Phản ứng thế nào cho đúng trước hành vi ‘sai’ ở trẻ nhỏ?

Mới đây bà mẹ 8X Đặng Phương (Hà Nội) nổi tiếng với phương pháp giáo dục con tại nhà đã chia sẻ với các bậc phụ huynh cách phản ứng trước hành vi “sai” của trẻ nhỏ.
phan ung the nao cho dung truoc hanh vi sai o tre nho
Khi con có hành vi không hợp lý thì bạn làm gì?

Khi con có hành vi không hợp lý thì bạn làm gì?

Trước tiên, mỗi một gia đình phải tự xác định các giới hạn cho hành vi của con nằm ở đâu. Các giới hạn của các gia đình là khác nhau. Trong giới hạn đó, các con muốn làm gì thì làm, cha mẹ không nên can thiệp. Nhưng một khi đã vượt giới hạn, cha mẹ là người nhắc nhở trẻ và giúp trẻ hiểu các nguyên tắc đã được cha mẹ đặt ra.

Tuy nhiên, chắc chắn các gia đình sẽ có rất nhiều điểm chung. Một nguyên tắc mà phần lớn các gia đình đều có là không thành viên nào được đi giày vào trong nhà.

Siêu Tăm (16 tháng), đứa thứ hai nhà mình,rất thích nghịch giày, đặc biệt là xỏ chân vào giày dép của chị Bư và người lớn. Hôm nay, tên bé con nghịch ngợm này đã đi giày của chị Bư vào trong phòng khách. Có hôm mình chỉ nhắc "Siêu Tăm ơi, không đi giày vào phòng đâu. Cởi giày ra đi con!" là hắn tự hiểu, quay ra cửa và tháo giày. Nhưng hôm nay, có lẽ hắn đang phấn khích chuyện gì - tóm lại là không trong tâm trạng hợp tác với mẹ.

Trước một hành vi như thế, cha mẹ và/hoặc những người trông trẻ khác cần lưu ý:

1 - Trẻ nhỏ làm như vậy không phải để thách thức người lớn, mà vì chưa nhớ được đầy đủ các nguyên tắc phải theo trong gia đình. Một bé 16 tháng vẫn còn rất nhỏ, và còn phải mất nhiều thời gian quan sát cuộc sống trong gia đình để hiểu ra mọi thứ vận hành như thế nào.

2 - Có thể trẻ bắt đầu hiểu, song khả năng kiềm chế hành vi của trẻ nhỏ là rất thấp. Trẻ lớn dần, não phát triển hơn, thì khả năng kiềm chế hành vi sẽ cao hơn.

3 - Khi con có hành vi không hợp lý, cha mẹ cần giữ bình tĩnh, đặc biệt không phán xét con bằng cách buông ra những lời như: "Đã bảo bỏ dép ra. Không nghe à? Hư không thể bảo được. Hư đốn. Không biết nghe à? Tét đít bây giờ." v.v...

Ở cực còn lại, cha mẹ cười và bảo: "Thôi không sao. Kệ nó! Đi dép vào đi con. Thoải mái! Trẻ con mà!"

Phản ứng như cách thứ nhất (quát mắng, phán xét con) tạo ra những cảm xúc tiêu cực ở trẻ. Bằng cách phản ứng như thế, người lớn cũng không chỉ được cho trẻ xem phải làm gì. Thói quen phản ứng theo cách này sẽ không giúp trẻ tin tưởng được cha mẹ, ảnh hướng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ. Theo cách này, người lớn đang "đánh" vào nỗi sợ của trẻ, nhằm lấn át trẻ để trẻ sẽ sợ hãi mà nghe theo. Tấn công trẻ và sử dụng nỗi sợ làm phương thức giáo dục là một điều cấm kị trong giáo dục.

Phản ứng theo cách thứ hai đưa ra thông điệp "con thích làm gì cũng được! Cứ đòi là được! Không sao!" sẽ khiến cho trẻ bối rối, không hiểu được các giới hạn nằm ở đâu. Nếu cha mẹ thường xuyên phản ứng theo cách này, không có gì khó hiểu khi đứa trẻ mỗi khi đòi gì không được, thì sẽ càng đòi, càng khóc thêm, càng khăng khăng theo ý mình. Vì đó là cách bố mẹ nó đã giáo dục nó. Đứa trẻ hiểu rằng ở trong môi trường như thế, giải pháp luôn là "nếu đấu tranh không được thì hãy ... đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa".

Phản ứng hợp lý nhất trong trường hợp trẻ không tuân thủ nguyên tắc là gì?

Nhẹ nhàng, nhanh gọn, và kiên quyết. Cha mẹ cũng nên nhớ giúp trẻ thực hiện trẻ cần làm nếu trẻ chưa tự làm được.

Đối với đứa trẻ đi giày vào nhà, cha mẹ hãy nói:

"Này con, không được đi giày vào đây. Để mẹ tháo giúp nào!" - vừa nói thì cha/mẹ vừa nhẹ nhàng tháo giày của bé. Có thể đưa giày cho bé và bảo bé tự cất vào đúng chỗ.

Nếu bạn để ý, trẻ nhỏ khi khóc thường tìm đến người chúng tin tưởng, kể cả khi người đó là người đang không cho phép trẻ làm điều gì đó. Vì vậy, đừng mặc kệ trẻ khóc. Nhớ ôm con và vỗ về con.

Đối với các trường hợp bé chống đối và khóc to, hãy cứ tiếp tục như vậy! Bé sẽ ngừng khóc nhanh thôi. Trường hợp các bé khóc dai dẳng sau khi cha mẹ phản ứng hợp lý, lý do phần lớn là cha mẹ đã quen "chiều" như phản ứng 2 ở trên. Sẽ mất một thời gian để bé quen và hiểu ra các nguyên tắc, với điều kiện cha mẹ hoặc/và người trông trẻ tiếp tục phản ứng nhất quán trong mọi trường hợp bé vi phạm nguyên tắc.

Càng đưa ra phản ứng sớm và nhất quán theo cách ở trên thì bạn sẽ càng sớm có một đứa trẻ biết lắng nghe và hợp tác với bố mẹ. Trong khi đó, tình cảm giữa bố mẹ và trẻ cũng không hề bị sứt mẻ, mà chỉ có thể trở nên sâu sắc hơn. Trẻ biết có thể tin tưởng ở cha mẹ, trẻ phát triển được lòng tự trọng, và sẽ đem áp dụng nguyên tắc phản ứng đó với thế giới bên ngoài.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.