Đại diện Viện Kiểm sát tiếp tục công bố bản cáo trạng dài 109 trang. Theo kết luận của cáo trạng, trong quá trình hoạt động tại ngân hàng Oceanbank đã xảy ra nhiều vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng tring việc huy động tiền gửi, chi lãi suất vượt trần, chi lãi suất ngoài hợp đồng cho khách hàng; tham ô; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tiền; gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đối với Ngân hàng Oceanbank và các cổ đông; ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước.
Nguyên nhân của việc trên là do hành vi phạm tội của Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn cùng nhiều nhiều đối tượng trong Ban Tổng Giám đốc, lãnh đạo các Khối nghiệp vụ ở Hội sở đến lãnh đạo các chi nhanh, phòng giao dịch và các đối tượng có liên quan khác.
Kết luận cáo trạng nêu rõ, Nguyễn Xuân Sơn đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt số tiền lớn, và Hà Văn Thắm với vai trò là đồng phạm giúp sức cho Sơn.
Cụ thể: trong thời gian được Tập đoàn Dầu khí (PVN) cử sang Oceanbank tham gia quản lý với chức vụ là Tổng Giám đốc, đồng thời là người đại diện phần vốn góp của PVN tại Oceanbank; lợi dụng vị thế của PVN là đối tác chiến lược có lượng tiền gửi rất lớn tại Oceanbank; với mục đích và động cơ cá nhân, Nguyễn Xuân Sơn đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để đưa yêu cầu với Hà Văn Thắm việc chi thêm tiền ‘chăm sóc khách hàng’ ngoài lãi suất theo hợp đồng đối với tiền gửi PVN và giao cho Sơn toàn quyền quyết định.
Từ đó dẫn đến chủ trương thu thêm lãi suất vay tín dụng và chênh lệch tỷ giá dưới hình thức ‘thu phí’ của khách hàng thông qua việc ký hợp đồng khống với Cty BSC và chỉ đạo cấp dưới gồm Nguyễn Minh Hoàn, Nguyễn Minh Thu, Phạm Hoàng Giang và Hoàng Thị Hồng Tứ triển khai thực hiện.
Theo đó, thu được số tiền gần 68.935.433.810 đồng, cùng với số tiền 445.066.190 đồng lấy từ nguồn tiền của Cty BSC vay của Cty VNT và Hà Văn Thắm để chuyển cho Nguyễn Xuân Sơn theo yêu cầu của Sơn. Tổng số tiền Sơn đã chiếm đoạt là 69.380.500.000 đồng.
Hành vi nêu trên của Nguyễn Xuân Sơn, Hà Văn Thắm và các đồng phạm đã phạm tội ‘Lạm dụng chức vụ, quyền hạnh chiếm đoạt tài sản’ theo Điều 280 BLHS. Trong đó, Sơn giữ vai trò chính, là người khởi xướng, đưa yêu cầu và cùng Hà Văn Thắm triển khai thực hiện việc ‘thu phí’ và chiếm đoạt số tiền hơn 69 tỷ đồng nói trên.
Cáo trạng xác định Hà Văn Thắm là đồng phạm chủ mưu và chỉ đạo thực hiện đắc lực, giúp cho Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt tài sản.
Hành vi của Hoàn, Thu, Giang và Tứ đã đồng phạm giúp sức khi thực hiện chỉ đạo của Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn triển khai thực hiện việc ký hợp đồng dịch vụ, hợp đồng mua bán tài sản có kỳ hạn với khách hàng, thu phí được 68.935.433.810 đồng, tạo nguồn cho Thắm sử dụng chi cho Nguyễn Xuân Sơn theo yêu cầu để Sơn lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt.
Ngoài ra, kết quả điều tra còn xác định, từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2014, Nguyễn Xuân Sơn đã chiếm đoạt số tiền 246.603.989.000 đồng từ việc Oceanbank chi lãi ngoài hợp đồng; trong đó việc chiếm đoạt 49.320.797.800 đồng là hành vi tham ô tài sản.
Còn lại 197.283191.200 đồng xác định Nguyễn Xuân Sơn đã lạm dụng chức vụ, quyền hạnh của mình để yêu cầu Hà Văn Thắm chi và chiếm đoạt, gây thiệt hại cho các cổ đông khác của Oceanbank.
Cáo trạng xác định, ở hành vi này Hà Văn Thắm là đồng phạm giúp sức cho Nguyên Xuân Sơn lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt số tiền trên.
Trong quá trình điều tra, Nguyễn Xuân Sơn không thừa nhận hành vi phạm tội; Hà Văn Thắm và các đồng phạm khác đã thành khẩn khai báo hành vi phạm tội của mình, có ý thức hợp tác với cơ quan điều tra để làm rõ vụ án.
