Phương án chi tiết sắp xếp xã phường ở Bắc Ninh, Lai Châu

Dự kiến tỉnh Bắc Giang giảm còn 41 xã phường, Lai Châu còn 38, tên xã đều được lựa chọn từ một trong số đơn vị được sáp nhập, không gắn số thứ tự.

Bắc Ninh có diện tích nhỏ nhất cả nước với khoảng 822 km2, dân số khoảng 1,5 triệu, gồm 8 đơn vị hành chính cấp huyện. Tên gọi Bắc Ninh có từ thời nhà Nguyễn (1823), sau giai đoạn sáp nhập với Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc (1963), Bắc Ninh tái lập vào năm 1997.

Nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh. (Ảnh: Ngọc Thành).

Theo đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Bắc Ninh dự kiến giảm từ 121 xã, phường, thị trấn còn 41, giảm hơn 66%. Chính quyền đưa ra bốn nguyên tắc đặt tên đơn vị mới, đầu tiên là dễ đọc, dễ nhớ, ngắn gọn, phù hợp với yếu tố lịch sử. Tiếp theo các xã, phường đang là trung tâm hành chính của huyện, thị xã, thành phố sẽ là tên của một đơn vị cấp xã mới.

Tên gọi của xã, phường mới được lấy tên của một trong những đơn vị trước khi sắp xếp, trụ sở đặt tại đơn vị còn lại. Cuối cùng, tên đơn vị mới không trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp của tỉnh Bắc Ninh hiện tại và tỉnh Bắc Ninh mới sau khi sáp nhập với Bắc Giang.

Dưới đây là phương án chi tiết sắp xếp xã, phường của Bắc Ninh:

Các thành phố, huyện thị Các phường, xã, thị trấn hiện nay Dự kiến xã phường sau sắp xếp
TP Bắc Ninh Suối Hoa, Tiền Ninh Vệ, Vạn An, Hoà Long, Khúc Xuyên, Kinh Bắc Kinh Bắc
Đại Phúc, Phong Khê, Võ Cường Võ Cường
Kim Chân, Đáp Cầu, Thị Cầu, Vũ Ninh Vũ Ninh
Khắc Niệm, Hạp Lĩnh Hạp Lĩnh
Vân Dương, Nam Sơn Nam Sơn
TP Từ Sơn Đông Ngàn, Tân Hồng, Phù Chẩn, Đình Bảng Từ Sơn
Tương Giang, Tam Sơn Tam Sơn
Trạng Hạ, Đồng Kỵ, Đồng Nguyên Đồng Nguyên
Phù Khê, Châu Khê, Hương Mạc Phù Khê
Thuận Thành Hồ, Song Hồ, Gia Đông, Đại Đồng Thành Thuận Thành
An Bình, Hoài Thượng, Mão Điền Mão Điền
Nghĩa Đạo, Trạm Lộ Trạm Lộ
Thanh Khương, Trí Quả, Đình Tổ Trí Quả
Xuân Lâm, Hà Mãn, Ngũ Thái, Song Liễu Song Liễu
Nguyệt Đức, Ninh Xá Ninh Xá
Quế Võ Phố Mới, Bằng An, Việt Hùng, Quế Tân Quế Võ
Phượng Mao, Phương Liễu Phương
Nhân Hoà, Việt Thống, Đại Xuân Nhân Hoà
Ngọc Xá, Phù Lương, Đào Viên Đào Viên
Mộ Đạo, Bồng Lai, Cách Bi Bồng Lai
Yên Giả, Chi Lăng Chi Lăng
Châu Phong, Đức Long, Phù Lãng Phù Lãng
Yên Phong Chờ, Trung Nghĩa, Long Châu, Đông Tiến Yên Phong
Yên Phụ, Đông Thọ, Văn Môn Văn Môn
Hoà Tiến, Tam Giang Tam Giang
Dũng Liệt, Yên Trung Yên Trung
Thuỵ Hoà, Đông Phong, Tam Đa Tam Đa
Tiên Du Lim, Nội Duệ, Phú Lâm Tiên Du
Hiên Vân, Việt Doàn, Liên Bão Liên Bão
Lạc Vệ, Tân Chi Tân Chi
Tri Phương, Hoàn Sơn, Đại Đồng Đại Đồng
Minh Đạo, Cảnh Hưng, Phật Tích Phật Tích
Gia Bình Gia Bình, Xuân Lai, Quỳnh Phú, Đại Bái Gia Bình
Thái Bảo, Bình Dương, Nhân Thắng Nhân Thắng
Song Giang, Đại Lai Đại Lai
Vạn Ninh, Cao Đức Cao Đức
Giang Sơn, Lãng Ngâm, Đông Cứu Đông Cứu
Lương Tài Thứa, Phú Hoà, Tân Lãng Lương Tài
Bình Định, Quảng Phú, Lâm Thao Lâm Thao
Phú Lương, Quang Minh, Trung Chính Trung Chính
An Thịnh, An Tập, Trung Kênh Trung Kênh

Lai Châu nằm ở khu vực vùng núi Tây Bắc, rộng hơn 9.000 km2, đứng thứ 10 cả nước, dân số hơn 512.000. Tỉnh có 20 dân tộc thiểu số cư trú như Thái, Giáy, Lào, Lự...

