Phiên toà vụ án Hà Văn Thắm chiều 6/9: Chi lãi ngoài, Hà Văn Thắm biết sai nhưng không nghĩ bị xử lý hình sự

Tại phiên tòa xét xử đại án OceanBank, bị cáo Hà Văn Thắm khẳng định có đủ biện pháp để kiểm soát Nguyễn Xuân Sơn và khẳng định Sơn không thể chiếm đoạt tiền của OceanBank .

Sáng 6/9, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội tiếp tục phiên tòa xét xử đại án OceanBank với phần xét hỏi với sự tham gia thẩm vấn của các luật sư.

Trả lời câu hỏi của luật sư liên quan đến hành vi chiếm đoạt 246 tỷ đồng từ OceanBank (trong đó có khoản 49 tỷ đồng bị quy kết tội tham ô, 197 tỷ đồng là lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản) của Nguyễn Xuân Sơn, cả bị cáo Sơn và bị cáo Hà Văn Thắm đều phủ nhận.

Bị cáo Hà Văn Thắm khẳng định, 246 tỷ đồng này được OceanBank đưa cho Sơn để chi chăm sóc khách hàng và Thắm có cách để theo dõi từng hành động của Sơn, giám sát chặt chẽ số tiền này. Khoản ưu đãi duy nhất mà Thắm dành cho Sơn là 2 triệu cổ phiếu của Tập đoàn Đại dương (OGC) với giá ưu đãi.

Về tội danh tham ô như cáo trạng đưa ra, Nguyễn Xuân Sơn khẳng định, bản thân mình không thể tham ô tiền của OceanBank vì không hề có quyền hạn, trách nhiệm tại ngân hàng này. “Bị cáo hết sức bàng hoàng. Về đạo đức, tư cách từ xưa đến giờ làm cái gì chỉ làm những cái gì có lợi cho doanh nghiệp, PVN. Trong ý tưởng bị cáo cũng chưa bao giờ nghĩ đến việc này”, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn nói.

Liên quan đến tội danh này, bị cáo Hà Văn Thắm cũng cho rằng, Nguyễn Xuân Sơn bị oan. Bởi số tiền này Sơn nhận để chăm sóc khách hàng khách hàng chứ không cho vào túi riêng. Thậm chí, nếu giả thiết bị cáo Sơn có tham ô thì cũng không thể tham ô 49 tỷ đồng vì số tiền 246 tỷ đồng mà Sơn chiếm đoạt của OceanBank (theo cáo trạng) không thể có 20% của PVN.

Theo bị cáo Thắm, nếu tính riêng khoản tiền này thì còn trích lập dự phòng, các chi phí khác, thuế… sau đó mới chia cổ tức. Thắm cho rằng, nếu nói Sơn chiếm đoạt và tham ô thì ở đây thể hiện ở việc giảm cổ tức của PVN được hưởng. Trả lời chất vấn luật sư đầu giờ sáng nay, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn cũng khẳng định mình không phải là người đại diện vốn của PVN tại OceanBank, mà người đại diện ban đầu là ông Nguyễn Ngọc Sự, sau đó là bà Nguyễn Thị Thanh Hương.

Bản thân ông Sơn chỉ có quyết định làm đại diện vốn của PVN 8% trong vòng 2 tháng – khi PVN còn chưa chính thức góp vốn. Sau đó, PVN chỉ có giấy giới thiệu mà không có quyết định chính thức.

Trong khi đó, trả lời trước tòa, đại diện PVN cho rằng, ngày 10/5/2011, PVN có công văn giới thiệu ông Nguyễn Xuân Sơn đại diện cho vốn góp của PVN tại ngân hàng. Dùng "quyết định" hoặc "công văn giới thiệu" chỉ là hình thức pháp lý.

16:54 16:11 16:08 15:56 15:55 15:28 14:52 14:39 14:34 14:32 14:25 14:23 14:22
16:54

HĐXX nghỉ

16:11

Luật sư tiếp tục hỏi Nguyễn Thị Hồng Tứ

Các hợp đồng lao động và các giấy ủy quyền tuyển Giang vào BSC như thế nào?

Anh Giang tự soạn văn bản, bị cáo chỉ đứng tên và ký. Bị cáo không biết gì.

