Phiên toà vụ Hà Văn Thắm chiều 1/9: Thiệt hại hàng trăm tỉ tại PVN, trách nhiệm thuộc về ai?

Phiên toà sáng 1/9, HĐXX tiến hành thẩm vấn những đối tượng có liên quan đến việc chi lãi ngoài của OceanBank.

Phiên tòa xử đại án Oceanbank sáng nay, HĐXX thẩm vấn các đơn vị đã từng gửi tiền tại Oceanbank để làm rõ đơn vị nào đã nhận "lộc" từ ngân hàng này.

Theo cáo trạng, trong thời gian từ 2011-2014, có 51.468 cá nhân và 392 tổ chức kinh tế gửi tiền tại Oceanbank và nhận các khoản tiền chi lãi ngoài hợp đồng tiền gửi, sổ tiết kiệm.

Đây là những khoản lãi suất không thể hiện trong hợp đồng tiền gửi, sổ tiết kiệm mà khách hàng đã ký với Oceanbank. Trong số đó, nhiều khách hàng có số tiền gửi lớn là các tổ chức kinh tế thuộc doanh nghiệp có nhiều vốn Nhà nước (chủ yếu là nhóm khách hàng thuộc Tập đoàn Dầu khí VN và Tổng công ty công nghiệp Tàu thủy VN) có dấu hiệu thông đồng với lãnh đạo, nhân viên Oceanbank nhận các khoản tiền lãi ngoài để ngoài sổ sách kế toán nhằm hưởng lợi bất chính.

Cơ quan điều tra đã có công văn gửi đến 392 tổ chức kinh tế gửi tiền tại Oceanbank giai đoạn 2011-2014, yêu cầu giải trình, cung cấp tài liệu, số liệu liên quan đến việc gửi tiền, nhận tiền lãi ngoài lãi suất tiền gửi và nộp lại số tiền lãi ngoài hưởng lợi bất chính từ hành vi chi lãi ngoài sai quy định của Oceanbank.

Đã có 143 tổ chức kinh tế có văn bản trả lời, trong đó chỉ có 19 tổ chức kinh tế khẳng định có nhận tiền lãi ngoài của Oceanbank và nộp lại số tiền lãi ngoài đã nhận là hơn 3 tỷ đồng.

Có 142 tổ chức có trả lời nhưng khẳng định không nhận được tiền chi lãi ngoài của Oceanbank.

Được triệu tập đến tòa, đại diện nhiều đơn vị từng gửi tiền tại Oceanbank phủ nhận việc nhận lãi ngoài dù trước đó các bị cáo khai có chuyển tiền lãi ngoài cho các đơn vị đó.

Tòa khuyến cáo những cá nhân, công ty nhận lãi ngoài thu xếp và hoàn trả lại tiền cho ngân hàng. Thiệt hại sẽ được giảm trừ cho các bị cáo, giảm trừ cho các tổ chức nhận tiền nếu có sai phạm.

Có 2 đơn vị cho biết, đơn vị của họ không nhận lãi ngoài từ Oceanbank nhưng có cá nhân của đơn vị được nhận tiền từ Oceanbank.

Ông Nguyễn Văn Dần, đại diện ủy quyền của 6 công ty thuộc PVN cho hay: Chị Trần Thị Tâm có nhận số tiền 17,2 tỷ đồng vào tài khoản cá nhân và đã nộp lại. Đề nghị tòa ghi nhận đó là số tiền cá nhân. Tất cả nhân viên khác của công ty khẳng định không nhận lãi ngoài.

Theo lời khai của bị cáo Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Xuân Sơn có nhờ Thắng đến đưa tiền cho bà T. ở Vietsovpetro Hà Nội. Có mặt tại tòa, đại diện Vietsovpetro cho hay, đơn vị không nhận khoản lãi ngoài nào.

Tại tòa, đại diện công ty kinh doanh bất động sản Viglacera cho biết, một số cá nhân ở công ty đã nộp hơn 300 triệu đồng cho cơ quan điều tra…

"Các lần Oceanbank chăm sóc khách hàng dịp lễ tết thì đều có túi quà và phong bì từ 5-20 triệu đồng.

Mọi người dùng khoản tiền này để liên hoan. Khi có thông báo của cơ quan điều tra, chúng tôi đã gom tiền và nộp lại cho cơ quan điều tra" - đại diện Viglecera cho biết.

