Phụ nữ mang thai có nên đi lễ chùa?

Với mẹ đang mang thai thì lại có những đồn đoán xung quanh việc đi chùa sẽ không tốt cho em bé trong bụng. Vậy thực hư của những đồn đoán này thế nào?

Lễ chùa đầu năm là một trong những phong tục tập quán của người Việt, với mong muốn cầu bình an, may mắn và tài lộc cho cả gia đình. Với người bình thường thì việc đi lễ chùa là điều hiển nhiên và không vấn đề gì, thế nhưng với mẹ đang mang thai thì lại có những đồn đoán xung quanh việc đi chùa sẽ không tốt cho em bé trong bụng. Vậy thực hư của những đồn đoán này thế nào?

ba bau co nen di le chua
Mẹ bầu không nên đi chùa vì nhiều âm khí, không tốt cho em bé? (Ảnh: Trí thức trẻ)

Mẹ bầu không nên đi chùa vì nhiều âm khí, không tốt cho em bé?

Rất nhiều mẹ bầu mang thai muốn đi lễ chùa đầu năm, cầu sức khỏe, phước lành cho em bé sắp chào đời. Thế nhưng nhiều người lại can ngăn vì cho rằng đền chùa là nơi nhiều âm khí, không tốt cho em bé, thậm chí phụ nữ mang thai đi ngang qua chùa còn dễ bị “bắt” mất con. Nhiều người cho đó là mê tín dị đoan, không nghe theo, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều mẹ bầu lo ngay ngáy và kiêng kị tuyệt đối việc lễ chùa đầu năm, vì tin rằng âm khí dễ ám vào thai nhi.

Có bầu đi lễ, tốt cho cả mẹ và con

Theo chuyên gia nghiên cứu Phật học Nguyễn Mạnh Cường (Viện Phật học Việt Nam), chùa chiền là chốn linh thiêng, thanh tịnh, cũng là nơi chúng sinh ngoài thế tục tỏ lòng kính ngưỡng Phật, gieo mầm cơ duyên với Phật pháp, kết thiện duyên, tiêu tai giải nạn…

Xa xưa người phụ nữ có bị cấm tới đình làng và một số nơi thờ tự. Phụ nữ đến kỳ, đến tháng chưa sạch thì nên kiêng. Chưa bao giờ có chuyện cấm phụ nữ mang bầu lên chùa, kể cả trong các sách cổ xưa cũng không nói tới chuyện đó, bởi chuyện sinh nở không ảnh hưởng gì khi đi lễ chùa.

ba bau co nen di le chua
Phụ nữ có bầu đi lễ chùa không sao cả. (Ảnh: VTV)

Bà Trịnh Thị Lan (Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người) cũng cho biết, phụ nữ có bầu đi lễ chùa không sao cả. Nói chùa chiền cấm bà bầu vào lễ chùa là hoàn toàn vô lý.

Nhưng các bà bầu nên hạn chế đi lễ ở các đền, miếu phủ, nên tránh khi vào cửa cô, cửa cậu, đặc biệt tránh tới nơi hầu đồng. Bởi thai nhi có thể bị tác động khi nghe nhạc và việc hầu đồng bóng là việc riêng của đạo mẫu, bà bầu không nên tới quá nhiều.

Ông Nguyễn Mạnh Cường khuyên, lễ chùa ở đâu cũng tốt, có bầu đi lễ bình thường, không có ảnh hưởng gì, mà càng tốt cho mẹ cho con. Tốt nhất, lành nhất là đến chùa thắp hương, còn những nơi thờ tự khác nên hạn chế đến.

Lưu ý là khi có bầu thì không cần cầu kỳ phải đi lễ chùa xa, mà chùa làng, chùa gần cũng rất tốt vì chùa nào cũng đều thờ Phật. Lễ Phật ở đâu cũng có được tinh thần sảng khoái, rất tốt cho mẹ và thai nhi. Người mẹ và người thân trong nhà cần chuẩn bị kế hoạch, chọn thời gian đi lễ phù hợp, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho thai phụ khi đi lại.

Lời khuyên cho bà bầu đi lễ chùa

- Nên khám thai định kỳ đầy đủ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lên kế hoạch đi lễ xa. Nếu đi lễ xa, nên mang theo sổ khám thai (tốt nhất là kết quả trong vòng 1 tuần). Cần đem theo các loại thuốc đã được bác sĩ kê đơn sẵn.

- Ba tháng đầu do bánh nhau chưa thành lập nên rất dễ có hiện tượng động thai, sảy thai… Cơ thể chưa nặng nề nhưng không thích hợp cho đi lễ chùa xa. Các yếu tố như nghén, buồn ngủ, mỏi mệt cũng ảnh hưởng đến việc đi lại…

- Nếu đi lễ xa, thai phụ và người thân đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống để giữ sức khỏe của mẹ và thai nhi.

- Tránh tới chùa phải đi bộ nhiều, leo trèo nhiều vì không thích hợp cho người mang thai.

- Nên chuẩn bị sẵn số điện thoại của các bệnh viện chuyên sản khoa nơi đến lễ để dự phòng khi khẩn cấp.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.