HĐXX tạm dừng phiên xét xử ngày 29/8. 8h ngày mai (30/8) tòa tiếp tục làm việc.
Đại diện Ngân hàng Đại Dương
HĐXX: Chị có đánh giá gì về khoản vay 500 tỷ, yêu cầu và đề nghị trong vụ án này?
Khoản thiệt hại về việc vi phạm cho vay, trên cơ sở kết luận của cáo trạng, đề nghị HĐXX xem xét yêu cầu Cty Trung Dung cùng những bị cáo liên quan trả lại 500 tỷ và tiền lãi.
Về cam kết 3 bên, phía VNCB đã không thực hiện đúng cam kết nên đề nghị HĐXX làm rõ trách nhiệm của VNCB. Tiếp tục duy trì, kê biên tài sản thế chấp của các bên là 2 nhà đất ở Phúc Thạnh và hơn 2.000 cổ phiếu đứng tên của bà Phấn và chị Huệ.
Đề nghị HĐXX áp dụng các quy định buộc 5 cá nhân trả lại số tiền đã nhận. Đây là 5 cá nhân thừa hưởng cuối cùng số tiền 500 tỷ mà Oceanbank đã chuyển vào.
Hà Văn Thắm tiếp tục trả lời HĐXX
Theo ông Thắm thì lời khai của bà Phấn là không đúng.
HĐXX: Mục đích, động cơ cho Trung Dung vay 500 tỷ là gì?
Mục đích là cho vay để chuyển nhượng sân vận động ở Đà Nẵng.
Xét hỏi ông Nguyễn Văn Hoàn
Ông Nguyễn Văn Hoàn. |
HĐXX: Báo cáo thẩm định về khoản vay của Cty Trung Dung thì có cho vay được không?
Bị cáo đánh giá có 1 số điểm yếu về tài sản thế chấp nhưng có thể khắc phục được. Bị cáo là người ký hợp đồng theo ủy quyền
HĐXX: Khoản vay 500 tỷ Trung Dung bị cáo có chỉ đạo các khối nghiệp vụ - Cty BSC hay không?
Bị cáo không chỉ đạo các khối nghiệp vụ, bị cáo cũng không hiểu cách thức của hoạt động của BSC
HĐXX: Quan điểm của bị cáo về việc bị truy tố?
Bị cáo có sai sót về khoản vay 500 tỷ đối với Cty Trung Dung. Mong HĐXX xem xét vì bị cáo không được bàn bạc từ đầu tới cuối với chủ tịch Hà Văn Thắm.
HĐXX: Tại thời điểm cho vay, bộ phận thẩm định của Oceanbank nêu rõ báo cáo tài chính của Trung Dung là không trung thực, không có kiểm toán. Tại sao lại vẫn cho vay?
Việc này do anh Thắm quyết định – ông Hoàn trả lời.
HĐXX xét hỏi ông Hà Văn Thắm
Ông Hà Văn Thắm. |
Bị cáo có hứa cho Đại tín vay theo quy định của pháp luật. Việc vay của Trung Dung xảy ra rất lâu sau đó. Việc hỗ trợ Ngân hàng Đại Tín thanh khoản phải chi rất nhiều rất. Khoản vay này là độc lập. Sau việc Trung Dung vay 1 năm.
Bị cáo khẳng định, quan hệ tay ba không liên quan đến khoản vay của Trung Dung.
Bị cáo không nói kỹ khi nói chuyện với Danh, chỉ nói về tổng giá trị tài sản, ký thỏa thuận ghi nhớ chưa được.
Bị cáo không phải mua Đại Tín rồi bán lại cho Danh. Bị cáo không có trách nhiệm trong việc này. Đây là giữa Danh và bà Phấn.
“Bị cáo không can thiệp vào việc này.” – Thắm khẳng định.
HĐXX: Trong khoản vay bị cáo có vi phạm không?
Bị cáo có vi phạm
HĐXX: VKS truy tố có đúng không?
Bị cáo và anh Hoàn đưa ra hình thức bổ sung trước khi khoản vay được giải ngân và phong tỏa. Bị cáo có yêu cầu phải sử dụng đúng cho ngân hàng Đại Tín số tiền 500 tỷ này.
HĐXX: Tài sản đảm bảo trong việc vay 500 tỷ này là gì?
Biệt thự, cổ phiếu, 100% cổ phần của Công ty Trung Dung. “Bị cáo không nhớ rõ nhưng cáo trạng liệt kê là đúng” – Thắm trình bày.
