Phần lớn tử vong trong y tế do chẩn đoán sai

Cục trưởng cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế, ông Trần Đắc Phu đã đưa ra nhận xét trên khi nói đến tỉ lệ tử vong do bệnh bạch hầu trong cuộc họp Triển khai công tác Phòng chống dịch Khu vực phía Nam năm 2017.
phan lon tu vong trong y te do chan doan sai Vụ 7 người tử vong ở Lai Châu: Hỗ trợ mỗi gia đình có người tử vong 24 triệu đồng
phan lon tu vong trong y te do chan doan sai Nguy cơ tử vong khi trẻ dưới một tuổi mắc ho gà
phan lon tu vong trong y te do chan doan sai
Trong năm 2017, tiếp tục duy trì và nâng cao tỷ lệ tiêm chủng đạt trên 95% quy mô huyện, đồng thời đảm bảo trên 90% quy mô xã phường. Ảnh Mai Phương

Cụ thể, ông Trần Đắc Phu nói: “Kể cả các bác sĩ bệnh viện tuyến huyện cũng không chẩn đoán được bệnh bạch hầu, thường nhầm sang viêm amidan, viêm họng dẫn tới bệnh nhân tử vong. Chỉ phát hiện đúng bệnh khi Viện Pasteur hoặc tuyến tỉnh xét nghiệm dương tính với bạch hầu mới tập trung chữa trị”. Theo ông Phu tình trạng trên thường xảy ra tại các cơ sở y tế vùng sâu vùng xa rải rác ở một số tỉnh như Quảng Nam, Bình Phước…

Tương tự, với bệnh sốt rét, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cũng nêu rõ: “Ở nước ta năm 2016, ghi nhận 4.160 bệnh nhân có ký sinh trùng sốt rét, 3 trường hợp tử vong do phát hiện bệnh muộn, chẩn đoán sai dẫn đến điều trị sai”.

Ông Trần Đắc Phu cũng nhấn mạnh tình trạng gia tăng số ca mắc sốt rét từ công nhân đi lao động ở nước ngoài về. Sốt rét kháng thuốc, ở các tỉnh Quảng Nam, Khánh Hòa, Gia Lai, Đắk Nông, Bình Phước có nguy cơ bệnh lan rộng do di dân làm thuê theo thời vụ, đi rừng, ngủ rẫy, trở về từ vùng có sốt rét kháng thuốc lưu hành.

Trong cuộc họp, đại diện Bộ y tế cũng đánh giá chung tình hình dịch vi rút Zika tại Việt Nam. Theo đó, nước ta vẫn là một trong những nước có vi rút Zika lưu hành. Tính đến tháng 2/2017, cả nước ghi nhận 232 trường hợp nhiễm bệnh, chủ yếu tại TP HCM (199), Bình Dương (9), Đồng Nai (7)… và 1 trường hợp đầu nhỏ tại Đắk Lắk nghi ngờ liên quan.

Hiện có 85 quốc gia và vùng lãnh thổ có sự lưu hành hoặc lây truyền của vi rút Zika. Trong đó có 29 quốc gia báo cáo trẻ có chứng đầu nhỏ: Brazil (2.366), Colombia (86), Mỹ (42), Dominica (22)… “Dịch bệnh do vi rút Zika vẫn nhận được sự quan tâm của người dân, đặc biệt chứng đầu nhỏ và bà mẹ đang mang thai. Trong thời gian dịch bệnh lên cao, ở Việt Nam có trường hợp nhiễm bệnh nhưng không biết và không đến bệnh viện kiểm tra”, ông Phu nói.

phan lon tu vong trong y te do chan doan sai
Ông Trần Đắc Phu cho biết, dịch bệnh xảy ra ở những vùng tiêm chủng thấp. Ảnh Mai Phương

Đối với bệnh sốt xuất huyết, trong năm 2016 cả nước có 36 ca tử vong, tỉ lệ mắc bệnh 109.5/100.000 dân tập trung chủ yếu khu vực miền Nam, miền trung và Tây Nguyên. Ông Phu thông tin, dịch bệnh tăng cao theo đúng chu kỳ, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với khu vực và châu Mỹ - La tinh.

Đánh giá về tình hình dịch bệnh chung, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: “Dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp, có khả năng xâm nhập vào Việt Nam hoặc bùng phát nếu không thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát và ngăn chặn như cúm gia cầm, Ebola, MERS- CoV. Một số bệnh dịch lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng, Zika, dại, liên cầu lợn, viêm não vi rút vẫn là thách thức đối với ngành y tế trong việc giảm số ca mắc và tử vong. Các bệnh ít được người dân quan tâm như ký sinh trùng, viêm gan vi rút… vẫn ghi nhận nhưng nhiều người chủ quan trong việc phòng bệnh.

Trong hai tháng đầu năm 2017, ngành y tế ghi nhận 23 trường hợp mắc bệnh ho gà tại một số tỉnh miền Bắc. Hiện có một ổ dịch tại Cao bằng và rải rác một số tỉnh thành phố khác. Trước đó, năm 2016 cả nước có tới 231 trường hợp mắc, 02 tử vong.

Bệnh cúm phức tạp, cúm A (H7N9) vẫn lưu hành và gia tăng mạnh ở nhiều quốc gia Châu Á, châu Phi, nhất là ở tỉnh Quảng Châu - Trung Quốc. Ở Việt Nam không có cúm A (H7N9), A(H5N6), A(H5N1) ở người, trong khi vẫn ghi nhận một số ổ dịch cúm A(H5N1), A(H5N6) trên gia cầm ở tỉnh Cà Mau.

Dịch bệnh xảy ra ở những vùng tiêm chủng thấp, do đó, để khống chế được dịch bệnh các cơ sở y tế cần phải tập trung giám sát những ca bệnh đầu tiên. Duy trì và nâng cao tỷ lệ tiêm chủng đạt trên 95% quy mô huyện, đồng thời đảm bảo trên 90% quy mô xã phường, không để thôn bản trắng về tiêm chủng chống dịch kịp thời. Ngoài ra, cần chuẩn bị phương án kịch bản ứng phó với các tình huống về dịch bệnh và các nguy cơ về y tế cộng cộng, Thứ trưởng Long nói.

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến quy hoạch cầu đường sắt vượt sông Ninh Cơ ở Trực Ninh, Nam Định
Một cầu đường sắt dự kiến được xây dựng vượt sông Ninh Cơ thuộc địa bàn các xã Trực Mỹ, Trực Đại, huyện Trực Ninh, Nam Định.