16:26 16:22 16:20 15:59 15:03 14:57 14:54 14:53 14:33 14:25 14:22
16:26

HĐXX nghỉ phiên xử buổi chiều - 8h ngày 5/9 HĐXX sẽ tiếp tục làm việc

16:22

Nguyễn Xuân Thắng trả lời HĐXX

HĐXX: CQĐT phong tỏa tài khoản giá trị 1.000 tỷ đồng là tiền của bị cáo hay của ai?

Đây là số tiền đứng tên của Sơn, bị cáo quản lý hộ. 3.900 cổ phần của Liên Việt cũng là bị cáo đứng tên thay Sơn cùng 400 triệu đồng.

Đại diện OJB đề nghị HĐXX xem xét số tiền mà các bị cáo gây thất thoát cho OJB từ tài khoản số 801. Trong đó các bị cáo rút ra 31 tỷ để chi lãi ngoài, chi cho Thắm 100.000 USD, 28 tỷ đồng gửi quỹ hội sở. Thắm bị bắt Thu đã chi hơn 4 tỷ đồng, chuyển cho các chi nhánh 2,6 tỷ. Còn lại số tiền vẫn ở quỹ Hội sở đã nộp cho CQĐT.

16:20

Theo ông Thắm thì OJB có trụ sở ở Hải Dương nên hầu hết là NHNN TƯ và NHNN Hải Dương kiểm tra, giám sát. Tuy nhiên đến năm 2014 NHNN Hà Nội thanh tra toàn diện nên đã không nắm được hết các hoạt động của OJB. Cuối cùng thì NHNN Hà Nội thanh tra toàn diện và cho rằng OJB nợ xấu 14.000 tỷ.

Ông Thắm trình bày về sau thì nợ xấu chỉ còn 2.000 tỷ. Trong đó đa số các nợ xấu đều có tài sản đảm bảo, chỉ duy nhất số tiền 500 tỷ của Trung Dung là khó có khả năng thu hồi.

15:59

Đại diện PVN về lộ trình thoái vốn

HĐXX: Vào năm 2011 PVN tăng vốn điều lệ, luật tổ chức lúc này có hiệu lực, liên quan đến việc này thì các đối tượng được điều chỉnh cả phương án. Đây là thời cơ thoái vốn hoặc giảm vốn. Thời điểm này các DN phải tuân thủ nhưng PVN lại không thực hiện.

Trả lời câu hỏi này, đại diện PVN cho biết thời điểm NHNN thanh tra OJB vào năm 2014 thì PVN không nhận được KLTT vì không phải là đối tượng thanh tra. Sau đó, lộ trình thoái vốn phía PVN đã báo cáo lên TTCP. Thời điểm đó chưa có hướng dẫn cho lộ trình thoái vốn năm 2011 nên PVN phải chờ hướng dẫn cụ thể.

Phó tổng tập đoàn Dầu khí khai gì tại tòa trước khi bị bắt? Phó tổng tập đoàn Dầu khí khai gì tại tòa trước khi bị bắt?

Một ngày trước khi bị bắt, Ninh Văn Quỳnh khẳng định không nhận tiền đối ngoại từ cựu Tổng giám đốc Oceanbank và phủ nhận ...

15:03

HĐXX tiếp tục thẩm vấn Nguyễn Xuân Sơn về số tiền chi lãi ngoài của OJB chi PVN

truc tiep phien toa vu ha van tham chieu 19 nhieu don vi tra lai loc
Sơn cho biết không hề nhận tiền lãi ngoài 200 tỷ như kết luận của CQĐT.

Lần đầu CQĐT chỉ cho bị cáo biết sau khi đã có cáo trạng của VKSND TC số tiền 200 tỷ chi cho PVN. Bị cáo không hề nhận tiền lãi ngoài 200 tỷ như KL của CQ CSĐT.

Trong quá trình điều tra bị cáo cũng không khai nhận lãi ngoài 200 tỷ. Còn tiền chi mà Thắm nói đưa cho bị cáo để chi cho PVN thì thực tế bị cáo không chiếm đoạt của OJB.

Trong khi phiên tòa xét xử đại án kinh tế tại Oceanbank đang diễn ra, Bộ Công an ngày 31/8 đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại PVN.

