Phiên toà vụ Hà Văn Thắm sáng 30/8: Nhắc tới công việc hành chính ở OceanBank, diễn viên Quỳnh Tứ nức nở

Hôm nay (30/8), phiên tòa xét xử bị cáo Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương - OceanBank) cùng các đồng phạm tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo.

Sau hơn 1 ngày kiểm tra căn cước và đọc cáo trạng, chiều 29/8, phiên tòa xét xử bị cáo Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương - OceanBank) cùng các đồng phạm chuyển sang phần xét hỏi các bị cáo.

Phiên tòa chiều 29/8 tập trung thẩm vấn làm rõ trách nhiệm trong khoản vay 500 tỷ đồng của OceanBank. Khai trước Tòa, bị cáo Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam - VNCB) cho rằng, trong việc chuyển nhượng, mua lại Ngân hàng Đại Tín (sau này đổi tên thành VNCB), bị cáo Hà Văn Thắm đã hứa hỗ trợ Danh và đã thực hiện bằng khoản cho vay 500 tỷ đồng của OceanBank. Trên giấy tờ, khoản vay 500 tỷ đồng này được “rót” về Công ty Trung Dung (là sân sau của Phạm Công Danh).

Về việc vay tiền, Phạm Công Danh phủ nhận sự tham gia và cho rằng bị cáo Hứa Thị Phấn đã thực hiện tất cả các hồ sơ, giao dịch để vay tiền của Ngân hàng OceanBank. Sau khi được giải ngân số tiền 500 tỷ đồng vay của OceanBank, số tiền này được chuyển vào 4-5 tài khoản của những người trong nhóm Phú Mỹ tại Ngân hàng Đại Tín (là nhóm của bị cáo Hứa Thị Phấn) còn Danh không phải là người sử dụng tiền và không chịu trách nhiệm về việc này. Danh cho rằng, ngân hàng cho vay nợ, nếu người mượn tiền không có khả năng trả nợ thì ngân hàng phải xử lý tài sản thế chấp.

Chuyển sang thẩm vấn bị cáo Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank thừa nhận về việc cho vay 500 tỷ đồng nói trên có vi phạm quy định về cho vay, nhưng bị cáo xin được Tòa xem xét tình tiết bị cáo đã yêu cầu Ngân hàng Đại Tín phong tỏa khoản vay này và yêu cầu phải được sử dụng đúng mục đích. Tài sản thế chấp cho khoản vay 500 tỷ đồng gồm nhiều tài sản thế chấp, trong đó có 100% vốn góp (250 tỷ đồng) của Công ty Trung Dung. Theo bị cáo Thắm, cơ sở nhận tài sản này là giá trị thương mại của Công ty Trung Dung, báo cáo tài chính của công ty này…

Ngoài ra còn có tài sản thế chấp là bất động sản, cổ phiếu của Công ty cổ phần Tập đoàn SSG của bà Hứa Thị Phấn. Trả lời câu hỏi của Hội đồng xét xử về việc tại sao cho vay khi tài sản thế chấp chưa đầy đủ về mặt pháp lý? Bị cáo Thắm cho rằng: Đối với Công ty Trung Dung, ngoài các tài sản thế chấp, bị cáo còn dựa vào niềm tin giá trị thương mại của Công ty này. Nhưng sau đó phía Ngân hàng Đại Tín đã giải ngân không đúng mục đích và đã không phong tỏa theo thỏa thuận với OceanBank. Trên cơ sở đó, Hà Văn Thắm đồng quan điểm với Phạm Công Danh cho rằng, nhóm bà Phấn đã sử dụng số tiền 500 tỷ đồng này và phải chịu trách nhiệm hoàn trả lại cho OceanBank.

Bị cáo Nguyễn Văn Hoàn (nguyên Phó Tổng Giám đốc OceanBank) khai trước Tòa, bị cáo là người trực tiếp ký cho Công ty Trung Dung vay 500 tỷ đồng. Bị cáo thừa nhận có sai sót trong thẩm định hồ sơ vay nhưng thiếu sót của hồ sơ vay có thể khắc phục được. Nói về trách nhiệm khoản vay, Nguyễn Văn Hoàn cho rằng, cần căn cứ vào thỏa thuận phong tỏa tài khoản giữa ba bên: Oceanbank - Đại Tín - Trung Dung.