16:08

Luật sư Vũ Gia Trường – bào chữa cho Phạm Hoàng Giang hỏi Hà Văn Thắm

Bị cáo có bàn bạc với Giang để thành lập BSC nhằm chi lãi ngoài hay không?

Bị cáo không bàn bạc.

Biên bản lời khai bổ sung, sau khi làm hợp đồng vay vốn Thắm gặp Giang bàn về chủ trương thu phí hợp đồng là như thế nào?

Chủ trương này bàn với Giang và Hoàn về dịch vụ thu phí là đúng, không có văn bản ký khống để phục vụ cho hợp đồng tín dụng của BSC

Thẩm vấn Nguyễn Văn Hoàn

Trong quá trình làm việc tại OJB bị cáo có nói với Giang về chủ trương chi lãi ngoài hợp đồng của khách hàng?

Không bàn bạc nhưng có lẽ anh Giang có biết, còn việc BSC chi như thế nào thì bị cáo không được biết.

15:56

Bị Cáo Nguyễn Thị Nga –Nguyên trưởng ban Tài chính Kế hoạch

475 tỷ nguồn tiền chi lãi ngoài lấy từ đâu?

Đây là phần chênh lệch do huy động vượt trần. Số tiền này là lợi nhuận tạo ra trong hoạt động huy động vốn.

Kết quả hoạt động chi lãi ngoài của OJB?

Hoạt động của OJB hàng năm đều có lãi hàng trăm tỷ đồng. Số tiền 1.576 tỷ chi lãi ngoài như cáo trạng quy kết luôn được thanh toán hàng năm.

15:55

Bị cáo Lê Thị Thu Thủy

Theo quy kết bị cáo là đồng phạm giúp sức và chịu trách nhiệm về số tiền 1.576 tỷ?

Theo bị cáo đây không phải là thiệt hại. Con số 1.576 vẫn chưa phải là con số chính xác.

Những chứng từ, sổ sách liên quan mà bị cáo ký thì bị cáo mới phải chịu trách nhiệm. Tổng số tiền khoảng 300 tỷ đồng. Bị cáo mong HĐXX xem xét cho bị cáo

15:28

Hà Văn Thắm trả lời luật sư về tội Cố ý làm trái

Thiệt hại của OCB hay của các cổ đông?

Tiền CSKH là tiền của hoạt động kinh doanh OJB. OJB không thiệt hại thì các cổ đông cũng không thiệt hại.

Việc NHNN mua 0 đồng có biết không?

Khoảng tháng 4 – 5/2016 bị cáo bị bắt rồi mới biết.

Trước đó bị cáo xin NHNN để mình tiếp tục điều hành OJB nhằm xử lý khủng hoảng theo đúng yêu cầu của NHNN.

Vào thời điểm chi lãi ngoài, vi phạm Thông Tư 02 Thắm không nghĩ mình bị truy cứu TNHS. Thắm cho biết theo chế tài của Thông tư thì sẽ bị xử lý hành chính và bị cách chức 3 năm.

Theo Hà Văn Thắm, thời điểm chi lãi ngoài thị trường tín dụng căng thẳng nên Thắm chấp nhận bị cách chức 3 năm để cứu OJB.

14:52

Luật sư Nguyễn Thị Minh Phương hỏi Hoàng Thị Hồng Tứ về số tiền chuyển cho Nguyễn Xuân Sơn.

truc tiep phien toa vu an ha van tham chieu 69 toi kiem soat va biet ro tai san cua nguyen xuan son
Bà Hoàng Thị Hồng Tứ.

Bị cáo khai 3 lần chuyển tiền cho Sơn vì bị cáo Lê Thị Minh Nguyệt nhờ chuyển – bị cáo không biết là chuyển tiền gì.

Tại tòa, Tứ cho biết em gái chị Nguyệt gặp bị cáo và đưa tiền, sau đó bị cáo đưa cho Nguyễn Xuân Sơn tại phòng làm việc của Sơn.

Trong thời điểm bị CQĐT gọi lên, bị cáo đã hợp tác và làm rõ. Bị cáo không biết đó là tiền gì.

Một số chứng từ liên quan đến 400 triệu đồng và 2,4 tỷ đồng để xác nhận ứng khoản tiền đó. Bị cáo đã làm việc về 3 phiếu chi rất nhiều lần.

14:39

Luật sư tiếp tục thẩm vấn Hà Văn Thắm

Nguyễn Xuân Sơn chi CSKH như vậy có bị thiệt hại cho bị cáo không?