Bộ Công an khởi tố mở rộng điều tra vụ Hà Văn Thắm giai đoạn 2 Bộ Công an khởi tố mở rộng điều tra vụ Hà Văn Thắm giai đoạn 2

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an điều tra mở rộng, giai đoạn II vụ án Hà Văn Thắm

Ngay khi nhận được thông báo từ cơ quan Cảnh sát điều tra, PVN đã triển khai thủ tục đình chỉ công tác đối với ông Ninh Văn Quỳnh; đồng thời tổ chức phân công lại trong Ban Lãnh đạo tập đoàn để tiếp tục triển khai công việc.

14:57

Hà Văn Thắm trả lời HĐXX về khoản 14.000 tỷ nợ xấu theo KLTT của NHNN

truc tiep phien toa vu ha van tham chieu 19 nhieu don vi tra lai loc
Hà Văn Thắm trả lời về số tiền 14.000 tỷ nợ xấu.

Trả lời tại tòa, Thắm khai trong các văn bản thanh tra các sai phạm thì không có nhắc nhở nào về việc thu chi lãi ngoài và vượt trần lãi suất. Vào tháng 5/2012 đoàn thanh tra của NHNN TW xác định OJB có 3.000 tỷ ủy thác đầu tư.

Sau đó, Thắm bị triệu tập lên NHNN TW thì Phó Thống đốc có kết luận là không sai phạm nhưng không cho làm vì ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Đến năm 2014 đoàn thanh tra NHNN chi nhánh Hà Nội vào thanh tra thì không nắm được thông tin sô tiền ủy thác này.

Theo Thắm thì trong quá trình thanh tra, có nhiều quan điểm về việc hỗ trợ tín dụng trái chiều nhau giữa OJB và phía thanh tra NHNN.

Thắm cho biết vào thời điểm ngày 31/3 OJB hoạt động là không sai.

Đối với kết luận OJB nợ xấu 14.000 tỷ Thắm cho rằng sau đó đã thu lại được 8.000 tỷ. Về sau, khoản nợ xấu nhất của OJB là 500 tỷ của Trung Dung. Cuối cùng nợ xấu chỉ còn gần 2.000 tỷ.

Theo kết luận thanh tra, thực trạng tài chính, tổng tài sản gần 60.000 tỷ đồng, lợi nhuận trong thuế lỗ hơn 10.000 tỷ đồng.

Nguyên nhân lỗ liên quan đến kinh doanh trong lĩnh vực bảo lãnh, ủy thác đầu tư, đầu tư chứng khoán… Kết luận thanh tra năm 2014 nêu nợ xấu của Oceanbank là hơn 14.000 tỷ đồng.

Kết quả sau thanh tra, lợi nhuận trước thuế, 34.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thanh tra âm hơn 10.000 tỷ đồng.

Ngày 6/5/2015, NHNN mua lại ngân hàng với giá 0 đồng.

14:54

Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) trả lời HĐXX

HĐXX: PVN là loại hình doanh nghiệp nào?

Đây là một tổ hợp các tổ chức kinh tế không có tư cách pháp nhân trong đó Tổng công ty Tập đoàn PVN là công ty mẹ.

HĐXX: Vốn của PVN đầu tư vào Oceanbank?

Có quy định cho phép PVN tham gia tổ chức tín dụng dưới 50%, không cho thành lập riêng, chỉ được tham gia góp vốn vào các TMCP. Đối với OJB thì góp vốn 20% (tương đương 800 tỷ) Theo các quy định thì phải báo cáo lên thủ tướng Chính Phủ (TTCP), trong đó PVN hoạt động theo chế độ tập thể nên theo điều lệ của PVN thì Chủ tịch HĐTV báo cáo lên TTCP.

HĐXX: Ai là người theo dõi, giám sát việc góp vốn vào OJB?

Theo quy chế quản lý góp vốn từ 2009 -2014 có 3 giai đoạn 3/11/2008 – 3/12-2012 ông Vũ Văn Sự - đại diện cho phần góp vốn tại OJB 6/12/2010 – 18/4/2011 – Nguyễn Xuân Sơn đại diện nguồn góp vốn

Sau khi bị NHNN mua lại 0 đồng thì bà Vũ Thị Thanh Hương là người đại diện cho PVN đại diện cho phần góp vốn. Từ thời điểm góp vốn nhìn nhận ở góc độ chia cổ tức thì PVN đều có lãi

HĐXX: Hiệu quả như thế nào?

