Làm gì khi con cư xử hung hăng và hay đánh mọi người? |
Bố mẹ nào có con trong độ tuổi 1-2 tuổi cũng có lúc “phát điên” vì những hành động phá bĩnh, nghịch ngợm của trẻ như bố mẹ đang nghe điện thoại thì ra rút dây nguồn ra, bố mẹ đang ghi chép thì lao vào giật tờ giấy và xé vụn hoặc bố mẹ đang nói chuyện với khách thì chen ngang bất lịch sự.
Chúng ta không hiểu tại sao đứa con mình – vốn trước kia dễ thương, ngoan ngoãn là thế, tự dưng có ngày lại nổi loạn và có những hành động “đáng đánh đòn” như vậy. Trang Babycenter giải thích rất rõ lý do tại sao trẻ giai đoạn này lại có hành vi phá bĩnh bố mẹ như thế.
Bố mẹ "phát hoảng" vì con bỗng dưng "nổi loạn", phá bĩnh. (Ảnh: Vicer) |
Trẻ 2 tuổi nghĩ rằng thế giới xung quanh và mọi thứ bên trong nó (bao gồm cả bố mẹ) đều ở đó để phục vụ cho nhu cầu của chúng. Hơn nữa, trí nhớ ngắn hạn của trẻ còn chưa phát triển mạnh mẽ, nên tự bản thân chúng sẽ nói ra ngay lập tức điều chúng nghĩ trước khi chúng quên mất tiêu. Do đó, khái niệm “ngừng lại một chút” là chẳng có nghĩa lý gì với đứa trẻ đang trong độ tuổi chập chững của bạn. Trẻ không thể hiểu được rằng, ngoài chúng ra, vẫn còn có những người khác hoặc các công việc khác làm bố mẹ quan tâm, chú ý đến. Vì thế, trẻ coi những thứ làm gián đoạn sự chú ý của bố mẹ đến trẻ là mối đe doạ. Đó có thể là chuông điện thoại đang reo, là ấm nước đang sôi, là vòi nước đang mở.., mà vì nó bố mẹ cần tạm ngừng hoạt động chơi cùng trẻ, để ra xử lý những việc kia.
Nếu bạn kiên định với quan điểm rằng bạn sẽ làm xong việc nhanh thôi rồi sẽ ra với trẻ, bạn sẽ nhận ra rằng trẻ cũng không cố để làm cho bạn tá hoả vì chúng lâu đâu. Cũng có trẻ sẽ sớm quên ngay việc phá bĩnh bạn khi bạn đang gọi điện thoại hoặc đang lập kế hoạch cho một buổi gặp gỡ nào đó. Sự “xấu tính” chút xíu này cũng không diễn ra quá lâu nên đừng lo lắng quá. Sẽ luôn có ánh sáng ở phía cuối đường hầm.
Đến khi trẻ lên 3 hoặc 4 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu hiểu về sự tạm dừng một chút rồi lại tiếp tục là thế nào?, và “Đừng ngừng lại nghĩa là gì?”. Thay vì trước đây trẻ chỉ khóc, ăn vạ, mè nheo khi mẹ ngừng lại việc đang làm chúng yêu thích, thì ở độ tuổi này, trẻ có thể nói ra rằng “Mẹ chơi với con tiếp đi mẹ”, “Mẹ đừng dừng lại mà”. Trí nhớ ngắn hạn của trẻ cũng đã phát triển đủ để chúng có khả năng giữ bình tĩnh vài phút cho việc chờ đợi để được thoả mãn nhu cầu của mình sau khi mẹ “xong việc”.
Trẻ nghĩ bố mẹ luôn ở đó phục vụ nhu cầu của chúng. (Ảnh: Toddle) |
Ở khoảng 18-24 tháng tuổi, cách tốt nhất để không gặp phải các tình huống dở khóc dở cười này là cần giảm xuống tối thiểu các tình huống mà con có thể khóc nhè làm gián đoạn các công việc của bạn. Vì trẻ cũng chỉ đơn giản là muốn lôi cuốn sự chú ý của bạn vào chúng mà thôi. Cách để làm việc đó là:
Chọn địa điểm phù hợp: Ví dụ khi bạn cần ra ngoài gặp bạn bè, nhưng không thể gửi con cho ai đó. Cuộc gặp mặt của bạn và bạn bè nên diễn ra ở nơi mà lũ trẻ có thể chơi trong khi người lớn nói chuyện. Một công viên hoặc sân chơi có khu trò chơi nhỏ như xúc cát, nhà bóng để trẻ chơi ở trong đó an toàn là nơi lý tưởng.
Chia sẻ vai trò: Nếu trong nhóm người lớn có một đứa trẻ, có thể tách 2 người lớn ra quan sát và chơi với trẻ, những người còn lại có thể tiếp tục nói chuyện với nhau. Khoảng nửa giờ sau đó thì 1-2 người tiếp theo ra đổi vị trí. Tuy nhiên, mặc dù nghe có vẻ hơi lãng phí nhưng bạn có thể thuê người trông trẻ theo giờ, hoặc tìm đến các quán café có khu vực dành riêng cho trẻ em chơi, để bạn với bạn bè của mình có khoảng thời gian thoải mái hơn.
Đọc truyện cho trẻ: Cách vui vẻ hơn để cho trẻ hiểu về cách cư xử lịch thiệp là những cuốn truyện tranh. Bạn có thể biến tấu nó thành các tình huống cụ thể để diễn tập cùng trẻ.