Do bị cáo Hứa Thị Phấn vắng mặt tại phiên xử, Tòa đã công bố lời khai của bị cáo Phấn cho biết bà cho Phạm Công Danh mượn tài sản của Công ty cổ phần Tập đoàn SSG là để vay tiền của OceanBank. Trong khoản tiền vay 500 tỷ đồng, Hứa Thị Phấn không được hưởng lợi gì…

Nói về lời khai của bà Phấn, Hà Văn Thắm cho rằng lời khai có nhiều chi tiết không đúng sự thật, giữa Danh - Phấn - Thắm không có sự bàn bạc cho vay tiền và không thỏa thuận cho vay trái pháp luật. Có mặt tại Tòa, đại diện Ngân hàng OceanBank trình bày quan điểm về khoản vay 500 tỷ đồng. Theo đó, OceanBank đề nghị làm rõ trách nhiệm liên quan của Ngân hàng Đại Tín (nay là VNCB), đồng thời làm rõ trách nhiệm để yêu cầu các bị cáo trả lại khoản tiền 500 tỷ đồng cho ngân hàng. Đại diện Ngân hàng OceanBank đề nghị kê biên những tài sản đã sử dụng cho khoản vay này, đó là 2 hợp đồng góp vốn đầu tư xây dựng nhà ở tại dự án khu dân cư phức hợp Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh; phong tỏa hơn 5,8 triệu cổ phiếu của Công ty SSG.

11:29 11:25 11:23 11:04 11:03 11:00 10:55 10:52 10:30 09:54 09:46 09:24 09:15 08:45 08:44 07:51
11:29

Tòa tạm nghỉ

Trước khi kết thúc giờ làm việc buổi sáng, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn – cựu TGĐ Oceanbank đã trình bày mình không chỉ đạo Nguyễn Minh Thu thu phí ngoại tệ thông qua Công ty BSC.

Nói về Cty BSC, Sơn cho biết mãi về sau mới biết BSC là công ty của Hà Văn Thắm. Sau đó, Sơn cho rằng bản thân không hay biết về hoạt động thu phí của Cty BSC.

HĐXX công bố một số văn bản họp HĐQT, theo đó, các biên bản này có chữ ký của Nguyễn Xuân Sơn ghi “đồng ý cho vay, thu phí qua BSC”?

Trả lời vấn đề này, ông Sơn lý giải, đó là khoản vay liên quan đến Vinashinlines. “Do Vinashinlines không còn tài sản đảm bảo nên bị cáo không đồng ý thì Hà Văn Thắm nói, để BSC bảo lãnh cho khoản vay này.” – ông Sơn trình bày

Về lời khai của các bị cáo đồng phạm và những người liên quan đến việc chuyển cho Sơn hơn 69 tỷ đồng. Sơn cho hay việc chi chăm sóc khách hàng, Hà Văn Thắm chi tiền từ túi riêng của mình, chứ tiền đó không phải của ngân hàng.

“Bị cáo đã thống nhất với Hà Văn Thắm, tiền của NH thì phải chi theo quy định. Với vị trí TGĐ ngân hàng, vì sự phát triển của ngân hàng, nên bị cáo nhận một số khoản tiền của Hà Văn Thắm chăm sóc khách hàng, bị cáo chi hết và không tư lợi riêng. Bị cáo chi đúng mục đích mà HĐQT Oceanbank yêu cầu chi chăm sóc khách hàng. Nó đưa lại kết quả tốt”, ông Sơn khẳng định.

Theo ông Sơn thì bản thân bị cáo không trực tiếp nhận tiền, việc nhân viên đưa tiền thì Sơn cho rằng số tiền này được sử dụng cùng với giám đốc các chi nhánh để chăm sóc khách hàng.

Nói về lời khai của anh Nguyễn Việt Dũng trước đó, Sơn trả lời: “bị cáo không nhớ. Do anh Dũng là thư ký của bị cáo nên bị cáo nhận”.

Sau đó, Sơn thừa nhận đã nhận 10 tỷ đồng từ anh Nguyễn Việt Trung. Tuy nhiên, theo Sơn thì số tiền này không phải là Sơn nhận của hội sở Oceanbank.

Về số tiền 6,6 tỷ đồng mà Hồng Tứ khai đã đưa cho Sơn, Sơn trả lời rằng mình không nhớ là có nhận hay không?

