Phiên toà vụ án Hà Văn Thắm sáng 6/9: Ông Sơn 'đánh tráo khái niệm' tiền lãi ngoài?

Ngày 6/9, phiên tòa sơ thẩm lần 2 xét xử vụ án Hà Văn Thắm và các đồng phạm tiếp tục diễn ra.

Làm rõ số tiền chi lãi ngoài của OceanBank trong giai đoạn 2009-2014, trong phiên tòa xét xử đại án OceanBank ngày 05/09, luật sư Đào Hữu Đăng - luật sư bào chữa cho bị cáo Hà Văn Thắm - đã nhắc lại cho Hà Văn Thắm nghe lời khai của bị cáo Nguyễn Thị Nga (nguyên Trưởng ban Kế toán OceanBank) và bị cáo Lê Thị Thu Thủy (nguyên Phó TGĐ OceanBank phụ trách khối kế toán) khi hai nữ bị cáo này khẳng định: “Việc chi lãi ngoài của ngân hàng được thể hiện một cách minh bạch trên báo cáo tài chính, ngân hàng không che giấu về việc chi lãi ngoài”.

Cựu Chủ tịch OceanBank bày tỏ sự đồng tình với lời khai của hai thuộc cấp khi khẳng định chính mình đã chỉ đạo bộ phận kế toán phải làm như vậy.

“Bị cáo là người chỉ đạo các nhân viên kế toán phải làm như vậy. Nhiệm vụ của kế toán là phản ánh đúng thực chất, không có bất cứ một sự che giấu nào. Bị cáo không đề nghị khối kế toán phải che giấu giúp bị cáo, có thế nào thì nói như vậy. Bất cứ ai kiểm tra báo cáo tài chính cũng thấy được việc chi lãi ngoài.”

Hà Văn Thắm còn cho rằng chính vì sự minh bạch của hệ thống kế toán nên cơ quan điều tra mới dễ dàng phát hiện việc chi lãi ngoài của OceanBank.

“Bị cáo cũng từng nói vui với các anh ở cơ quan CSĐT, nếu bọn em muốn che giấu thì còn lâu các anh mới điều tra được,” cựu Chủ tịch OceanBank Hà Văn Thắm nói.

Trả lời HĐXX về việc giám sát số tiền giao TGĐ OceanBank Nguyễn Xuân Sơn và sau này là Phó TGĐ Tập đoàn Dầu khí để Sơn “chăm sóc” khách hàng Dầu khí, bị cáo Hà Văn Thắm cho biết “hoàn toàn tin tưởng vào anh Sơn”. Cựu Chủ tịch OceanBank cũng tiết lộ phương thức giám sát từ xa đối với hoạt động chi tiền của Nguyễn Xuân Sơn.

“Bị cáo tin tưởng vào anh Sơn, có lần anh ấy còn nói với bị cáo là anh ấy còn phải bỏ tiền túi ra để chăm sóc khách hàng. Với số tiền chăm sóc khách hàng dầu khí thông qua anh Sơn, bị cáo kiểm tra bằng cách thông qua tài khoản tiền gửi của các cá nhân nhận tiền và thấy khớp với số tiền bị cáo đã nhờ anh Sơn chuyển”.

Cũng trong ngày 05/09, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn khẳng định không “tơ hào” một đồng từ số tiền Hà Văn Thắm chuyển nhờ “chăm sóc khách hàng” PVN. Cựu TGĐ OceanBank cũng khẳng định có lúc phải xuất tiền túi ra để “quan hệ” với khách hàng.

11:28 11:27 11:24 11:16 11:01 10:51 10:42 10:29 10:09 10:08 09:29 09:25 09:23 09:22 09:20 08:31 08:30 08:28 07:37
11:28

HĐXX tạm nghỉ. 13h30 HĐXX tiếp tục làm việc.