Đọc truyện cho con nghe về cách cư xử lịch thiệp. (Ảnh: Schoolahoop) |
Lên lịch cho các cuộc gọi: Thay vì phải vật lộn mỗi khi có cuộc gọi đến, giải pháp đơn giản nhất là thực hiện các cuộc gọi khi trẻ đang ngủ. Một giải pháp hữu hiệu khác đó là để trẻ xem ti vi hay video ưa thích sẽ cho bạn một vài phút riêng tư. Nếu bạn không muốn sử dụng ti vi, hãy cố gắng chuyển hướng sự chú ý của trẻ. Bạn có thể cần một cái hộp hoặc ngăn kéo chứa đầy đồ chơi hay ho hoặc dụng cụ vẽ tranh chỉ được sử dụng khi bạn cần nghe điện. Bạn cũng có thể đổ nước vào chậu hay cốc nhựa cho con nghịch (miễn là bạn có thể trông coi được), cho bé một chiếc điện thoại đồ chơi để con nói chuyện với một người bạn tưởng tượng, hoặc mời bé tham gia bằng cách nói “xin chào” (sử dụng gợi ý cuối cùng một cách thận trọng nếu bé là một người thích tụ tập).
Nếu con bạn có xu hướng thích đi chơi tha thẩn, hoặc khó tập trung, hãy đặt một con búp bê hoặc đồ chơi vào tay con khi bạn nghe điện thoại để đảm bảo bạn không rời mắt khỏi con trong thời gian nghe điện. Nếu bạn dưa con ra sân và mang theo điện thoại vào một ngày nắng, trẻ sẽ cho bạn một khoảng yên tĩnh vừa đủ vì chúng có nhiều thứ để tập trung chơi khi bạn đang “dở tay”. Nếu con bạn không quá ồn ào hoặc bé đang trong trạng thái bình tĩnh, hãy ôm con khi bạn nói chuyện điện thoại. Điều này sẽ trấn an con rằng con vẫn luôn quan trọng ngay cả khi bạn rời chú ý đi nơi khác.
Hãy sẵn sàng về kiến thức để thấu cảm và là người đồng hành đắc lực của con. (Ảnh: Sonialimphotography) |
Làm mẫu các hành vi cho con: Trẻ con bắt chước rất nhanh nên hãy tận dụng điều này bằng cách làm những ví dụ tốt cho con của bạn. Nếu con có xu hướng ngắt lời bạn, tìm cách để chấm dứt thói quen ấy ngay. Ngoài ra, cố gắng không làm gián đoạn con khi bé đang nói chuyện với bạn. Bất cứ lúc nào bạn quên và ngắt lời con (hoặc ai khác), hãy dừng lại và nói, “Mẹ xin lỗi vì đã ngắt lời con”. Nếu may mắn, con bạn không chỉ học được thói quen tốt của bạn, mà còn dễ dàng hơn trong việc chấp nhận lỗi sai. Bạn cũng đã làm cho việc dạy con của mình dễ dàng hơn khi sử dụng các câu với “Cho phép mẹ”, “Nhé”, “Được không”, “Cảm ơn con”, “Không có gì đâu con”, “Mẹ có thể…”. Ngay cả khi con chưa thể diễn đạt những nguyên tắc ấy bằng từ ngữ, trẻ vẫn có thể cảm nhận điều ấy, bởi vì con sẽ thấy thoải mái hơn khi ở xung quanh mọi người cũng sử dụng những từ ngữ đó.
Hãy kiên nhẫn khi chưa thành công ở lần đầu. Đôi khi bạn cảm thấy chán nản, bạn đang tâm sự với bạn mình, và con thì lao vào. Trong khi bạn đang cảm thấy những chuyện khó chịu cứ nối đuôi nhau đến, mà còn thêm bé lắc chiếc xe đồ chơi ngay trước mặt trong lúc bạn đang cố gắng giải quyết một việc quan trọng qua điện thoại. Nhưng đừng bỏ cuộc, điều này quan trọng với cả bạn và trẻ, bé sẽ học được những nguyên tắc ứng xử cơ bản, và nó sẽ không đến ngay trong ngày một ngày hai. Tham gia vào một cuộc trò chuyện một cách lịch sự, tôn trọng là một bước tiền đề quan trong để trở thành một con người trong xã hội. Hơn nữa, nếu bạn không xử lý thói quen chen ngang của con, năng lực tập trung của bạn sau cùng sẽ trở nên ít ỏi đến mức bạn chẳng thể diễn tả hết một ý tưởng nữa kể cả khi bé có ngắt lời bạn hay không.
Một lần nữa, muốn nhấn mạnh với cha mẹ có con ở trong khoảng độ tuổi 18-24 tháng tuổi, sự không chấp nhận việc bị chờ đợi một hành vi đang diễn ra đối với bé là đặc điểm tâm lý bình thường trong giai đoạn này. Cùng với các vấn đề khác nảy sinh khi trẻ hình thành thế giới nội tâm và có ý thức hơn về hành vi, thì điều đó là bước đà tốt cho quá trình trưởng thành của trẻ. Cho thấy trẻ đang dần lớn lên cả về tư duy và nhận thức. Hãy sẵn sàng về kiến thức để thấu cảm và là người đồng hành đắc lực của con!