HĐXX đặt câu hỏi: Tiền chăm sóc khách hàng là của ngân hàng hay tiền riêng của Hà Văn Thắm

Trả lời HĐXX, Sơn khẳng định có nhận tiền của Thắm, còn tiền Thắm đưa là của Ngân hàng hay từ túi riêng của Thắm thì Sơn không biết.

HĐXX tiếp tục đặt câu hỏi: Nếu không có 800 tỷ của PVN, bị cáo có nhận dược tiền của Thắm gửi không?

“Hai khoản tiền này không có mối quan hệ với nhau. Nếu không có tiền góp vốn của PVN, nhưng với tư cách TGĐ bị cáo vẫn phải chi chăm sóc khách hàng” – Sơn trả lời

11:25

Đến lượt bị cáo Nguyễn Minh Thu trả lời HĐXX

Đầu năm 2009 bị cáo làm Phó TGĐ Oceanbank và được phân công nhiệm vụ khối nguồn vốn của ngân hàng.

Nói về công ty BSC, Thu trình bày đến giữa năm 2009 nhận được chỉ đạo của Nguyễn Xuân Sơn việc bán ngoại tệ cho khách hàng và thu phần chênh lệch tỉ giá thông qua BSC.

Sau đó, Thu về triển khai ở khối nguồn vốn và thực hiện chủ trương này. Khối nguồn vốn đã thực hiện chỉ đạo xuống các chi nhánh.

Thu cũng cho rằng, bị cáo không hề có liên hệ với Công ty BSC.

Việc thu thêm một khoản phí, thông qua Công ty BSC, theo nhận thức của Thu là không đúng quy định của NHNN.

Tuy nhiên, bị cáo mong HĐXX xem xét khi triển khai công việc này là thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo ngân hàng, vì lợi ích của ngân hàng, để giữ chân khách hàng.

Với phần thu thêm thông qua BSC, bị cáo cho biết để đảm bảo ngân hàng không bị lỗ. “Theo bị cáo hiểu thì Oceanbank không thiệt hại”.

Sau đó Thu thừa nhận có sai phạm làm sai quy định của NHNN, nhưng động cơ của bị cáo do lợi ích của ngân hàng, không biết ai chiếm đoạt số tiền này.

Bị cáo mong HĐXX về tội danh của bị cáo, với vai trò đồng phạm giúp sức.

11:23

Cựu Phó TGĐ Nguyễn Văn Hoàn trả lời HĐXX

Ông Hoàn khai chỉ thông báo chủ trương của HĐQT, chứ không phải là người chỉ đạo. Theo ông Hoàn, ngân hàng không thể thu được khoản nào ngoài lãi suất tín dụng, nên mới thực hiện thu phí qua Công ty BSC.

" Bị cáo mong xem xét hành vi và cho rằng mình không vi phạm hành vi này" - ông Hoàn trình bày

11:04

Bị cáo Nguyễn Thị Kiều Liên – cựu Giám đốc chi nhánh Vũng Tàu, cũng cho biết cũng nhận được chỉ đạo, hướng dẫn của Công ty BSC. Tuy nhiên sự việc này xảy ra trước khi bị cáo về nắm giữ chức trách quản lý tại chi nhánh Vũng Tàu.

Bị cáo Nguyễn Quốc Chiến – cựu Giám đốc Chi nhánh Vũng Tàu xác nhận có nhận số tiền hàng trăm triệu từ hội sở. Tiền chăm sóc khách hàng được thực hiện như thăm hỏi, lễ tết, hội nghị…

11:03

HĐXX chuyển sang xét hỏi bị cáo Trần Thị Thu Hương – cựu Giám đốc Chi nhánh Hải Dương

Bà Hương khai nhận từ anh Nguyễn Việt Dũng 40 triệu đồng. Số tiền này bà Hương biết được anh Dũng nhận từ ông Hà Văn Thắm để chuyển cho ông Nguyễn Xuân Sơn. Bị cáo Sơn chỉ đạo anh Dũng chuyển cho Trần Thị Thu Hương.

Trước tòa, bị cáo Hương khẳng định có nhận được email chỉ đạo việc thực hiện thu phí thông qua Công ty BSC nhưng bị cáo không phụ trách, nên không biết.

