Phúc thẩm vụ ông Đinh La Thăng: 'Đã cảnh báo hậu quả nhưng lãnh đạo quyết liệt nên phải chuyển tiền'

Bị cáo Vũ Hồng Chương - nguyên Trưởng ban Quản lý dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2 thuộc PVN khai rằng trước thời điểm xảy ra vụ việc đã cảnh báo hậu quả vì hợp đồng EPC 33 chưa đủ căn cứ pháp lý, việc ứng tiền là có vấn đề. Tuy nhiên, vì tính quyết liệt của lãnh đạo nên bị cáo vẫn thực hiện chuyển tiền.

Ngày 7/5, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã bắt đầu xét xử phúc thẩm vụ án “Tham ô tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam - PVC.

phuc tham vu ong dinh la thang da canh bao hau qua nhung lanh dao quyet liet nen phai chuyen tien
Ông Đinh La Thăng và các bị cáo tại phiên tòa sáng 7/5. (Ảnh: TTXVN).

Trong phần thẩm vấn, chủ toạ hỏi bị cáo Vũ Đức Thuận về việc nội dung kháng cáo, bị cáo Thuận trình bày xin giảm hình phạt cho cả hai tội, cả hình sự, trách nhiệm dân sự. Dù đơn chỉ xin giảm án hình sự, nhưng tại toà, bị cáo xin giảm cả bồi thường dân sự.

HĐXX hỏi về những sai phạm đã thực hiện, bị cáo Thuận trình bày: "Khi bị cáo được HĐQT đồng ý cho ký Hợp đồng EPC 33, ngay sau đó PVC có công văn xin tạm ứng tiền. Hợp đồng không có điều 14, không có phụ lục, thiết kế kỹ thuật chưa có, hồ sơ theo yêu cầu cũng chưa có, đề xuất phương án chi tiết chưa có".

Chủ toạ hỏi: "Thiếu thế mà ký thì có nhận thức là sai không?".

"Có biết, nhưng lúc đó ký thì tạo việc làm cho cán bộ công nhân viên cho Tổng Công ty làm trong mấy năm. Bị cáo là TGĐ, được giao thì ký. PVC ký Hợp đồng thì được tạm ứng tiền để trả ngân hàng, lúc đó số nợ đã khoảng 800 tỉ đồng. HĐ ký tạm ứng 6%, trong tổng số tạm tính 1,2 tỉ USD. Do hồ sơ chưa đầy đủ nên chỉ tạm tính chứ không có con số chi tiết".

Chủ toạ hỏi: Khi chưa thay đổi công nghệ, hồ sơ và các điều kiện đều không đủ mà đã được ký. Trong khi nếu đổi công nghệ lò đứng của Trung Quốc, càng không đủ hồ sơ thiết kế, công nghệ để ký, vì sao vẫn ký?

"Lúc đó bị cáo nghĩ quyết định là do chủ đầu tư đưa ra, bị cáo là được mời ký thì ký thôi (cười). Hợp đồng chưa đầy đủ, chưa có căn cứ pháp lý nhưng vẫn đề nghị tạm ứng là sai, bị cáo biết như vậy. Nhưng việc làm của bị cáo là không có tư lợi, chỉ làm tốt cho Công ty. Bị cáo là Giám đốc làm thuê, thấy có lợi cho doanh nghiệp thì làm thôi".

Bị cáo Vũ Đức Thuận cũng cho biết sẽ bàn với gia đình sớm nộp thêm tiền khắc phục để có tình tiết giảm nhẹ về trách nhiệm hình sự.

Đại diện VKS cũng đặt câu hỏi rằng việc truy tố bị cáo là có oan không, Vũ Đức Thuận trả lời là không oan. Tuy nhiên, cựu TGĐ PVC cho biết mình chỉ “sơ suất” khi ký hợp đồng EPC 33, hơn nữa, khi đó bị cáo đại diện tư cách pháp nhân PVC nên khi PVPower mời sang ký thì ký vì đây là dự án lớn, có lợi cho PVC.

Khẳng định không có việc bàn bạc ăn chia mà chỉ ký khi thấy giải quyết được công ăn việc làm, bị cáo Vũ Đức Thuận mong muốn HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt vì mức án mà toà sơ thẩm tuyên với mình là quá nghiêm khắc. “Pháp luật Việt Nam đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại, mong HĐXX xem xét giảm nhẹ đáng kể hình phạt cho bị cáo cả về hai tội để bị cáo sớm về với gia đình và trở thành người có ích cho xã hội” – Vũ Đức Thuận nói.

Trả lời luật sư về một số khoản tiền mà bị cáo đã nhận từ cấp dưới, Vũ Đức Thuận cho rằng, số tiền gần 300 triệu mà thuộc cấp đưa là để chi đối ngoại mà không nghĩ hành vi đó là tham ô. Ngoài ra, bị cáo cho rằng mình không chỉ đạo lập hồ sơ khống để rút tiền mà chỉ đạo lấy tiền ở những đơn vị có lãi.