Đây là hành động tự nguyện của bị cáo. Việc chi lãi ngoài giống như việc mua hàng. Mua giá cao hơn của NHNN và bán đi với giá cao hơn lấy lãi nên không gọi là bị lỗ hay thiệt hại.

14:34

Luật sư hỏi đại diện CB về một số tài sản bị kê biên và việc tài sản đảm bảo chưa được giải chấp, luật sư đề nghị HĐXX yêu cầu Đại Tín cung cấp hồ sơ để trả lời việc giải chấp của 5 tài khoản.

14:32

Liên quan đến hành vi của Hứa Thị Phấn, Phạm Công Danh trả lời LS, ông Danh cho biết, về số cổ phần 84% của bà Phấn tại NH Đại Tín, ông ta cho hay, nhận “phong bì tài liệu chuyển nhượng” từ Thắm, lúc đó không có bà Phấn ở đó.

Sau khi thống nhất chuyển nhượng và ký hợp đồng vào ngày 9/10/2012. Danh bỏ vào NH Đại Tín hơn 1100 tỷ đồng dù NHNN chưa cho Danh thay thế Hứa Thị Phấn để thực hiện tái cơ cấu NH Đại Tín.

“Không đưa trực tiếp cho ai, với suy nghĩ là bỏ tiền vào để lấy tài sản ra thôi” – Danh trình bày.

14:25

Trả lời luật sư về việc chuyển nhượng ngân hàng, Thắm trình bày, mình không đủ năng lực kham nổi Đại Tín, nhưng Danh nói có thể làm được, Danh có 50.000 tỷ. “Tôi nói chỉ cần 10.000 tỷ là có thể làm được”. Tiếp lời Thắm cho biết, chỉ giới thiệu cho Danh mua, quyền mua là của Danh và quyền đồng ý chuyển nhượng hay không là của NHNN.

Sau đó, Thắm giới thiệu Danh gặp bà Phấn vào tháng 5/2012. Thắm cho biết số tiền tiền 500 tỷ không phải mua bán ngân hàng, đó là tiền Thắm hỗ trợ cho bị cáo để chi hỗ trợ Đại Tín.

Về khoản vay 500 tỷ đồng của Công ty Trung Dung tại Oceanbank, LS cho rằng, phía bà Phấn đã gọi điện cho Thắm khi hồ sơ vay đặt trên mặt bàn bị cáo.

Nhắc lại lời bà Phấn trao đổi qua điện thoại, Thắm cho biết: “Cô phải cho Danh mượn tài sản để vay 500 tỷ, cháu ký cho nhanh, cô đau đầu quá”.

14:23
truc tiep phien toa vu an ha van tham chieu 69 toi kiem soat va biet ro tai san cua nguyen xuan son
HĐXX chiều 6/9.

Tiếp tục phần xét hỏi với sự tham gia của các luật sư, đầu giờ chiều LS Trương Thị Minh Thơ và Nguyễn Thị Thanh Thảo bào chữa cho Hứa Thị Phấn hỏi Hà Văn Thắm.

Bị cáo quen biết với bà Hứa Thị Phấn từ năm nào?

Bị cáo quen biết Hứa Thị Phấn vào năm 2010, trong quan hệ của các tổ chức tín dụng Oceanbank – NH Đại Tín.

Theo Thắm thì vào thời điểm bị cáo trao đổi với một thỏa thuận ghi nhớ về chuyển nhượng NH Đại Tín. Theo thỏa thuận, Thắm được cử người vào xem xét NH Đại Tín trước khi quyết định có mua hay không. Thời gian xem xét khoảng 2-3 tháng.

Tình trạng Đại Tín lúc đó có nhiều khoản nợ khủng, trong đó có khoảng nợ 9000 tỷ đồng nhưng chỉ ghi là hơn 4500 tỷ, ngoài ra tiền chi chăm sóc khách hàng rất “khủng”.

Theo bản ghi nhớ, Hứa Thị Phấn chuyển nhượng hơn 84% cổ phần của Đại Tín của Thắm, nhưng anh ta không thể mua ngân hàng này. Hồ sơ chuyển nhượng đóng phong bì còn nguyên, Thắm sau đó chuyển lại toàn bộ cho Danh (khi Phạm Công Danh nhảy vào mua NH Đại Tín).