11:00

HĐXX hỏi anh Võ Việt Trung

Anh Trung cho biết, trong giai đoạn 2008-2014 anh Trung là Phó TGĐ Oceanbank phụ trách phía Nam. Trong thời gian công tác tại Oceanbank, anh Trung phụ trách mảng đầu tư, phát triển mạng lưới mở rộng.

Theo lời anh Trung, anh có nhận số tiền hơn 10 tỷ đồng trong 7 lần rồi chuyển cho ông Nguyễn Xuân Sơn. Về vấn đề này, ông Thắm xác nhận lời trình bày của những người liên quan hoàn toàn đúng sự thật.

10:55

Đến lượt anh Nguyễn Việt Dũng trả lời HĐXX với tư cách là người liên quan.

Anh Dũng cho biết, từ năm 2009-2010 là trợ lý của TGĐ Nguyễn Xuân Sơn. Theo anh Dũng thì có một vài lần ông Sơn nhờ nhận tiền từ ông Hà Văn Thắm.

"Lần đầu tiên vào cuối tháng 12/2009 nhận hơn 102.000 USD. Số tiền này sau khi nhận từ Hà Văn Thắm thì đưa lại cho Sơn. Lần tiếp nhận hơn 3,3 tỷ qua tài khoản. Một phần chuyển cho chi nhánh ngân hàng Oceanbank, phần còn lại tôi đưa lại cho Nguyễn Xuân Sơn", anh Dũng trả lời.

Tổng cộng anh Dũng nhận giúp Nguyễn Xuân Sơn 3 lần với số tiền tương đương hơn 8,6 tỷ đồng.

10:52

HĐXX hỏi người có quyền lợi liên quan

Chị Nguyễn Thị Hậu là thủ quỹ của Công ty BSC giai đoạn 2009-2012 cho biết, chứng từ thu chi đều có xác nhận và chữ ký của Hà Văn Thắm.

HĐXX: Hà Văn Thắm không giữ chức danh tại BSC tại sao lại ký?

“Tôi chỉ biết BSC là công ty của Hà Văn Thắm” thủ quỹ BSC trình bày.

Theo lời chị Hậu, chị có đưa tiền cho bà Hoàng Thị Hồng Tứ. Tuy nhiên đưa bao nhiêu lần thì Hậu không nhớ. Số tiền đưa cho bà Tứ, chị Hậu không biết dùng vào việc gì.

Về vấn đề này, Hồng Tứ khẳng định chỉ nhận tiền 3 lần và đều đưa cho Nguyễn Xuân Sơn.

10:30

Về chủ trương thu phí, ông Thắm tự nhận đó là chủ trương của mình và không nói cho Nguyễn Xuân Sơn. Nhưng theo ông Thắm thì ông Sơn có biết việc này.

Sau đó, ông Thắm xin HĐXX cân nhắc, xem xét miễn tội Lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản liên quan đến hành vi dùng 69 tỷ đồng thu phí tại Công ty BSC. "Bị cáo không chiếm đoạt mà chỉ sai khi sử dụng số tiền này đưa cho Sơn để chăm sóc khách hàng", ông Thắm trình bày

09:54

Nói về vai trò của bà Hồng Tứ trong vụ án này, ông Thắm cho biết việc điều hành công ty BSC không thể cho bà Tứ tham gia vì bà Tứ không có trình độ, kinh nghiệm.

Về các hợp đồng mà có chữ ký của bà Tứ, ông Thắm cảm thấy hơi ngạc nhiên và không nhớ cụ thể là những hợp đồng nào.

Nói về việc bị đổi tội danh, ông Hà Văn Thắm xin xem xét lại sự việc. Theo bị cáo, vì một lý do nào đó ông Nguyễn Xuân Sơn khai không đúng sự thật. Ông Sơn dùng tiền đó để chi cho khách hàng và sự việc này lặp đi lặp lại nhiều lần. Việc chi tiền chăm sóc khách hàng là để đảm bảo lợi nhuận cho Oceanbank.

Bị cáo cho rằng, mình không giúp sức ông Sơn để chiếm đoạt, vì đấy là chi tiền cho khách hàng. Có chăng việc giúp sức ở đây là giúp ông Sơn chăm sóc khách hàng. Nếu ông Sơn chiếm đoạt thì hành động phát sinh thêm của cựu TGĐ Oceanbank.