Theo chức năng của PVN thì chúng tôi mua cổ phần thì được chia cổ tức. Như vậy đương nhiên là NH hoạt động tốt.

Theo vị đại diện của PVN thì lần góp vốn cuối cùng để đạt được 20% thì rơi vào khung pháp lý bị hạn chế.

HĐXX: Người của Tập đoàn bị cáo buộc ông có đề nghị gì?

Theo luật tố tụng hình sự chúng tôi không được đưa về mặt hình phạt đối với bị cáo. Với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan kính đề nghị HĐXX căn cứ theo quy định và hồ sơ vụ án đưa ra bản án thấu tình đạt lý. Đồng thời mong HĐXX xem xét các chứng cứ để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho PVN.

14:53

Đại diện NHNN Việt Nam trả lời HĐXX

HĐXX: NHNN có động thái gì và kiểm soát, kiểm tra với Oceanbank như thế nào?

Trong thời gian vừa qua NHNN đã thanh tra kiểm tra Oceanbank và đã có 3 kết luận thanh tra. Trong đó đã phản ánh về tình trạng hoạt động của Oceanbank những năm vừa qua. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra NHNN có phát hiện ra các sai phạm và yêu cầu OJB thực hiện nghiêm túc các yêu cầu, các đề nghị của NHNN, khắc phục các sai phạm để tái cơ cấu OJB.

Qua kiểm tra thì phát hiện sai phạm tại OJB tổng tài sản 59 tỷ, lợi nhuận lỗ 10.000 tỷ. Bước đầu, NHNN xác định nguyên nhân do thoái lãi thu, rủi do số tiền hơn 8.000 tỷ. Theo kết luận thanh tra thì OCB có 48,84% tổng dư nợ trong tổng số 27 hồ sơ ủy thác dư nợ. Trên cơ sở đánh giá đó, NHNN yêu cầu thoái thu và giảm lợi nhuận hơn 10.000 tỷ đồng đối với OJB.

HĐXX: Đến tại thời điểm nào mua lại OJB giá 0 đồng.?

Đến 6/5/2015 NHNN có quyết định mua lại OJB giá 0 đồng.

HĐXX: Những căn cứ nào để mua lại OJB giá 0 đồng?

Cơ sở pháp lý dựa trên: Điều 149 Luật các tổ chức tín dụng, Điều 4 khoản 12 Luật NHNN, Quy định về khoản tiền của NHNN, Thông tư 07/2013 của NHNN, Điều 4 Luật NHNN, Luật các tổ chức tín dụng, … trong trường hợp cần thiết sẽ cung cấp cụ thể cho HĐXX.

Các quyền và lợi ích của các tổ chức cá nhân giao dịch với Oceanbank trước – trong và sau được đảm bảo như thế nào?

Sau khi thây đổi chủ sở hữu thì trách nhiệm của khách hàng được giữ nguyên

14:33

Khi được hỏi về vai trò giám sát của NHNN trong việc OceanBank thực hiện chi lãi ngoài, đại diện NHNN cho biết NHNN đã thực hiện đúng với chức năng giám sát. NHNN đã tổ chức thanh tra OceanBank. Có 3 kết luận của thanh tra NHNN vào các năm 2012, 2014, 2015.

HĐXX hỏi sau khi thanh tra NHNN có phát hiện sai phạm tại OceanBank hay không?

Đại diện NHNN cho biết sau khi có kết luận thanh tra, đã nêu rõ những sai phạm của OceanBank yêu cầu ngân hàng thực hiện khắc phục, chỉnh sửa theo những kết luận trong kết quả thanh tra. Qua theo dõi NHNN phát hiện OceanBank thực hiện không nghiêm túc và có biểu hiện thanh toán tiền lòng vòng và có dấu hiệu nghiêm trọng hơn.

Do đó, NHNN đã yêu cầu OceanBank cung cấp chứng từ, văn bản để chứng minh việc khắc phục sai phạm.