11:27

Luật sư hỏi Nguyễn Xuân Sơn

Số tiền 12,9 tỷ là khoản thu từ phí thu xếp ngoại tệ, bị cáo có biết hay không?

Bị cáo chỉ nhận tiền còn bị cáo không biết anh Thắm lấy nguồn thu từ đâu.

Bị cáo Thu có cùng ý chí về việc tạo ra số tiền 12,9 tỷ và sử dụng số tiền này vào việc chi CSKH hay không?

Tất cả các thời điểm đều không cùng ý chí với bị cáo.

11:24

Con đường đi của số tiền 12,9 tỷ thu xếp ngoại tệ, bị cáo Thu có biết hay không?

Bị cáo không nói cho chị Thu biết, còn chị Thu có biết hay không thì bị cáo không rõ.

Nếu không có khoản thu 12,9 tỷ thì bị cáo có phải và có thể thu xếp ở một nguồn tiền khác hay không?

Có.

Nguyễn Minh Thu có đáng bị quy kết về tội Lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản với hành vi giúp sức trong việc đưa 12,9 tỷ cho bị cáo Sơn để chi CSKH hay không?

Anh Sơn không chiếm đoạt nên chị Thu không thể nào là đồng phạm giúp sức tích cực.

11:16

Luật sư bào chữa cho Nguyễn Minh Thu hỏi Hà Văn Thắm

truc tiep phien toa vu an ha van tham sang 69 ong son danh trao khai niem tien lai ngoai

Cách thức, mục đích về khoản tiền thu chênh lệch (khoản phí 12,9 tỷ thu chênh lệch) - phí thu xếp ngoại tệ?

Giá thị trường ngoại tệ lệch nhau rất nhiều nên cần có đơn vị thu xếp người mua để có thể bán được nên BSC đứng ra mua của bên mua rồi lại bán cho các khách hàng của OJB. Từ đó phải trả tiền cho nhóm thu thu xếp này (đơn vị trung gian).

Khi thu được 12,9 tỷ đồng thì ai là người quyết định sử dụng?

Thực tế BSC đã chi lại cho các bên bán.

Có về tài khoản của BSC hay không?

Có. Nhưng đây chỉ là nguồn thu nhưng BSC lại phải trả cho những người bán ngoại tệ.

11:01

Luật sư hỏi Phạm Công Danh

Nhận chuyển nhượng cổ phần của Đại Tín như thế nào?

Danh cho biết qua trao đổi Thắm không nói về các khoản nợ xấu của Đại Tín. Sau khi nhận cổ phần thì bị cáo nhận từ anh Thắm chứ không phải là nhận của nhóm bà Sáu Phấn.

Hoạt động của Thiên Thanh như thế nào?

Thời điểm đó hoạt động rất tốt.

Khi nào biết thực trạng của Đại Tín xấu?

Sau khi nhận bàn giao gần 85%, chỗ ông Hà Văn Toàn – chủ tịch Đại Tín và ông Nam ký văn bản phong tỏa tài khoản nói nếu không có bị cáo thì Đại Tín đã không hoạt động được.

Lý do vì sao nhóm Thiên Thanh lại ký thỏa thuận để nhận gần 85% cổ phần?

Bà Phấn nói anh Thắm đã nhận hết, sau đó anh Thắm lại chuyển nhượng lại cho bị cáo.

Luật sư tiếp tục hỏi phạm công danh số tiền tất toán cho nhóm bà Sáu Phấn?

Hơn 3.000 tỷ/4.000 tỷ đồng.

Bị cáo đã nhận được tài sản đảm bảo?

Thoạt đầu bà Phấn nói những người có tài sản đảm bảo là người đứng tên. Sau đó, Danh chỉ đạo cấp dưới đi kiểm tra thì mới biết các đương sự cho bà Phấn mượn tài sản đảm bảo.

Để tiếp quản Đại Tín thì hồ sơ có ý kiến nào đánh giá về tính pháp lý hay không?

Không có. Phía NHNN cũng không có ý kiến gì.

