PGS.TS Phạm Tất Dong: Không ngạc nhiên khi phổ điểm ở Hà Nội thấp hơn nhiều tỉnh

GS.TS Phạm Tất Dong không ngạc nhiên khi phổ điểm ở Hà Nội kỳ thi THPT Quốc gia 2017 không nằm trong danh sách các tỉnh đứng đầu.

Bộ GD&ĐT vừa công bố điểm thi và phổ điểm các môn của kỳ thi THPT quốc gia 2017, trong đó có hơn 4.200 bài thi đạt điểm 10, gấp 60 lần so với kỳ thi THPT quốc gia 2016.

Tuy nhiên, giữa cơn “mưa” điểm 10 ấy, dư luận lại đặt ra câu hỏi về việc, tại sao Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về số bài thi đạt điểm 9 - 10 nhưng lại có phổ điểm thi THPT thấp hơn nhiều tỉnh thành khác (chỉ là 5,56 điểm)?

Liên quan đến vấn đề phổ điểm ở Hà Nội không lọt top 10 tỉnh dẫn đầu, PV đã có cuộc trò chuyện cùng GS.TS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.

pgsts pham tat dong khong ngac nhien khi pho diem o ha noi thap hon nhieu tinh
GS.TS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam

GS.TS Dong cho biết, năm nay, nhiều người trong đó có Giáo sư cũng phân vân về sự “đột biến” điểm 10.

Và câu hỏi mà Giáo sư đặt ra là, liệu chỉ trong 1 năm học chất lượng giáo dục của chúng ta có thể tăng nhanh đột biến tới thế hay đó là một kỳ thi không bình thường với đề thi quá dễ hoặc xuất hiện tiêu cực trong thi cử, chạy theo bệnh thành tích.

“Là người làm giáo dục lâu năm và theo dõi sát tình hình thi THPT Quốc gia hàng năm, tôi không tán thành hình thức thi trắc nghiệm, đặc biệt là môn toán. Có thể thi tự luận hoặc tốt nhất là thi vấn đáp.

Bởi lẽ, thi trắc nghiệm, biết đâu có những câu hỏi khó quá, thí sinh tô bừa đáp án lại đúng? Chúng ta không thể chỉ nhìn vào những điểm 10 mà đánh giá chất lương học sinh hay tung hô chất lượng được nâng cao. Đôi khi chất lượng ấy chỉ là “ảo”. Và các trường Đại học căn cứ vào điểm thi trắc nghiệm để chọn thí sinh, nhiều khi sẽ bị chọn nhầm”, GS.TS Phạm Tất Dong nói.

Cũng theo Giáo sư, mỗi năm Bộ GD&ĐT lại thay đổi quy chế thi THPT Quốc gia. Năm ngoái nếu làm đã tốt thì tại sao năm nay lại đổi? Và có ai đảm bảo năm sau quy chế thi sẽ giữ nguyên như năm nay? Sự thay đổi liên tục ấy khiến các bậc phụ huynh cũng như học sinh dần thấy mất niềm tin.

Và ý kiến mà Giáo sư đưa ra là nên trả thi tốt nghiệp về các địa phương. Các Sở có thể tự ra đề và nhà trường tổ chức cho học sinh thi tại địa phương, như thế cũng đỡ tốn kém.

Quay trở lại câu chuyện giáo dục ở Hà Nội với việc có số lượt điểm 10 đứng top nhưng điểm trung bình thì không lọt top 10, GS.TS Phạm Tất Dong đưa ra góc nhìn của mình cũng đứng trên quan điểm của người đã có nhiều năm dõi theo nền giáo dục của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

“Học sinh Hà Nội học tốt hơn nhiều tỉnh vì các em có điều kiện ôn tập nhiều, lò luyện thi nhiều, học thêm cũng nhiều. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ nhận, ở một số tỉnh thành như Nam Định, Nghệ An, Thái Bình… chất lượng học sinh học tốt hơn và đồng đều hơn Hà Nội”, GS.TS Phạm Tất Dong chia sẻ.

pgsts pham tat dong khong ngac nhien khi pho diem o ha noi thap hon nhieu tinh
Ảnh đồ hoạ: Vietnamnet

Giáo sư còn cho biết, Hà Nội có nhiều học sinh giỏi thực sự nhưng cũng không ít học sinh lười học nên mới xảy ra tình trạng bị “phân hóa”, lên xuống thất thường trong bảng xếp hạng thành tích của giáo dục Hà Nội.

“Việc Hà Nội không nằm trong danh sách các tỉnh đứng đầu về phổ điểm cũng là điều dễ hiểu. Nhưng tôi nhấn mạnh rằng, các em học sinh lười học không phải các em không thông minh vấn đề là các em không chịu học mà thôi.

Đó là nguy cơ của một thế hệ mới. Tôi rất lo lắng cho chất lượng học sinh Hà Nội. Học như thế là không đại diện cho thủ đô ngàn năm văn vật khi Hà Nội vốn là nơi sản sinh, đào tạo ra nhiều nhân tài. Sở GD&ĐT Hà Nội nên có đánh giá thực chất học sinh ở địa phương mình có phải như vậy hay không?”, GS.TS Phạm Tất Dong nhấn mạnh.

pgsts pham tat dong khong ngac nhien khi pho diem o ha noi thap hon nhieu tinh Nam Định đứng đầu cả nước về điểm thi THPT quốc gia 2017

Thí sinh Nam Định có điểm trung bình cao nhất cả nước với mức điểm 5,86. Trong khi trung bình điểm thi năm nay của ...

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2050. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.