Phố ông đồ Sài Gòn nhộn nhịp ngày giáp Tết

Phiên chợ Tết kết hợp với Phố ông đồ tại TP HCM khai mạc vào ngày 9/1 (15 tháng Chạp âm lịch) vừa qua đã thu hút đông đảo người dân đến tham quan, chụp ảnh và xin chữ trong những ngày giáp Tết Nguyên đán 2020.
Phố ông đồ Sài Gòn nhộn nhịp ngày 26 Tết - Ảnh 1.

Đường mai và phố ông đồ nhộn nhịp ngày giáp Tết. (Ảnh: Bảo Bình)

Phố ông đồ là một địa điểm mang đậm không khí Tết Việt tại Sài Gòn mỗi mùa Tết Nguyên đán. Đây là hoạt động ý nghĩa dịp Tết nằm trong khuôn khổ Lễ hội Tết Việt do Nhà văn hóa Thanh niên tổ chức suốt 14 năm qua.

Phố ông đồ Sài Gòn nhộn nhịp ngày 26 Tết - Ảnh 2.

Phố ông đồ Sài Gòn nhộn nhịp ngày 26 Tết - Ảnh 3.

Phố ông đồ tổ chức tại vỉa hè đường Nguyễn Thị Minh Khai và Phạm Ngọc Thạch, Quận 1, TP HCM. (Ảnh: Bảo Bình)

Mỗi gian hàng tại phố ông đồ đều được trang trí kĩ lưỡng, gợi nhớ tới phong tục cho chữ truyền thống mỗi dịp Tết đến của Việt Nam. Năm nay có khoảng 30 gian hàng bày biện nhiều câu đối chúc Tết; gần 60 ông đồ, bà đồ đều mặc áo dài, khăn đóng khi cho chữ.

Phố ông đồ Sài Gòn nhộn nhịp ngày 26 Tết - Ảnh 4.

Năm nay có khoảng 10 gian hàng với “bà đồ” viết thư pháp. (Ảnh: Bảo Bình)

Theo các thầy đồ, khách thường xin chủ yếu các chữ phúc - tài - lộc... Những chữ mọi người xin mang ý nghĩa về sự may mắn, hạnh phúc. Các gian hàng đều có sách tham khảo để khách hiểu từng chữ, câu đối... 

Nhiều ông đồ trẻ vẫn miệt mài với "mực tàu, giấy đỏ". (Ảnh: Bảo Bình)

Các bức tranh thủy mặc, thư pháp... được bán với giá từ vài chục ngàn đến hàng triệu đồng. Những sản phẩm được viết, vẽ trên nhiều chất liệu như giấy, lụa, gỗ...

Phố ông đồ Sài Gòn nhộn nhịp ngày 26 Tết - Ảnh 6.

Thư pháp được viết trên nhiều chất liệu khác nhau. (Ảnh: Bảo Bình)

Trải qua 7 năm tham gia phố ông đồ, thầy đồ Quốc Cường tại một gian hàng chia sẻ: “Mỗi năm vào dịp Tết thì các thầy đồ như chúng tôi lại trở nên bận rộn hơn. Tuy có nôn về đón Tết nhưng nán lại Sài Gòn tham gia vào phố ông đồ, cảm nhận không khí Tết rộn ràng cũng có niềm vui riêng”.

Phố ông đồ Sài Gòn nhộn nhịp ngày 26 Tết - Ảnh 7.

Thầy đồ Quốc Cường đã có 7 năm gắn bó với phố ông đồ. (Ảnh: Bảo Bình)

Ngoài đường mai vàng và phố ông đồ dọc hai tuyến đường Phạm Ngọc Thạch và Nguyễn Thị Minh Khai; các chương trình biểu diễn nghệ thuật, trò chơi dân gian, múa lân sư rồng cũng được tổ chức song song.

Phố ông đồ Sài Gòn nhộn nhịp ngày 26 Tết - Ảnh 8.

Phố ông đồ Sài Gòn nhộn nhịp ngày 26 Tết - Ảnh 9.

Nhiều du khách tranh thủ diện áo dài chụp ảnh lưu niệm cùng Lễ hội. (Ảnh: Bảo Bình)

Không gian lễ hội được mở rộng hơn, thêm các gian hàng có hơi hướng hoài cổ để khách tham quan chụp ảnh, tìm hiểu về văn hóa tết xưa. Bốn làng nghề truyền thống gồm làng gốm, làng mây, làng hương, làng vải lụa cũng được tái hiện lại cực kỳ đẹp mắt.

Phố ông đồ Sài Gòn nhộn nhịp ngày 26 Tết - Ảnh 10.

Check-in làng lụa Việt. (Ảnh: Bảo Bình)

Phố ông đồ Sài Gòn nhộn nhịp ngày 26 Tết - Ảnh 11.

Tái hiện làng hương. (Ảnh: Bảo Bình)

Đặc biệt hơn, năm nay Lễ hội có nhiều hoạt động thú vị hơn, như chương trình văn nghệ sĩ với gian hàng bán áo dài cũ gây quỹ chăm lo cho các em thiếu nhi cơ nhỡ vui xuân, trang trí cây mai vàng đại thụ, khu phố ẩm thực với những món ăn truyền thống Việt Nam…

Phố ông đồ Sài Gòn nhộn nhịp ngày 26 Tết - Ảnh 12.

Phố ông đồ Sài Gòn nhộn nhịp ngày 26 Tết - Ảnh 13.

Các bạn trẻ vô cùng thích thú vì có thể cảm nhận rõ được không khí xuân đang tràn về. (Ảnh: Bảo Bình)

Nhiều gia đình, từ người già, thanh niên đến trẻ nhỏ cũng nhân dịp này để diện áo dài và chụp lại những khoảnh khắc đẹp trước thềm năm mới. Có nhiều bạn trẻ trước khi về quê ăn Tết cũng tranh xúng xính áo dài, ra phố ông đồ chụp ảnh lưu niệm mừng năm mới. Nếu còn băn khoăn vì không có trang phục đẹp, du khách có thể thuê áo dại ngay tại Lễ hội để chụp ảnh. 

Phố ông đồ Sài Gòn nhộn nhịp ngày 26 Tết - Ảnh 14.

Không gian đậm hương vị Tết truyền thống thu hút nhiều người tới chụp hình trên phố ông đồ. (Ảnh: Bảo Bình)

Theo các thầy đồ, hiện khách chủ yếu tham quan và chụp hình là chính, sau ngày 23 tháng Chạp, lượng khách đổ về xin chữ sẽ đông hơn. Phố ông đồ sẽ mở cửa đến hết ngày 29/1 (mùng 5 Tết Canh Tý). Đây là hoạt động ý nghĩa, đã và đang giữ lại một nét đẹp thơ của văn hóa Tết Việt giữa lòng đô hội mỗi dịp Tết đến xuân về. 

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.