Năm 2013 NHNN đã gửi phương án cơ cấu lại OceanBank giai đoạng 2013 – 2015, yêu cầu OceanBank chỉnh sửa bổ sung và khắc phục nội dụng yếu kém còn tồn tại, đề nghị ngân hàng gửi kết quả khắc phục về NHNN. Đồng thời, không xem xét mở rộng chi nhánh, ngân hàng đại diện, mở các công ty con, liên kết,…

14:25

HĐXX tiếp tục vào làm việc

14:22

Phiên tòa xử đại án Oceanbank sáng nay, HĐXX thẩm vấn các đơn vị đã từng gửi tiền tại Oceanbank để làm rõ đơn vị nào đã nhận "lộc" từ ngân hàng này.

Theo cáo trạng, trong thời gian từ 2011-2014, có 51.468 cá nhân và 392 tổ chức kinh tế gửi tiền tại Oceanbank và nhận các khoản tiền chi lãi ngoài hợp đồng tiền gửi, sổ tiết kiệm.

Đây là những khoản lãi suất không thể hiện trong hợp đồng tiền gửi, sổ tiết kiệm mà khách hàng đã ký với Oceanbank. Trong số đó, nhiều khách hàng có số tiền gửi lớn là các tổ chức kinh tế thuộc doanh nghiệp có nhiều vốn Nhà nước (chủ yếu là nhóm khách hàng thuộc Tập đoàn Dầu khí VN và Tổng công ty công nghiệp Tàu thủy VN) có dấu hiệu thông đồng với lãnh đạo, nhân viên Oceanbank nhận các khoản tiền lãi ngoài để ngoài sổ sách kế toán nhằm hưởng lợi bất chính.

Cơ quan điều tra đã có công văn gửi đến 392 tổ chức kinh tế gửi tiền tại Oceanbank giai đoạn 2011-2014, yêu cầu giải trình, cung cấp tài liệu, số liệu liên quan đến việc gửi tiền, nhận tiền lãi ngoài lãi suất tiền gửi và nộp lại số tiền lãi ngoài hưởng lợi bất chính từ hành vi chi lãi ngoài sai quy định của Oceanbank.

Đã có 143 tổ chức kinh tế có văn bản trả lời, trong đó chỉ có 19 tổ chức kinh tế khẳng định có nhận tiền lãi ngoài của Oceanbank và nộp lại số tiền lãi ngoài đã nhận là hơn 3 tỷ đồng.

Có 142 tổ chức có trả lời nhưng khẳng định không nhận được tiền chi lãi ngoài của Oceanbank.

Được triệu tập đến tòa, đại diện nhiều đơn vị từng gửi tiền tại Oceanbank phủ nhận việc nhận lãi ngoài dù trước đó các bị cáo khai có chuyển tiền lãi ngoài cho các đơn vị đó.

Tòa khuyến cáo những cá nhân, công ty nhận lãi ngoài thu xếp và hoàn trả lại tiền cho ngân hàng. Thiệt hại sẽ được giảm trừ cho các bị cáo, giảm trừ cho các tổ chức nhận tiền nếu có sai phạm.

Có 2 đơn vị cho biết, đơn vị của họ không nhận lãi ngoài từ Oceanbank nhưng có cá nhân của đơn vị được nhận tiền từ Oceanbank.

Ông Nguyễn Văn Dần, đại diện ủy quyền của 6 công ty thuộc PVN cho hay: Chị Trần Thị Tâm có nhận số tiền 17,2 tỷ đồng vào tài khoản cá nhân và đã nộp lại. Đề nghị tòa ghi nhận đó là số tiền cá nhân. Tất cả nhân viên khác của công ty khẳng định không nhận lãi ngoài.

Theo lời khai của bị cáo Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Xuân Sơn có nhờ Thắng đến đưa tiền cho bà T. ở Vietsovpetro Hà Nội. Có mặt tại tòa, đại diện Vietsovpetro cho hay, đơn vị không nhận khoản lãi ngoài nào.

Tại tòa, đại diện công ty kinh doanh bất động sản Viglacera cho biết, một số cá nhân ở công ty đã nộp hơn 300 triệu đồng cho cơ quan điều tra…

"Các lần Oceanbank chăm sóc khách hàng dịp lễ tết thì đều có túi quà và phong bì từ 5-20 triệu đồng.

Mọi người dùng khoản tiền này để liên hoan. Khi có thông báo của cơ quan điều tra, chúng tôi đã gom tiền và nộp lại cho cơ quan điều tra" - đại diện Viglecera cho biết.

Nhật Anh

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.