Giải thích vì sao bà Phấn lại cam kết tài sản đảm bảo cho Trung Dung vay hay không?

Bà Phấn chủ động nói đứng tên lên các tài sản đảm bảo. Sau khi tiền về thì đã tất toán cho 5 khách hàng của nhóm bà Sáu Phấn.

Đề nghị HĐXX truy thu số tiền này về trả cho OJB.

10:51

Luật sư hỏi đại diện nhóm bà Sáu Phấn

Có phải quyền góp vốn của 5 người có liên quan đến tài sản nhà đất và 5,8 triệu cổ phần SSG?

Nhóm 5 người cho bà Sáu Phấn mượn.

Lô A1-32 của ông Hồ Văn Tân bao gồm tiền đất hơn 8 tỷ đồng, căn cứ theo thỏa thuận và quy định thì thời điểm định giá là hơn 39 tỷ (16 triệu/m2)?

Giá trên thị trường thực tế là cao hơn. (khoảng 200 – 300 triệu/m2)

Thực chất tài sản và quyền góp vốn thì những người này có biết số tiền đã tất toán hay không?

Không biết.

10:42

Luật sư hỏi Nguyễn Văn Hoàn

Trong hồ sơ có thể hiện tài sản thế chấp có đủ điều kiện không?

Tất cả tài sản đều đủ đảm bảo điều kiện cho vay

Phía SSG có đồng ý phong tỏa tài khoản không?

Chắc chắn có

Dòng tiền đi tất toán HĐTD cho nhóm bà Phấn, khoản vay 500 tỷ cách thức xử lý như thế nào?

Làm rõ việc giải tỏa, phong tỏa TK theo hợp đồng 3 bên

10:29

Ba luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh thẩm vấn

Luật sư Phan Trung Hoài hỏi Hà Văn Thắm

Thỏa thuận chuyển nhượng cổ phấn của Đại Tín. Thời điểm tiếp cận bị cáo có biết số dự nợ ngoài số tiền 546 tỷ còn biết số dự nợ nào khác không?

Tổng dư nợ là 14.000 tỷ. Chủ yếu là nhóm Phú Mỹ và nhóm Minh Trang

Đằng sau việc dư nợ thì tính pháp lý về các tài sản bảo đảm có đánh giá gì?

Sau khi xem hồ sơ thì thấy có nhiều vấn đề nên nói với anh Danh trực tiếp đến nói chuyện với nhóm bà Phấn. Bị cáo nói không đủ khả năng sát nhập hai Ngân hàng vào làm một (Trung Dung – Đại Tín). Để giải quyết việc dư nợ, bị cáo đầu tư 500 tỷ nhưng sau không kham được đã rút lui.

Bị cáo thấy tình trạng NH rất xấu nên Thắm nói với bà Phấn rằng anh Danh có 50.000 tỷ nên để cho anh Danh làm... Mục đích cho Trung Dung vay 500 tỷ là để đầu tư vào sân vận động Chi Lăng.

Liên quan đến tài sản đảm bảo, bị cáo đánh giá như thế nào?

Tài sản này có giá trị đảm bảo trên 250 tỷ là các cổ phiếu và biệt thự.

Cáo trạng nói tài sản đảm bảo không đủ cơ sở pháp lý nên không đăng ký giao dịch đảm bảo?

Bị cáo khẳng định là có đủ điều kiện pháp lý.

Chính OJB gửi văn bản cho SSG về số tài sản đảm bảo phải được phong tỏa?

Đúng, OJB yêu cầu thế chấp và phong tỏa.

Bị cáo có được xem kết luận giám định đánh giá tài sản đảm bảo?

Bị cáo không được xem.

10:09

HĐXX tạm nghỉ

10:08

Trả lời luật sư về việc VKS quy kết tham ô 49 tỷ đồng sau thời gian rời Oceanbank về giữ chức trách tại PVN.

