Tăng cường công tác phòng chống bệnh Sởi tại các cơ sở y tế |
Gia tăng bệnh truyền nhiễm ở trẻ |
Tại Hà Nội, số trẻ mắc bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, nhất là ở độ tuổi dưới tuổi tiêm chủng và ở những trẻ không tiêm đầy đủ mũi vắc xin phòng sởi. Tính đến cuối tháng 8, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận 348 trường hợp bệnh nhân mắc sởi, tuy chưa có bệnh nhân tử vong nhưng số mắc tăng cao so với cùng kỳ năm 2017.
Dự đoán bệnh sởi có thể tiếp tục gia tăng trong các tháng cuối năm, do năm nay là năm chu kỳ dịch sởi sau 4 năm bùng phát (năm 2014).
Một bệnh nhi mắc sởi, phát ban ở chân. (Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN) |
Còn theo thông tin tổng hợp từ Sở Y tế TPHCM, bệnh sởi đang có dấu hiệu tăng đột biến. Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, có 15/25 trẻ đang theo dõi được xác định dương tính với bệnh sởi. Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 1, 3 trường hợp bệnh phải nhập viện điều trị đều dưới 9 tháng tuổi.
Chia sẻ trên VTV, Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, sự gia tăng của những ca mắc sởi là dấu hiệu bất thường, bệnh sởi chưa từng bùng phát và có nhiều ca nhập viện điều trị như vậy. Một điều đáng lo ngại là hầu hết các ca mắc bệnh sởi đều là trẻ dưới 12 tháng tuổi, độ tuổi chưa tiêm chủng sởi, chỉ dựa vào sữa mẹ có kháng thể là chính.
Điểm đáng chú ý và dễ gây khó khăn của diễn biến bệnh sởi năm nay là đa số đối tượng mắc là trẻ em chưa đến tuổi tiêm chủng vắc xin phòng sởi hoặc chưa được tiêm đủ mũi vắc xin phòng sởi theo quy định. Vắc xin phòng sởi hiện nay đang triển khai tiêm cho trẻ từ đủ 9 tháng tuổi trở lên, do vậy những trẻ dưới 9 tháng là các đối tượng có nguy cơ bị mắc dịch bệnh này.
Trước tình hình gia tăng số ca mắc sởi, các bậc cha mẹ nên tham khảo những biện pháp phòng tránh dịch bệnh cho con mình sau đây.
Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch
Các chuyên gia khuyến cáo, khi trẻ đến độ tuổi tiêm phòng sởi, cần cho trẻ đến cơ sở y tế để tiêm phòng. Tiêm phòng bệnh sởi cho bé đủ 2 mũi, trong đó mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi. Những trẻ nào đã bỏ sót hoặc quên tiêm phòng sởi, phụ huynh cần cho đến trạm y tế xã, phường để liên hệ tiêm phòng càng sớm càng tốt.
Tiêm chủng là biện pháp hiệu quả nhất để chủ động phòng chống bệnh sởi. (Ảnh: ANTĐ) |
Tăng cường bổ sung chất bổ tăng sức đề kháng cho bé
Tăng cường cho bé ăn các loại hoa quả bổ sung vitamin nhất là vitamin C như cam, bưởi… Luôn giữ ấm cho bé, tránh để bé ra ngoài trời gió to lạnh, hay tránh để bé ra ngoài trời nắng to, và những nơi bụi bẩn …
Nếu bé bị viêm mũi dị ứng cần điều trị sớm cho bé, thuốc hay sử dụng là Aerius nhưng cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị cho đúng phù hợp tuỳ theo độ tuổi và mức độ nặng nhẹ của trẻ mà có cách sử dụng thuốc là khác nhau.