Thắm cho biết, đã bỏ vào 500 tỷ tại NH Đại Tín trong thời gian hỗ trợ Đại Tín chi chăm sóc khách hàng. Và sau này, Danh thay Thắm nhận chuyển nhượng Đại Tín từ Hứa Thị Phấn thì Danh trả khoản tiền này cho cựu Chủ tịch Oceanbank. Thắm cho rằng, khoản tiền 500 tỷ Phạm Công Danh chuyển cho Thắm không liên quan đến việc mua bán ngân hàng.

14:22

Sáng 6/9, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội tiếp tục phiên tòa xét xử đại án OceanBank với phần xét hỏi với sự tham gia thẩm vấn của các luật sư.

Trả lời câu hỏi của luật sư liên quan đến hành vi chiếm đoạt 246 tỷ đồng từ OceanBank (trong đó có khoản 49 tỷ đồng bị quy kết tội tham ô, 197 tỷ đồng là lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản) của Nguyễn Xuân Sơn, cả bị cáo Sơn và bị cáo Hà Văn Thắm đều phủ nhận.

Bị cáo Hà Văn Thắm khẳng định, 246 tỷ đồng này được OceanBank đưa cho Sơn để chi chăm sóc khách hàng và Thắm có cách để theo dõi từng hành động của Sơn, giám sát chặt chẽ số tiền này. Khoản ưu đãi duy nhất mà Thắm dành cho Sơn là 2 triệu cổ phiếu của Tập đoàn Đại dương (OGC) với giá ưu đãi.

Về tội danh tham ô như cáo trạng đưa ra, Nguyễn Xuân Sơn khẳng định, bản thân mình không thể tham ô tiền của OceanBank vì không hề có quyền hạn, trách nhiệm tại ngân hàng này. “Bị cáo hết sức bàng hoàng. Về đạo đức, tư cách từ xưa đến giờ làm cái gì chỉ làm những cái gì có lợi cho doanh nghiệp, PVN. Trong ý tưởng bị cáo cũng chưa bao giờ nghĩ đến việc này”, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn nói.

Liên quan đến tội danh này, bị cáo Hà Văn Thắm cũng cho rằng, Nguyễn Xuân Sơn bị oan. Bởi số tiền này Sơn nhận để chăm sóc khách hàng khách hàng chứ không cho vào túi riêng. Thậm chí, nếu giả thiết bị cáo Sơn có tham ô thì cũng không thể tham ô 49 tỷ đồng vì số tiền 246 tỷ đồng mà Sơn chiếm đoạt của OceanBank (theo cáo trạng) không thể có 20% của PVN.

Theo bị cáo Thắm, nếu tính riêng khoản tiền này thì còn trích lập dự phòng, các chi phí khác, thuế… sau đó mới chia cổ tức. Thắm cho rằng, nếu nói Sơn chiếm đoạt và tham ô thì ở đây thể hiện ở việc giảm cổ tức của PVN được hưởng. Trả lời chất vấn luật sư đầu giờ sáng nay, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn cũng khẳng định mình không phải là người đại diện vốn của PVN tại OceanBank, mà người đại diện ban đầu là ông Nguyễn Ngọc Sự, sau đó là bà Nguyễn Thị Thanh Hương.

Bản thân ông Sơn chỉ có quyết định làm đại diện vốn của PVN 8% trong vòng 2 tháng – khi PVN còn chưa chính thức góp vốn. Sau đó, PVN chỉ có giấy giới thiệu mà không có quyết định chính thức.

Trong khi đó, trả lời trước tòa, đại diện PVN cho rằng, ngày 10/5/2011, PVN có công văn giới thiệu ông Nguyễn Xuân Sơn đại diện cho vốn góp của PVN tại ngân hàng. Dùng "quyết định" hoặc "công văn giới thiệu" chỉ là hình thức pháp lý.

Phiên toà vụ án Hà Văn Thắm sáng 6/9: Ông Sơn 'đánh tráo khái niệm' tiền lãi ngoài? Phiên toà vụ án Hà Văn Thắm sáng 6/9: Ông Sơn 'đánh tráo khái niệm' tiền lãi ngoài?

Ngày 6/9, phiên tòa sơ thẩm lần 2 xét xử vụ án Hà Văn Thắm và các đồng phạm tiếp tục diễn ra.

Nhật Anh

Theo Đời sống & Pháp lý

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.