HĐXX: Tài sản thế chấp chưa đủ thủ tục về mặt pháp lý nhưng việc bị cáo dựa vào niềm tin đã đem ra làm tài sản đảm bảo?
Đối với công ty Trung Dung, bị cáo đúng là dựa vào niềm tin vào giá trị thương mại của công ty này.
HĐXX tạm nghỉ
HĐXX: Hợp đồng ký 22/11/2012, bị cáo Ký HĐ mua lại HĐ của nhóm Phú Mỹ tại Đại Tín?
Có thỏa thuận.
HĐXX: Bị cáo nghĩ như thế nào khi bị VKS truy tố theo khoản 3 Điều 179 BLHS liên quan khoản vay 500 tỷ?
Phán quyết như thế nào là do HĐXX, bị cáo chỉ biết trình bày đúng sự thật, trước đây bị cáo không có liên quan nhưng sau lại bị truy tố. Đề nghị HĐXX làm rõ vẫn đề này
HĐXX: Ai là người nghĩ ra việc vay 500 tỷ của Oceanbank?
Ông Danh cho biết Đại Tín thời điểm đó khó khăn nên cần phải thanh khoản nên bà Phấn đề nghị ông Danh thực hiện nghĩa vụ hỗ trợ. Bà Phấn là người đưa ra ý kiến vay 500 tỷ của Oceanbank.
Sau đó bà Phấn nói sẽ cho mượn tài sản để vay. Bà Phấn nói với Danh rằng Thắm sẽ hỗ trợ nên bà Phấn sẽ nói với Thắm vì thời điểm đó Danh chưa tham gia vào hoạt động của Đại Tín.
Ngoài việc gặp bà Phấn ở khách sạn của Thắm (3 người). Danh cho biết sau đó giữa Danh và bà Phấn cũng đã gặp nhau rất nhiều lần, bà Phấn đã thuyết phục được Danh vay 500 tỷ.
HĐXX hỏi: Tại sao không lấy tên của tập đoàn Thiên Thanh mà lại vay với danh nghĩa của Đại Tín?
Thời điểm đó Thiên Thanh hoạt động tốt, nếu đi vay mượn sẽ không trả được, nợ xấu nên không lấy danh nghĩa của Thiên Thanh. Số tiền này ông Danh không được sử dụng, tất cả những giao dịch vay mượn chỉ có bà Phấn và Thắm.
HĐXX: Ai là người ký khoản vay?
Công ty Trung Dung, do ông Bình ký.
HĐXX: Sau khi vay được 500 tỷ thì ai sử dụng?
Thời điểm này do Danh bận nhiều việc nên giao cho Tổ tài chính trực tiếp. Danh cho rằng bà Phấn sẽ trả số tiền này. Khi bà Phấn trả lại ông Danh thì ông Danh sẽ trả Oceanbank
HĐXX: Sau khi chuyển khoản thì sử dụng như thế nào?
Chuyển vào tài khoản mà bà Phấn đưa.
HĐXX: Ai là người sử dụng cuối cùng số tiền này?
Chuyển 3 - 4 tài khoản chính thức của những người trong nhóm Phú Mỹ tại Ngân hàng Đại Tín.
HĐXX: Ai là người chịu trách nhiệm về số tiền này?
Bị cáo không chịu trách nhiệm. Việc này Ngân hàng phải xử lý khắc phục. Ông Danh chỉ trả lại tài sản cho bà Sáu Phấn khi bà Phấn trả lại tiền.
Chuyển sang thẩm vấn Phạm Công Danh
Ông Phạm Công Danh trình bày về mối quan hệ với ông Hà Văn Thắm. |
HĐXX hỏi Danh về Cty Trung Dung
Ông Danh cho biết Cty Trung Dung thuộc Tập Đoàn Thiên Thanh, ngoài Cty Trung Dung còn rất nhiều công ty khác trực thuộc tập đoàn. Ông Danh cho biết thêm mình không phải là người trực tiếp bổ nhiệm mà chính Bình là người xin đứng tên.
HĐXX: Mối quan hệ giữa bị cáo với Hà Văn Thắm?
Đã từng giao dịch về tín dụng với ông Thắm rất nhiều năm. Khi đề xuất với chính phủ được mở thêm Ngân hàng về lĩnh vực xây dựng thì không được, sau đó nghe ông Thắm nói cần tái cơ cấu lại Ngân hàng Đại Tín, ông Thắm sẽ bỏ 1.000 tỷ để cân đối thanh khoản.