“Bị cáo rất buồn khi bị cáo buộc là giúp sức cho Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt tiền”, ông Thắm phân trần.

09:46

HĐXX thẩm vấn ông Hà Văn Thắm

truc tiep phien toa vu ha van tham sang 308 loi khai trong nuoc mat cua dien vien quynh tu
Ông Hà Văn Thắm.

Ông Thắm thừa nhận Công ty BSC là do bị cáo thành lập và là chủ trương của bị cáo.

Việc thu phí bị cáo chỉ trao đổi bàn bạc với ông Nguyễn Văn Hoàn – Phó TGĐ và ông Phạm Hoàng Giang – cựu TGĐ BSC.

Nói về hoạt động của BSC, ông Thắm cho biết BSC làm việc với một số khách hàng thỏa thuận về phí dịch vụ.

“Bị cáo xin xem xét lại vấn đề này vì khá nhiều khách hàng là bạn bè của bị cáo, họ không có phản hồi gì cả. Đấy là thỏa thuận dân sự. Tiền thu được, bị cáo nghĩ là tiền của BSC nên chuyển cho Nguyễn Xuân Sơn để chăm sóc khách hàng.”, ông Thắm cho biết.

Theo ông Thắm, với cương vị là chủ tịch HĐQT thì việc thu số tiền 70 tỷ thì chỉ cần 1-2 khách hàng lớn là có thể có được, về việc cho vay 500 đến 700 tỷ sẽ nhận được phần trăm mà không cần phải lập một công ty.

Đối với khoản tiền cáo trạng truy tố xác định hành vi thu phí của BSC là hơn 69 tỷ đồng theo bị cáo còn phải chi phí nhiều khoản như thuế và các khoản chi phí khác.

“Chủ trương thành lập BSC là làm thật, hưởng thật”, ông Thắm khai nhận.

09:24

HĐXX thẩm vấn bị cáo Phạm Hoàng Giang – cựu TGĐ BSC về sai phạm liên quan đến thu phí khách hàng

truc tiep phien toa vu ha van tham sang 308 loi khai trong nuoc mat cua dien vien quynh tu
Bị cáo Phạm Hoàng Giang.

Ông Giang khai nhận mình được được tuyển về ngân hàng Oceanbank làm trưởng phòng pháp chế, sau đó được bổ nhiệm lmà TGĐ của Công ty BSC.

“Bị cáo không tham gia góp vốn cũng như không tham gia HĐQT của BSC” – ông Giang khai nhận.

Theo ông Giang, nhiệm vụ của bị cáo tại BSC là ký hợp đồng trong một số lĩnh vực kinh doanh bất động sản, dịch vụ đầu tư thương mại, môi giới…

“Nhiệm vụ của bị cáo là thực hiện theo hợp đồng lao động được HĐQT thông qua. Công việc tại đây, bị cáo đều làm việc độc lập theo chức năng, ngoài một số trường hợp đặc biệt thì phải báo cáo Hoàng Thị Hồng Tứ bằng văn bản” – bị cáo Giang trả lời HĐXX.

Ngoài ra, ông Giang cho biết mình không theo dõi việc nhận tiền thu phí, khách hàng có thể thanh toán tiền mặt, chuyển khoản, việc của bị cáo chỉ là ký các hợp đồng tại BSC.

Nói về các hợp đồng đã ký trong thời gian giữ cương vị TGĐ Cty BSC, ông Giang cho rằng, việc ký các hợp đồng này là ký hợp đồng kinh doanh theo nhiệm vụ được giao.

Quá trình làm việc, các hợp đồng của bị cáo ký không liên quan gì đến những sai phạm như cáo trạng truy tố.

“Bị cáo cũng không biết mục đích sử dụng đồng tiền sinh ra từ các hợp đồng ký tại BSC. Bị cáo không giữ vai trò giúp sức. Bị cáo cũng đã có đơn kiến nghị gửi tòa.”- ông Giang trình bày.

09:15

Phiên tòa bước vào xét hỏi hành vi Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Bị cáo Hoàng Thị Hồng Tứ - nguyên chủ tịch HĐQT Cty BSC (công ty do Thắm lập ra) thẩm vấn đầu tiên

truc tiep phien toa vu ha van tham sang 308 loi khai trong nuoc mat cua dien vien quynh tu

Theo lời khai của bà HồngTứ, bà không góp vốn, không có bất kỳ hoạt động nào tại công ty BSC. Mặc dù đứng tên Chủ tịch HĐQT công ty này nhưng công việc chính của bà Tứ là công việc hành chính tại Oceanbank.

