Hàn Quốc

Ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ giữa thời điểm chính trường Hàn Quốc “rúng động” trước bê bối tham nhũng của Tổng thống Park Geun-hye. Các cuộc biểu tình quy mô lớn chưa từng có đã nổ ra và dấy lên khả năng nữ chính trị gia sẽ phải từ chức.

Theo Giáo sư John Delury, chuyên nghiên cứu về châu Á tại Đại học Yonsei ở Seoul, Thủ tướng Nhật Bản Abe khôn ngoan khi gặp Trump ngay khi ông này mới đắc cử.

“Hàn Quốc lúc này đang vô lãnh đạo và không có ai thực sự để gặp Trump”, giáo sư cho hay.

Các công tố viên dự kiến thẩm vấn Park vào tuần này, do đó bà không thể rời Hàn Quốc. Nhiều phụ tá của tổng thống cũng từ chức và bà buộc phải sa thải thủ tướng.

Hàn Quốc đang đứng trước nhiều mối nguy. Quốc gia về mặt kỹ thuật hiện trong tình trạng chiến tranh với Triều Tiên là nơi Mỹ triển khai 28.500 quân và cam kết bảo vệ trong trường hợp xung đột. Hàn Quốc cũng là nơi Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tinh vi THAAD.

Trong chiến dịch tranh cử, Trump tuyên bố sẵn sàng xem xét việc rút quân tại Hàn Quốc trừ khi Seoul trả phần lớn chi phí để Mỹ duy trì quân đội tại nước này.

"Trump nói về việc tái đàm phán liên minh. Ông cảm thấy mình có một sự ủy nhiệm lớn. Bà Park thì mất tín nhiệm. Đó là cách rất tệ để bước vào đàm phán", giáo sư Delury bình luận.

chọn
Cầu vượt thép Mai Dịch chờ thông xe
Cầu vượt thép Mai Dịch nằm trên nút giao Vành đai 3 - Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã hoàn thành, không còn hoạt động thi công từ lâu nhưng chưa thông xe.