Tại Mục 7, Phần I Công văn số 81/2002 của Tòa án nhân dân Tối cao, khái niệm “tự thú” và “đầu thú” giải thích như sau:
“Tự thú là tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội. Người nào bị bắt, bị phát hiện về một hành vi phạm tội cụ thể, nhưng trong quá trình điều tra đã tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội khác của mình mà chưa bị phát hiện, thì cũng được coi là tự thú đối với việc tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội của mình mà chưa bị phát hiện.
"Đầu thú" là có người đã biết mình phạm tội, nhưng biết không thể trốn tránh được nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện để cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, khẳng định rằng "tự thú" và "đầu thú" là hai hành vi hoàn toàn khác nhau.
Ảnh minh họa. |
Về việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ trong trường hợp tự thú và trong trường hợp đầu thú:
Theo quy định tại điểm o, Khoản 1, Điều 49 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 người phạm tội tự thú sẽ được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và không có quy định đầu thú là tình tiết giảm nhẹ, nhưng khoản 2 điều 46 có quy định: “Khi quyết định hình phạt, tòa án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án”.
Như vậy việc người phạm tội đầu thú có thể được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Khoản 2, Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 199, sửa đổi bổ sung năm 2009. Đến nay chưa có văn bản pháp quy nào hướng dẫn áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp người phạm tội đầu thú. Do đó để hướng dẫn các vấn đề về nghiệp vụ đảm bảo cho việc áp dụng các quy định một cách thống nhất, Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn cụ thể trong Công văn số 81/2002 như sau:
- Nếu người phạm tội tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội thì áp dụng tình tiết giảm nhẹ "tự thú" quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ Luật hình sự năm 1999 đối với người phạm tội.
- Nếu có người đã biết hành vi phạm tội của người phạm tội nhưng biết không thể trốn tránh được nên người phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền trình diện thì áp dụng khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội.
Tuy nhiên, cần chú ý là, trong trường hợp này, nếu người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải hoặc có những việc làm khác thuộc trường hợp được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tương ứng quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999.
Tin chính thức từ Bộ Công an: Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú Theo thông tin chính thức từ Bộ Công an, hôm nay, 31/7, Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú. |
Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn hoặc xuanthuandong@gmail.com Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại: vietnammoi.vn Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng. |