Vừa trình bày tới đây, bà Tứ không giữ được bình tĩnh đã nức nở khóc. Chủ tọa Trần Nam Hà đã phải trấn an bị cáo giữ bình tĩnh để trả lời các câu hỏi của HĐXX.

Bóng hồng này cho biết làm thư ký Chủ tịch HĐQT tại Oceanbank từ năm 2007. Đến năm 2013, bà Tứ xuống làm việc tại khối bán lẻ, chuyên viên truyền thông.

Trả lời HĐXX về hoạt động của BSC, bà Tứ khai vào năm 2008 ông Hà Văn Thắm nhờ đứng tên Chủ tịch BSC trong thời gian chờ người điều hành. Bao nhiêu nhân sự, trụ sở của BSC ở đâu, Tứ đều không nắm được.

Nói về việc ký 97 hợp đồng “thu phí” của khách hàng vay tiền ngân hàng thông qua Công ty BSC, Tứ cho biết việc làm này chỉ mang tính thủ tục vì đã được hoàn thiện hồ sơ, viết tên của bị cáo đã đầy đủ, bị cáo chỉ việc ký vào các hợp đồng này.

Chủ tọa đặt câu hỏi, bị cáo nghĩ như thế nào khi bị truy tố ra trước vành móng ngựa?

Trả lời câu hỏi này, bà Tứ ôm mặt khóc: "Bị cáo không tư lợi, bị cáo không giúp sức cho ai".

08:45

Bà Vũ Thị Hương Thảo - Đại diện Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB, nay là CB) trả lời vấn đề liên quan đến khoản vay 500 tỷ đồng.

truc tiep phien toa vu ha van tham sang 308
Đại diện Ngân hàng Xây dựng Việt Nam.

Người đại diện cho rằng, đây là hợp đồng vay mượn của Công ty Trung Dung với Oceanbank nên CB không có quan điểm về vấn đề này.

Nói về biên bản 3 bên (Trung Dung – Oceanbank – Đại Tín) người đại diện cho biết Ngân hàng Đại tín chuyển thành Ngân hàng CB và phía CB không phát sinh trách nhiệm trong khoản vay này.

Về trách nhiệm giải quyết số tiền 500 tỷ đồng, bà Thảo cho rằng, đó là hợp đồng tín dụng giữa Oceanbank và Trung Dung nên cứ theo hợp đồng tín dụng để thực hiện.

Theo HĐXX, khoản tiền này Phạm Công Danh vay, và tiền được chuyển về Đại Tín để tất toán các khoản nợ của Hứa Thị Phấn tại Ngân hàng Đại Tín.

08:44

Phiên tòa xét xử đại án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) ngày 30/8 tiếp tục với phần xét hỏi liên quan hành vi Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

07:51

Sau hơn 1 ngày kiểm tra căn cước và đọc cáo trạng, chiều 29/8, phiên tòa xét xử bị cáo Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương - OceanBank) cùng các đồng phạm chuyển sang phần xét hỏi các bị cáo.

Phiên tòa chiều 29/8 tập trung thẩm vấn làm rõ trách nhiệm trong khoản vay 500 tỷ đồng của OceanBank.

truc tiep phien toa vu ha van tham sang 308

Khai trước Tòa, bị cáo Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam - VNCB) cho rằng, trong việc chuyển nhượng, mua lại Ngân hàng Đại Tín (sau này đổi tên thành VNCB), bị cáo Hà Văn Thắm đã hứa hỗ trợ Danh và đã thực hiện bằng khoản cho vay 500 tỷ đồng của OceanBank. Trên giấy tờ, khoản vay 500 tỷ đồng này được “rót” về Công ty Trung Dung (là sân sau của Phạm Công Danh).

Về việc vay tiền, Phạm Công Danh phủ nhận sự tham gia và cho rằng bị cáo Hứa Thị Phấn đã thực hiện tất cả các hồ sơ, giao dịch để vay tiền của Ngân hàng OceanBank.