Nguyễn Xuân Sơn trình bày: “Về tâm trạng, bị cáo hết sức bàng hoàng. Về đạo đức, tư cách từ xưa đến giờ làm cái gì chỉ làm những cái gì có lợi cho doanh nghiệp, PVN. Trong ý tưởng bị cáo cũng chưa bao giờ nghĩ đến việc này”.

09:29
truc tiep phien toa vu ha van tham sang 69 ong son danh trao khai niem tien lai ngoai
Nguyễn Minh Thu trả lời luật sư ngày 6/9.

Bị cáo Nguyễn Minh Thu khai nhận làm Phó TGĐ phụ trách khối nguồn vốn theo sự chỉ đạo của ông Sơn.

“Trong giai đoạn anh Sơn giữ chức TGĐ đều họp giao ban và chúng tôi đều có báo cáo đến TGĐ mọi công việc” – Thu trình bày

09:25

Luật sư hỏi Nguyễn Xuân Sơn: Có biết Cty BSC ký 721 hợp đồng không?

Không biết

Luật sư hỏi Nguyễn Văn Hoàn: Anh không hề gửi thư điện tử báo cáo việc thu phí qua Cty BSC cho bị cáo Sơn?

Không

Luật sư hỏi Phạm Hoàng Giang: Có nhận được mail nào về việc báo cáo chi lãi ngoài báo rồi trao đổi với Sơn không?

Không

Luật sư hỏi Nguyễn Xuân Sơn có chỉ đạo gì chị Minh Thu về việc chi lãi ngoài không?

Không

09:23

Sơn trình bày sau khi sang OJB thì PVN có quyết định chấm dứt hợp đồng lao động. Sang OJB Sơn được bầu làm TGĐ OJB, đến ngày 15/11/2010 quay trở lại làm Phó TGĐ của PVN.

Thời điểm sang OJB, Sơn trao đổi với Thắm cần có chiến lược bài bản để xây dựng hình ảnh không chi tiền huy động vốn nữa, sau đó Thắm đồng ý và một thời gian rất dài OJB đã không chi tiền huy động vốn.

Hiệu quả kinh doanh của OJB từ thời điểm PVN góp vốn thì vốn điều lệ của OJB tăng lên 2.000 tỷ.

Luật sư hỏi Sơn: Có bàn với Thắm về việc chi lãi ngoài, thu phí qua BSC không?

Không.

Luật sư hỏi Thắm: Khoản vay của Vinashin qua BSC ai là người đề xuất?

Bị cáo không nhớ.

Sau đó, do không đủ điều kiện nên không cho Vinashin vay nữa.

09:22

Hà Văn Thắm trình bày, theo quy định của luật các tổ chức tín dụng thì khi đang đương nhiệm làm TGĐ thì không được làm người đại diện nên OJB đề nghi PVN chỉ để cho ông Sự làm đại diện góp vốn của PVN vào OJB.

Theo Thắm thì người đại diện phần vốn góp lên đến 17% thì chắc chắn có chỗ ngồi vào ban HĐQT để có quyền tham gia ý kiến và điều hành với chức danh Phó Chủ tịch HĐQT. Đối với PVN thì họ được quyền tham gia vào các cuộc họp HĐQT.

09:20

Luật sư hỏi đại diện PVN về quá trình, quy định, quy chế cử người đại diện góp vốn của PVN

Nguyễn Xuân Sơn chỉ có giấy giới thiệu đại diện góp vốn thì có đủ căn cứ pháp lý hay không?

Không phải PVN không có quyết định bổ nhiệm ông Sơn. Chúng tôi đã gửi cho CQĐT quyết định bổ nhiệm ông Sơn làm đại diện.

Theo vị đại diện PVN, ngày 23/10/2008 PVN có quyết định cử anh Sơn đại diện 8% cổ phần góp vốn và sau đó có quyết định khác cử ông Sự nắm giữ hết cổ phần đại diện của PVN. Sau đó, PVN có công văn giới thiệu ông Sơn là đại diện góp vốn của PVN sang OJB lần hai. Công văn và quyết định theo vị đại diện của PVN trong nội bộ cơ quan thì đều có giá trị ngang nhau.