Theo đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Lai Châu giảm từ 106 xuống còn 36 xã và 2 phường, giảm 64%. Tên xã mới hầu hết lấy lại tên của một xã trước sáp nhập, không lấy tên huyện và gắn số thứ tự như một số địa phương.

Các thành phố, huyện thị Các phường, xã, thị trấn hiện nay Dự kiến xã phường sau sắp xếp
Than Uyên Mường Kim, Tà Mung, Tà Hừa, Pha Mung Mường Kim
Ta Gia, Khoen On Khoen On
Mường Than, Hua Nà, Mường Cang, Than Uyên Than Uyên
Phúc Than, Mường Mít Mường Than
Tân Uyên Pắc Ta, Hố Mít Pắc Ta
Nậm Sỏ, Tà Mít Nậm Sỏ
Trung Đồng, Thân Thuộc, Nậm Cần, Tân Uyên Tân Uyên
Mường Khoa, Phúc Khoa Mường Khoa
Tam Đường Bản Bo, Nà Tăm Bản Bo
Sơn Bình, Bình Lư, Tam Đường Bình Lư
Giang Ma, Tà Lèng, Hồ Thầu Tà Lèng
Bản Hon, Khun Há Khun Há
TP Lai Châu Tân Phong, Đông Phong, San Thàng, Nùng Nàng, Bản Giang Tân Phong
Lản Nhì Thàng, Sùng Phải, Đoàn Kết, Quyết Tiến, Quyết Thắng Đoàn Kế
Phong Thổ Sin Suối Hồ, Nậm Xe Sin Suối Hồ
Huổi Luông, Ma Li Pho, Mường So Phong Thổ
Dào San, Tung Qua Lìn, Mù Sang Dào San
Vàng Ma Chải, Sì Lở Lầu, Mồ Sì San, Pa Vây Sử Sì Lở Lầu
Khổng Lào, Hoàng Thèn, Bản Lang Khổng Lào
Sìn Hồ Tủa Sín Chải, Làng Mô, Tả Ngảo Tủa Sín Chải
Sà Dề Phìn, Phăng Sô Lin, Tả Phìn, Sìn Hồ Sìn Hồ
Hồng Thu, Phì Hồ, Ma Quai Hồng Thu
Nậm Tăm, Lùng Thàng, Nậm Cha Nậm Tăm
Pa Khóa, Pu Sam Cáp, Noong Hẻo Pu Sam Cáp
Nậm Cuổi, Nậm Hăm Nậm Cuổi
Căn Co, Nậm Mạ Nậm Mạ
Nậm Ban, Trung Chải, Pa Tần Pa Tần
Nậm Nhùm Nậm Pì, Pú Đao, Lê Lợi, Chăn Nưa Lê Lợi
Nậm Hàng, Nậm Manh, Nậm Nhùn Nậm Hàng
Mường Mô, Nậm Chà Mường Mô
  Hua Bum, Vàng San Hua Bum
Mường Tè Bum Nưa, Pa Vệ Sủ Bum Nưa
Can Hồ, Bum Tở, thị trấn Mường Tè Bum Tở
Xã Mường Tè, Nậm Khao Mường Tè
Ka Lăng, Thu Lũm Thu Lũm
Pa Ủ, Tá Pạ Pa Ủ

Thủy điện Lai Châu. (Ảnh: Ngọc Thành).

Theo Nghị quyết 60 của Trung ương ban hành ngày 12/4, 11 tỉnh, thành sẽ giữ nguyên trạng gồm Hà Nội, Huế, Lai Châu, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. 52 địa phương sáp nhập còn 23 tỉnh, thành. Cả nước sẽ còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.

Chính quyền địa phương sẽ được tổ chức theo 2 cấp: cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp xã (xã, phường, đặc khu). Dự kiến, cả nước giảm khoảng 60-70% số đơn vị hành chính cấp xã. Các xã, phường mới sẽ hoạt động trước 15/8 và các tỉnh thành trước 15/9.

chọn
ĐHĐCĐ Vingroup: Niêm yết Vinpearl trong tháng 5, sẽ ưu tiên phát triển các quỹ đất hàng nghìn ha ngoài trung tâm đô thị
Lãnh đạo Vingroup cho biết, định hướng chiến lược phát triển bất động sản của tập đoàn sẽ là những quỹ đất hàng nghìn ha ở những nơi xa trung tâm và sẽ tìm cách xây dựng kết nối với trung tâm. Còn quỹ đất trung tâm thì nhường lại cho các doanh nghiệp khác.