Nếu bé đang mắc bệnh hoặc dễ mắc bệnh thông thường thì trong nhà cần có thuốc phòng bệnh dự trữ như bé hay bị ho, bị co thắt phế quản … thì cần dự trữ thuốc thông dụng như siro trị ho cho bé …
Giữ gìn vệ sinh nơi ở
Chăm chỉ quét dọn nhà cửa sạch sẽ, lau nhà bằng dung dịch tiệt trùng mỗi ngày một lần để đảm bảo sạch sẽ, nhất là những khu vực trẻ nhỏ hay ngồi chơi, sờ tay vào như đồ chơi, nhà vệ sinh…Có thể sử dụng các loại dược liệu như bồ kết, lá mùi, hạt mùi, lá trà xanh, nước chanh…để tắm gội cho trẻ vì đây là những loại cây có tính sát khuẩn an toàn.
Hạn chế tiếp xúc với các mầm bệnh
Không cho trẻ tiếp xúc các trẻ đang bị bệnh sởi để tránh lây nhiễm. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường, tốt nhất là đeo khẩu trang y tế sẽ đảm bảo hơn khẩu trang vải mỗi ngày, nếu là khẩu trang vải thì cần thay giặt mỗi ngày 1-2 lần là tốt nhất.
Nếu có nghi ngờ trẻ đã tiếp xúc với người đang mắc bệnh cúm, sởi, viêm phổi … cần phải vệ sinh sạch và thay quần áo trước khi tiếp xúc với người khác trong gia đình.
Vệ sinh cá nhân
Vệ sinh cho bé mỗi ngày với nước ấm có pha các loại thảo dược như bồ kết, lá mùi hoặc lá trà xanh …thay quần áo chăn ga mỗi ngày để đảm bảo sạch sẽ cho bé, nên giặt đồ và phơi ra ngoài trời nắng sẽ tốt hơn cả.
Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, làm sạch lưỡi cho bé bằng tưa lưỡi, tra thuốc muối sinh lý vào mắt mũi để vệ sinh sạch cho bé.
Người lớn trong gia đình phải vệ sinh cá nhân mỗi ngày, thay quần áo thường xuyên và rửa tay sạch bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh trước khi tiếp xúc với trẻ.
(Ảnh: Easycare) |
Cách chăm sóc trẻ khi bị sởi - Thường xuyên rửa mặt, lau miệng cho bé, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh. Lau người cho trẻ hàng ngày bằng khăn sạch, mềm. - Kiêng gió, kiêng bẩn, cách ly trẻ, cho trẻ ở phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa. - Trong giai đoạn bị bệnh sởi, nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá và uống nhiều nước hoa quả. Cho trẻ ăn nhiều rau chân vịt, cải trắng, cà rốt, củ cải, táo, lê, đào… sẽ cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ. - Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa protein gây dị ứng như kiêng dùng các loại thủy sản, cá rô, cá chép, cá hoa vàng, cua, tôm càng, thịt gà, vịt,… - Khi bị sởi, trẻ rất dễ bị mất nước do nôn, tiêu chảy và đi tiểu nhiều, vì vậy cần phải được bù nước bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, khoảng 6 -8 cốc nước/ngày. - Nhỏ thuốc mũi hoặc mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt mũi chuyên dùng khoảng 3, 4 lần/ngày. - Nếu trẻ bị biến chứng khi liên tục bị sốt thì nên hạ nhiệt theo chỉ định của bác sĩ và đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để theo dõi và điều trị. |
Gia tăng bệnh nhân sởi biến chứng nặng
Bệnh sởi đang có xu hướng tăng tại Hà Nội trong thời gian gần đây, tuy số ca mắc mới chỉ rải rác, nhưng được ... |
Dịch sởi đến chu kỳ, có thể diến biến phức tạp vào cuối năm
Dịch sởi có thể tiếp tục gia tăng tại Hà Nội trong các tháng cuối năm do năm 2018- đầu 2019 là chu kỳ dịch ... |
Dịch sởi tăng cao: Các trung tâm y tế rà soát tiêm chủng cho trẻ
Các trung tâm y tế tại Hà Nội đang rà soát số trẻ nằm trong diện tiêm chủng mở rộng, bảo đảm trẻ được tiêm ... |