Nguyễn Xuân Sơn phản biện, việc bổ nhiệm này không thỏa đáng với bị cáo. Sau khi rời OJB Sơn cho biết không rõ là được mời 1 – 2 lần trong cuộc họp HĐQT nhưng trong các cuộc họp đều không có ý kiến gì.

08:31

Bị cáo Nguyễn Văn Hoàn trả lời luật sư người nào có thể phong tỏa tài khoản?

Theo bị cáo các bên có liên quan với việc phong tỏa. Cho đến thời điểm hiện tại bị cáo không rõ cụ thể.

OJB có trách nhiệm gì khi Trung Dung phong tỏa tài khoản?

Nếu OJB biết việc sử dụng số tiền sai mục đích và phong tỏa tài khoản thì có thể khởi kiện Trung Dung và Đại Tín.

Luật sư thẩm vấn Nguyễn Xuân Sơn

Bị cáo Sơn có biết từ khi PVN bắt đầu góp vốn vào OJB cử những ai đại diện góp vốn vào OJB?

Đầu tiên là anh Nguyễn Ngọc Sự sau đó là chị Vũ Thị Thanh Hương, tôi được giới thiệu nhưng chưa đứng ra đại diện.

Thủ tục cử người đại diện như thế nào?

Người đại diện phải có quyết định theo form mẫu và có văn bản giới thiêu với OJB. Chưa có quyết định cử tôi làm đại diện.

08:30

HĐXX vào làm việc, luật sư hỏi Hà Văn Thắm về vốn điều lệ của Cty Trung Dung

Theo Thắm thì vốn điều lệ đăng ký GPKD của Trung Dung là hoàn toàn hợp lệ. Khi có GPKD BĐS ngành nghề có điều kiện thì Sở KHĐT cấp GPKD cho Trung Dung thì số tiền tối thiểu của Trung Dung là 250 tỷ hoặc có 50 tỷ trong TK phong tỏa.

08:28

Thư ký điểm danh các bị cáo tại ngoại và những người được triệu tập tới tòa

truc tiep phien toa vu ha van tham sang 69 neu bon em muon che giau thi con lau cac anh moi dieu tra duoc

Trong phiên xử chiều qua, trước khi HĐXX tạm dừng phiên tòa, Luật sư Nguyễn Huy Thiệp – Luật sư bào chữa cho bị cáo Hà Văn Thắm (nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank – OJB)) đã hỏi đại diện cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) về tư cách tham gia phiên tòa.

Theo đó, vị đại diện PVN cho biết ban đầu TAND TP Hà Nội có giấy triệu tập tham dự phiên tòa với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Quá trình tranh tụng, thẩm phán Trương Việt Tòa cho biết do lỗi đánh máy nên PVN mới tham gia tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Sau đó, HĐXX đã quyết định thay đổi tư cách của PVN sang thành nguyên đơn dân sự.

Luật sư Thiệp đặt câu hỏi: Phía PVN đã có đơn xin yêu cầu bồi thường gì hay chưa?

Trả lời câu hỏi này, vị đại diện của PVN cho biết, trong thời điểm phiên tòa diễn ra, bước đầu PVN là người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án nên không gửi đơn. Tuy nhiên, sau khi ra tòa, HĐXX đã thay đổi nên trong quá trình tố tụng phía PVN sẽ gửi đơn đến HĐXX về việc này.