Sau khi được giải ngân số tiền 500 tỷ đồng vay của OceanBank, số tiền này được chuyển vào 4-5 tài khoản của những người trong nhóm Phú Mỹ tại Ngân hàng Đại Tín (là nhóm của bị cáo Hứa Thị Phấn) còn Danh không phải là người sử dụng tiền và không chịu trách nhiệm về việc này.

Danh cho rằng, ngân hàng cho vay nợ, nếu người mượn tiền không có khả năng trả nợ thì ngân hàng phải xử lý tài sản thế chấp.

Chuyển sang thẩm vấn bị cáo Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank thừa nhận về việc cho vay 500 tỷ đồng nói trên có vi phạm quy định về cho vay, nhưng bị cáo xin được Tòa xem xét tình tiết bị cáo đã yêu cầu Ngân hàng Đại Tín phong tỏa khoản vay này và yêu cầu phải được sử dụng đúng mục đích.

Tài sản thế chấp cho khoản vay 500 tỷ đồng gồm nhiều tài sản thế chấp, trong đó có 100% vốn góp (250 tỷ đồng) của Công ty Trung Dung. Theo bị cáo Thắm, cơ sở nhận tài sản này là giá trị thương mại của Công ty Trung Dung, báo cáo tài chính của công ty này…

Ngoài ra còn có tài sản thế chấp là bất động sản, cổ phiếu của Công ty cổ phần Tập đoàn SSG của bà Hứa Thị Phấn. Trả lời câu hỏi của Hội đồng xét xử về việc tại sao cho vay khi tài sản thế chấp chưa đầy đủ về mặt pháp lý? Bị cáo Thắm cho rằng: Đối với Công ty Trung Dung, ngoài các tài sản thế chấp, bị cáo còn dựa vào niềm tin giá trị thương mại của Công ty này.

Nhưng sau đó phía Ngân hàng Đại Tín đã giải ngân không đúng mục đích và đã không phong tỏa theo thỏa thuận với OceanBank.

Trên cơ sở đó, Hà Văn Thắm đồng quan điểm với Phạm Công Danh cho rằng, nhóm bà Phấn đã sử dụng số tiền 500 tỷ đồng này và phải chịu trách nhiệm hoàn trả lại cho OceanBank.

Bị cáo Nguyễn Văn Hoàn (nguyên Phó Tổng Giám đốc OceanBank) khai trước Tòa, bị cáo là người trực tiếp ký cho Công ty Trung Dung vay 500 tỷ đồng. Bị cáo thừa nhận có sai sót trong thẩm định hồ sơ vay nhưng thiếu sót của hồ sơ vay có thể khắc phục được. Nói về trách nhiệm khoản vay, Nguyễn Văn Hoàn cho rằng, cần căn cứ vào thỏa thuận phong tỏa tài khoản giữa ba bên: Oceanbank - Đại Tín - Trung Dung.

Do bị cáo Hứa Thị Phấn vắng mặt tại phiên xử, Tòa đã công bố lời khai của bị cáo Phấn cho biết bà cho Phạm Công Danh mượn tài sản của Công ty cổ phần Tập đoàn SSG là để vay tiền của OceanBank. Trong khoản tiền vay 500 tỷ đồng, Hứa Thị Phấn không được hưởng lợi gì…

Nói về lời khai của bà Phấn, Hà Văn Thắm cho rằng lời khai có nhiều chi tiết không đúng sự thật, giữa Danh - Phấn - Thắm không có sự bàn bạc cho vay tiền và không thỏa thuận cho vay trái pháp luật. Có mặt tại Tòa, đại diện Ngân hàng OceanBank trình bày quan điểm về khoản vay 500 tỷ đồng.

Theo đó, OceanBank đề nghị làm rõ trách nhiệm liên quan của Ngân hàng Đại Tín (nay là VNCB), đồng thời làm rõ trách nhiệm để yêu cầu các bị cáo trả lại khoản tiền 500 tỷ đồng cho ngân hàng. Đại diện Ngân hàng OceanBank đề nghị kê biên những tài sản đã sử dụng cho khoản vay này, đó là 2 hợp đồng góp vốn đầu tư xây dựng nhà ở tại dự án khu dân cư phức hợp Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh; phong tỏa hơn 5,8 triệu cổ phiếu của Công ty SSG.

Nhật Anh - Phi Hùng

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.