Ông Danh đồng ý nếu ông Thắm chuyển 800 tỷ đồng để giải quyết dư nợ, nhưng sau đó trước mắt Thắm chuyển cho 500 tỷ đồng. Bản thân Danh không giao dịch với Ngân hàng Đại Tín.
Theo ông Danh thì gặp bà Sáu Phấn tại khách sạn của ông Thắm gần sân bay Tân Sơn Nhất. Thời điểm này ông Danh nói với bà Phấn chuyển giao Đại Tín lại cho Danh nhưng bà Phấn không đồng ý.
Tuy nhiên, sau khi Thắm nói chuyện lại với bà Sáu Phấn thì bà Sáu Phấn mới đồng ý nhưng trên thực tế bị cáo không điều hành Cty của bà Sáu Phấn.
Một thời gian sau, Danh có ngồi lại với bà Phấn thỏa thuận chuyển giao toàn bộ nghĩa vụ và trách nhiệm cho Danh với tư cách là đại diện các cổ đông.
Việc trao đổi hỗ trợ chi tiết thì ông Thắm có nói sẽ hỗ trợ Đại Tín đảm bảo nguyên tắc theo quy định của pháp luật.
HĐXX: Việc hỗ trợ này có tài chính không?
Thời điểm đó ông Thắm chỉ nói hỗ trợ. Một năm sau thì ông Danh tiếp quản Đại Tín (khoảng giữa năm 2013)
Ông Trần Văn Bình là người được thẩm vấn đầu tiên
Trả lời HĐXX, Bình cho biết mình là nhân viên lái xe cho tập đoàn Thiên Thanh.
HĐXX hỏi, bị cáo có làm TGĐ của Cty Trung Dung không?
Ông Bình trả lời chỉ đến khi CQĐT vào cuộc và điều tra thì bị cáo mới biết mình làm TGD của Cty Trung Dung, bị cáo không biết Cty Trung Dung.
HĐXX hỏi, có ký vào các biên bản đại diện Công ty Trung Dung hay không?
Bị cáo không nhớ.
HĐXX: Hợp đồng tín dụng của Cty Trung Dung ký với Oceanbank có phải do bị cáo ký không?
Bị cáo không nhớ.
HĐXX: Hoạt động của Cty Trung Dung như thế nào, có góp vốn gì không?
Bị cáo không nhớ
HĐXX: Về khoản vay 500 tỷ với Oceanbank?
Bị cáo không biết gì hết
HĐXX: Bị cáo không nhớ thì có cần chủ tọa công bố lời khai tại CQĐT hay không?
Bình không trả lời câu hỏi này mà im lặng. Sau đó HĐXX cho ông Bình về chỗ ngồi
VKSND TP Hà Nội công bố xong bản cáo trạng. HĐXX chuyển sang phần xét hỏi.
Thư ký điểm danh các bị cáo được tại ngoại
Các bị cáo trong phiên tòa chiều 29/8. |
Trong vụ án này, có 227 cá nhân là giám đốc Phòng giao dịch chi lãi ngoài gây thiệt hại dưới 1 tỷ đồng và các phó giám đốc, nhân viên các chi nhánh, phòng giao dịch chi lãi ngoài trái quy định gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên. Họ đều là những người tiếp nhận chủ trương chi lãi ngoài cho khách hàng gửi tiền từ giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch sau đó trực tiếp hoặc chỉ đạo nhân viên thực hiện.
Tuy nhiên, CQĐT xác định, sau khi phân tích, đánh giá về vai trò, vị trí nhận thấy, diện đối tượng này số lượng rất lớn, những cá nhân này là cấp dưới thực hiện theo chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch, không phải từ Hà Văn Thắm, Nguyễn Minh Thu hoặc lãnh đạo hội sở Oceanbank.
Về trách nhiệm của việc chi lãi ngoài, có 34 người chịu trách nhiệm chính là giám đốc các chi nhánh, phòng giao dịch đã được cơ quan điều tra khởi tố. Nếu xử lý hình sự hết những người này thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống của Oceanbank trong giai đoạn tái cơ cấu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đại diện Viện Kiểm sát tiếp tục công bố bản cáo trạng dài 109 trang. Theo kết luận của cáo trạng, trong quá trình hoạt động tại ngân hàng Oceanbank đã xảy ra nhiều vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng tring việc huy động tiền gửi, chi lãi suất vượt trần, chi lãi suất ngoài hợp đồng cho khách hàng; tham ô; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tiền; gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đối với Ngân hàng Oceanbank và các cổ đông; ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước.