07:37

Làm rõ số tiền chi lãi ngoài của OceanBank trong giai đoạn 2009-2014, trong phiên tòa xét xử đại án OceanBank ngày 5/9, luật sư Đào Hữu Đăng - luật sư bào chữa cho bị cáo Hà Văn Thắm - đã nhắc lại cho Hà Văn Thắm nghe lời khai của bị cáo Nguyễn Thị Nga (nguyên Trưởng ban Kế toán OceanBank) và bị cáo Lê Thị Thu Thủy (nguyên Phó TGĐ OceanBank phụ trách khối kế toán) khi hai nữ bị cáo này khẳng định: “Việc chi lãi ngoài của ngân hàng được thể hiện một cách minh bạch trên báo cáo tài chính, ngân hàng không che giấu về việc chi lãi ngoài”.

Cựu Chủ tịch OceanBank bày tỏ sự đồng tình với lời khai của hai thuộc cấp khi khẳng định chính mình đã chỉ đạo bộ phận kế toán phải làm như vậy.

“Bị cáo là người chỉ đạo các nhân viên kế toán phải làm như vậy. Nhiệm vụ của kế toán là phản ánh đúng thực chất, không có bất cứ một sự che giấu nào. Bị cáo không đề nghị khối kế toán phải che giấu giúp bị cáo, có thế nào thì nói như vậy. Bất cứ ai kiểm tra báo cáo tài chính cũng thấy được việc chi lãi ngoài.”

Hà Văn Thắm còn cho rằng chính vì sự minh bạch của hệ thống kế toán nên cơ quan điều tra mới dễ dàng phát hiện việc chi lãi ngoài của OceanBank.

“Bị cáo cũng từng nói vui với các anh ở cơ quan CSĐT, nếu bọn em muốn che giấu thì còn lâu các anh mới điều tra được,” cựu Chủ tịch OceanBank Hà Văn Thắm nói.

Trả lời HĐXX về việc giám sát số tiền giao TGĐ OceanBank Nguyễn Xuân Sơn và sau này là Phó TGĐ Tập đoàn Dầu khí để Sơn “chăm sóc” khách hàng Dầu khí, bị cáo Hà Văn Thắm cho biết “hoàn toàn tin tưởng vào anh Sơn”. Cựu Chủ tịch OceanBank cũng tiết lộ phương thức giám sát từ xa đối với hoạt động chi tiền của Nguyễn Xuân Sơn.

“Bị cáo tin tưởng vào anh Sơn, có lần anh ấy còn nói với bị cáo là anh ấy còn phải bỏ tiền túi ra để chăm sóc khách hàng. Với số tiền chăm sóc khách hàng dầu khí thông qua anh Sơn, bị cáo kiểm tra bằng cách thông qua tài khoản tiền gửi của các cá nhân nhận tiền và thấy khớp với số tiền bị cáo đã nhờ anh Sơn chuyển”.

Cũng trong ngày 5/9, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn khẳng định không “tơ hào” một đồng từ số tiền Hà Văn Thắm chuyển nhờ “chăm sóc khách hàng” PVN. Cựu TGĐ OceanBank cũng khẳng định có lúc phải xuất tiền túi ra để “quan hệ” với khách hàng.

Phiên toà vụ Hà Văn Thắm chiều 5/9: 'Chuyển tiền cho Vietsovpetro theo tỷ lệ 70% - 30%' Phiên toà vụ Hà Văn Thắm chiều 5/9: 'Chuyển tiền cho Vietsovpetro theo tỷ lệ 70% - 30%'

Đầu phiên xử buổi chiều, Hà Văn Thắm tiếp tục lên trước vành móng ngựa trả lời về " khoản nợ khó đòi" của Cty ...

Phiên toà vụ Hà Văn Thắm sáng 5/9: Cựu Tổng Giám đốc Vietsovpetro đóng vai trò gì? Phiên toà vụ Hà Văn Thắm sáng 5/9: Cựu Tổng Giám đốc Vietsovpetro đóng vai trò gì?

Phiên tòa xét xử đại án Oceanbank hôm nay (5/9) sẽ tiếp tục phần xét hỏi với sự tham gia của công tố viên và ...

Nhật Anh

Theo Đời sống & Pháp lý

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.