Phụ huynh cần cảnh giác để phòng tránh và điều trị bệnh lao ở trẻ em

Bệnh lao là bệnh gây ra do lây nhiễm. Trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch phải triển chưa hoàn chỉnh nên thường dễ mắc bệnh lao. Hãy cùng tìm hiểu trẻ em có thể mắc những thể bệnh lao nào và cách phòng tránh ra sao?
 

TS.BS Hoàng Thị Phượng, Nguyên Trưởng khoa Lao hô hấp, Bệnh viện Phổi Trung ương sẽ giúp độc giả giải đáp những thắc liên quan đến bệnh lao ở trẻ em.

phu huynh can canh giac de phong tranh va dieu tri benh lao o tre em
TS.BS Hoàng Thị Phượng đang khám bệnh cho bệnh nhi.

- Bác sĩ có thể cho biết tình trạng trẻ mắc lao ở nước ta đang diễn ra thế nào?

Hiện nay, tình hình bệnh lao ở trẻ em diễn ra khá phức tạp. Cụ thể, hiện nay, Việt Nam đang đứng thứ 15 trong số 30 nước có số bệnh nhân lao cao nhất thế giới. Số liệu này đồng nghĩa ở trẻ em, bệnh lao chiếm tỷ lệ 10 - 15% trong số những trường hợp bệnh lao mới mắc hằng năm. Bên cạnh đó, việc chẩn đoán và tiếp cận để tìm ra vi khuẩn lao cho nhóm bệnh nhân lao trẻ em vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.

- Lao là bệnh dễ lây nhiễm, vậy nguyên nhân lây nhiễm bệnh cho trẻ đến từ đâu thưa bác sĩ?

Trẻ mắc lao thường là do lây nhiễm mầm bệnh từ người thân có bệnh lao. Đặc biệt, trẻ trong các gia đình nghèo, điều kiện sống khó khăn và ở những trẻ bị suy dinh dưỡng, hệ thống miễn dịch suy giảm, khả năng mắc lao rất cao. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị lây bệnh lao ở trường học, ngoài cộng đồng. Bệnh lao ở trẻ em rất khó nhận biết vì triệu chứng lâm sàng thường mờ nhạt nên dễ bị nhầm với các bệnh lý khác.

- Có thể căn cứ vào những dấu hiệu nào để các bậc phụ huynh và những người xung quanh nhận biết được trẻ bị mắc lao?

Lao phổi, lao cấp tính là những thể lao hay gặp nên cần phải quan tâm để phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho trẻ. Các dấu hiệu thường thấy đó là trẻ ho dai dẳng, khò khè, kèm theo kém ăn, tăng cân hoặc không tăng cân. Trẻ lớn thì có những biểu hiện đau ngực, khó thở, ho đờm. Đây là những dấu hiệu mà các bậc phụ huynh cần đưa trẻ tới khoa hô hấp để khám. Khi khám và sàng lọc lao cho trẻ cần quan tâm đến nhóm bệnh nhi tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.

Ngoài ra, những triệu chứng của tổn thương lao ngoài phổi cũng cần phải quan tâm, phát hiện những trường hợp bệnh nhân bị lao xương khớp. Bệnh nhân có những dấu hiệu như hạn chế vận động hoặc có kèm theo sốt, những triệu chứng nhiễm trùng, nhiễm độc của lao. Đặc biệt quan tâm là lao đường hô hấp, những trường hợp trẻ có triệu chứng nghi lao đã được điều trị nhiều đợt nhưng vẫn không cải thiện thì phải nghĩ ngay đến nguyên nhân do lao để có những tiếp cận, chẩn đoán sớm cho trẻ.

phu huynh can canh giac de phong tranh va dieu tri benh lao o tre em

- Trẻ em thường gặp những thể lao nào thưa bác sĩ?

Các thể lao thường gặp ở trẻ em hiện nay: Lao sơ nhiễm hay lao khởi đầu; lao cấp tính như lao màng não và lao kê – đây là hai thể lao khá nặng; lao hô hấp sau sơ nhiễm như lao phổi, lao màng phổi và các thể lao ngoài phổi khác. Cần có những phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm cho trẻ để tránh tai biến hoặc là những biến chứng cho trẻ em mắc lao.

- Trẻ mắc lao, nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến những biến chứng gì thưa bác sĩ?

Trẻ mắc lao nếu phát hiện muộn hoặc điều trị không kịp thời thì lao có thể phát triển dẫn đến bệnh nặng hơn, việc điều trị sẽ kém hiệu quả, tỉ lệ khỏi thấp, có những trường hợp bị kháng thuốc. Trong thực tế, đã có những trường hợp trẻ mắc đa kháng thuốc dẫn đến việc điều trị rất phức tạp. Nếu như phát hiện muộn hơn nữa thì bệnh có thể lây lan ra toàn cơ thể, lao đa bộ phận và có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. Vậy nên, việc phát hiện sớm để phòng những biến chứng, di chứng của bệnh là điều rất cần thiết.

- Bác sĩ có những lời khuyên gì dành cho các bậc phụ huynh trong việc phát hiện và phòng bệnh lao cho trẻ?

Để phòng bệnh lao cho trẻ, các bậc phụ huynh cần quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng. Trẻ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ để phát triển khỏe mạnh. Trẻ suy dinh dưỡng là một trong những nhóm đối tượng nguy cơ mắc lao, bởi vậy cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bên cạnh đó, hạn chế tối đa cho trẻ tiếp xúc với nguồn lây, có thể là những người thân trong gia đình.

Bên cạnh đó, việc tiêm BCG (chủng ngừa lao) cho trẻ rất cần thiết, nếu tiêm được BCG thì có thể phòng bệnh lao nặng như lao kê, lao màng não. Khi trẻ có các dấu hiệu về hô hấp hoặc các triệu chứng nghi lao thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa hô hấp để khám và sàng lọc lao sớm cho trẻ.

Xin cảm ơn bác sĩ đã cung cấp những thông tin rất hữu ích!

phu huynh can canh giac de phong tranh va dieu tri benh lao o tre em Những nguy cơ bệnh tật mà trẻ sinh non phải đối mặt
phu huynh can canh giac de phong tranh va dieu tri benh lao o tre em Ngáp liên tục: Dấu hiệu của thiếu ngủ hay bệnh tật?
phu huynh can canh giac de phong tranh va dieu tri benh lao o tre em Nữ sinh mắc bệnh lao gan hiếm gặp trên thế giới
chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.