Nguyên nhân của việc trên là do hành vi phạm tội của Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn cùng nhiều nhiều đối tượng trong Ban Tổng Giám đốc, lãnh đạo các Khối nghiệp vụ ở Hội sở đến lãnh đạo các chi nhanh, phòng giao dịch và các đối tượng có liên quan khác.
Kết luận cáo trạng nêu rõ, Nguyễn Xuân Sơn đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt số tiền lớn, và Hà Văn Thắm với vai trò là đồng phạm giúp sức cho Sơn.
Cụ thể: trong thời gian được Tập đoàn Dầu khí (PVN) cử sang Oceanbank tham gia quản lý với chức vụ là Tổng Giám đốc, đồng thời là người đại diện phần vốn góp của PVN tại Oceanbank; lợi dụng vị thế của PVN là đối tác chiến lược có lượng tiền gửi rất lớn tại Oceanbank; với mục đích và động cơ cá nhân, Nguyễn Xuân Sơn đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để đưa yêu cầu với Hà Văn Thắm việc chi thêm tiền ‘chăm sóc khách hàng’ ngoài lãi suất theo hợp đồng đối với tiền gửi PVN và giao cho Sơn toàn quyền quyết định.
Từ đó dẫn đến chủ trương thu thêm lãi suất vay tín dụng và chênh lệch tỷ giá dưới hình thức ‘thu phí’ của khách hàng thông qua việc ký hợp đồng khống với Cty BSC và chỉ đạo cấp dưới gồm Nguyễn Minh Hoàn, Nguyễn Minh Thu, Phạm Hoàng Giang và Hoàng Thị Hồng Tứ triển khai thực hiện.
Theo đó, thu được số tiền gần 68.935.433.810 đồng, cùng với số tiền 445.066.190 đồng lấy từ nguồn tiền của Cty BSC vay của Cty VNT và Hà Văn Thắm để chuyển cho Nguyễn Xuân Sơn theo yêu cầu của Sơn. Tổng số tiền Sơn đã chiếm đoạt là 69.380.500.000 đồng.
Hành vi nêu trên của Nguyễn Xuân Sơn, Hà Văn Thắm và các đồng phạm đã phạm tội ‘Lạm dụng chức vụ, quyền hạnh chiếm đoạt tài sản’ theo Điều 280 BLHS. Trong đó, Sơn giữ vai trò chính, là người khởi xướng, đưa yêu cầu và cùng Hà Văn Thắm triển khai thực hiện việc ‘thu phí’ và chiếm đoạt số tiền hơn 69 tỷ đồng nói trên.
Cáo trạng xác định Hà Văn Thắm là đồng phạm chủ mưu và chỉ đạo thực hiện đắc lực, giúp cho Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt tài sản.
Hành vi của Hoàn, Thu, Giang và Tứ đã đồng phạm giúp sức khi thực hiện chỉ đạo của Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn triển khai thực hiện việc ký hợp đồng dịch vụ, hợp đồng mua bán tài sản có kỳ hạn với khách hàng, thu phí được 68.935.433.810 đồng, tạo nguồn cho Thắm sử dụng chi cho Nguyễn Xuân Sơn theo yêu cầu để Sơn lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt.
Ngoài ra, kết quả điều tra còn xác định, từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2014, Nguyễn Xuân Sơn đã chiếm đoạt số tiền 246.603.989.000 đồng từ việc Oceanbank chi lãi ngoài hợp đồng; trong đó việc chiếm đoạt 49.320.797.800 đồng là hành vi tham ô tài sản.
Còn lại 197.283191.200 đồng xác định Nguyễn Xuân Sơn đã lạm dụng chức vụ, quyền hạnh của mình để yêu cầu Hà Văn Thắm chi và chiếm đoạt, gây thiệt hại cho các cổ đông khác của Oceanbank.
Cáo trạng xác định, ở hành vi này Hà Văn Thắm là đồng phạm giúp sức cho Nguyên Xuân Sơn lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt số tiền trên.
Trong quá trình điều tra, Nguyễn Xuân Sơn không thừa nhận hành vi phạm tội; Hà Văn Thắm và các đồng phạm khác đã thành khẩn khai báo hành vi phạm tội của mình, có ý thức hợp tác với cơ quan điều tra để làm rõ vụ án.
Nhật Anh - Phi Hùng
Theo Đời sống & Pháp lý
Pháp luật 11:13 | 16/04/2019
Pháp luật 14:57 | 11/03/2019
Kinh doanh 07:01 | 04/05/2018
Pháp luật 23:07 | 03/05/2018
Pháp luật 10:52 | 03/05/2018
Pháp luật 01:31 | 03/05/2018
Kinh doanh 01:11 | 03/05/2018
Pháp luật 09:57 | 02/05/2018