Tiếp đó, Nguyễn Ngọc Quý (nguyên Phó chủ tịch PVC) khai trước tòa và khẳng định, ông ta ký hợp đồng EPC 33 theo chỉ đạo của Trịnh Xuân Thanh. Ông Quý cho rằng bản thân được giao và ký thay mặt HĐQT.

"Bị cáo có biết hợp đồng EPC 33 không đủ căn cứ pháp lý không?". Đáp lại câu hỏi của chủ tọa, ông Quý nói sau này mới biết.

Trình bày lý do xin giảm nhẹ hình phạt, Nguyễn Ngọc Quý giãi bày do năng lực quản lý tài chính của bản thân còn hạn chế. Bị cáo chỉ là người làm công hưởng lương, thực hiện công việc theo chỉ đạo. "Bị cáo chỉ nghĩ ký hợp đồng là ký, không nghĩ hậu quả gì cả", ông Quý khai.

Cùng xin kháng cáo, Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng PVN) tỏ mong muốn tòa phúc thẩm xem xét giảm hình phạt và giảm bồi thường dân sự. Theo bản án sơ thẩm, ông Quỳnh chịu mức án 7 năm tù và liên đới bồi thường 6 tỷ đồng.

"Bị cáo có nhận thức khiếm khuyết về hợp đồng EPC 33. Bị cáo có tiền sử bệnh tiểu đường, sức khỏe yếu, xin nhận tội nhưng kính mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt", ông Quỳnh nói.

Đứng trước bục khai báo với nét mặt mệt mỏi, bị cáo Vũ Hồng Chương - nguyên Trưởng ban Quản lý dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2 thuộc PVN kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt hình sự và miễn trách nhiệm dân sự.

Lý do mà bị cáo nêu ra là trước thời điểm xảy ra vụ việc đã cảnh báo hậu quả vì hợp đồng EPC 33 chưa đủ căn cứ pháp lý, việc ứng tiền là có vấn đề. Tuy nhiên, vì tính quyết liệt của lãnh đạo nên bị cáo vẫn thực hiện chuyển tiền. Sau khi chuyện xảy ra, bị cáo tích cực thu hồi.

Cha con ông Trịnh Xuân Thanh bất ngờ rút kháng cáo

Trong phần thủ tục buổi sáng cùng ngày, HĐXX công bố ông Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch PVC) đã rút đơn kháng cáo cả 2 bản án sơ thẩm trong các vụ án trước. Bị cáo này cho biết do gặp vấn đề sức khỏe, ông chấp nhận án chung thân, không đến tòa phúc thẩm.

Cũng trong phần thủ tục, anh Trịnh Hùng Cường (con trai ông Trịnh Xuân Thanh) cũng rút đơn. Trước đó, ông Cường kháng cáo đề nghị trả lại biệt thự và ôtô.

Trong vụ án này, theo bản án sơ thẩm, ông Trịnh Xuân Thanh đã ký hợp đồng EPC số 33 khi hồ sơ không đầy đủ. Sau khi ký, ban giám đốc PVC có tờ trình đề nghị HĐQT phê duyệt nội dung. Bị cáo Thanh đã ký phiếu lấy ý kiến phê duyệt nội dung thực hiện gói thầu.

Ông Trịnh Xuân Thanh biết rõ PVC không đủ năng lực tài chính, năng lực thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Khi nhận tiền tạm ứng thực hiện dự án đã chỉ đạo cấp dưới sử dụng không đúng mục đích, gây thiệt hại lớn cho Nhà nước. Hành vi của bị cáo cũng gây cho hàng loạt các bị cáo dưới quyền vướng lao lý.

Ngoài ra, ông Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ khống để chiếm đoạt, tham ô 4 tỷ đồng.

phuc tham vu ong dinh la thang da canh bao hau qua nhung lanh dao quyet liet nen phai chuyen tien Xét xử phúc thẩm ông Đinh La Thăng chiều 7/5: Bị cáo Vũ Đức Thuận khai 'đến khi bị bắt mới biết ký sai'

"Bị cáo là TGĐ, được giao thì ký. PVC ký Hợp đồng thì được tạm ứng tiền để trả ngân hàng, lúc đó số nợ ...

phuc tham vu ong dinh la thang da canh bao hau qua nhung lanh dao quyet liet nen phai chuyen tien Xét xử phúc thẩm ông Đinh La Thăng sáng 7/5: Ông Trịnh Xuân Thanh rút kháng cáo

Hôm nay (7/5), TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên xét xử phúc thẩm theo kháng cáo của 15/22 bị cáo và người có ...

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.