Tại hội nghị góp ý kiến về dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi được tổ chức ngày 21/8 ở Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Giáo sư Bùi Xuân Hải – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã có một số ý kiến về kỳ thi trung học phổ thông quốc gia đáng chú ý.
Theo ông Bùi Xuân Hải, cần thiết phải duy trì kỳ thi này như hiện nay, vì nó đạt được hai mục tiêu, là xét tốt nghiệp trung học phổ thông, làm cơ sở để xét tuyển vào các trường đại học.
Ông Bùi Xuân Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh: hcmulaw.edu.vn). |
Có quan điểm nêu ra là, tốt nghiệp đến 97 – 98% thì có cần thiết thi không, Phó Giáo sư Bùi Xuân Hải khẳng định rằng: “Đã học thì phải thi”.
Còn việc có nên giao kỳ thi này cho các trường đại học tổ chức hay không, đại diện lãnh đạo Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh nêu quan điểm: Như bối cảnh hiện nay, nếu giao việc này cho các trường đại học, thì tôi tin rằng còn điều tiếng ghê gớm hơn những gì mà chúng ta vừa chứng kiến ở Hòa Bình, Lạng Sơn.
“Mấy trăm trường đại học, các ông ấy tự tổ chức, tự ra đề, tự chấm thi, thì không biết mức độ tin cậy đến mức nào” – ông Bùi Xuân Hải chia sẻ tiếp.
Nếu quan điểm về kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, vị Phó Giáo sư này nói rằng, tổ chức thi có một lần, nên rất căng thẳng.
“Tại sao chúng ta không tổ chức thi trung học phổ thông 2 lần mỗi năm? “ – ông Bùi Xuân Hải nêu vấn đề.
Dẫn chứng sinh viên năm nhất thường ở một số trường đại học có tỷ lệ bỏ học rất cao, Tiến sĩ Nguyễn Kim Dung – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Nếu chỉ dựa vào kỳ thi trung học phổ thông, để tuyển chọn sinh viên vào đại học, cao đẳng thì chưa chuẩn.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phát biểu quan điểm về kỳ thi trung học phổ thông quốc gia (ảnh: P.L). |
Đánh giá những ý kiến về kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, thay mặt lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Nguyễn Hữu Độ - Thứ trưởng phát biểu: Đã bỏ kỳ thi tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở, giờ bỏ tiếp trung học phổ thông thì sẽ rất khó đánh giá học sinh.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia không phải để biết bao nhiêu em đậu tốt nghiệp trung học phổ thông, mà để đánh giá cả một quá trình học của học sinh, để có những điều chỉnh cho phù hợp.
Có nên cân nhắc bỏ thi trắc nghiệm THPT để tránh gian lận thi cử?
Theo GS Ngô Việt Trung, Bộ GD&ĐT nên cân nhắc bỏ hình thức thi trắc nghiệm THPT quốc gia để có thể tránh gian lận ... |
Sai phạm điểm thi ở nhiều tỉnh: Có những người 'bưng cả niêu' chứ không 'gắp 1-2 miếng'
Theo TS. Quách Tuấn Ngọc, việc phát hiện nhiều vụ gian lận điểm thi ở một số tỉnh là vì có những người 'bưng cả ... |
Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình từng khẳng định kì thi không sai phạm vì 'tin tưởng anh em'
Ông Bùi Trọng Đắc - Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình đã giải thích lý do tại sao khi ông từng khẳng định điểm thi ... |
Giám đốc Sở Giáo dục Hòa Bình xin lỗi phụ huynh, học sinh và thầy cô về vụ sai phạm chấm thi
Chiều 3/8, Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình đã lên tiếng xin lỗi các thầy cô, phụ huynh, học sinh về việc để xảy ra ... |
'Sai phạm điểm thi ở Hòa Bình rất nghiêm trọng, thậm chí tinh vi hơn cả Sơn La và Hà Giang'
Theo ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT), sai phạm điểm thi THPT 2018 tại Hòa Bình còn ... |
Trước khi Bộ về chấm thẩm định, Chủ tịch tỉnh Hòa Bình nhận được đơn tố điểm thi bất thường
Ông Bùi Văn Cửu - Trưởng Ban chỉ đạo thi THPT 2018 tỉnh Hòa Bình vừa chính thức lên tiếng trước việc, một số bài ... |
Hòa Bình: Công an làm việc với 5 người, xác minh điểm bất thường trong chấm thi THPT quốc gia
Chiều 2/8, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hòa Bình đã chia sẻ một số ý kiến trước thông tin cho rằng, điểm thi THPT 2018 tại ... |