Phương án sáp nhập của Hà Tĩnh, Đồng Nai, Kiên Giang

Sau sắp xếp, Hà Tĩnh có 69 số đơn vị hành chính cấp xã; Đồng Nai còn 55; tỉnh Kiên Giang còn 48 trong đó có 3 đặc khu Phú Quốc, Thổ Châu và Kiên Hải.

Hà Tĩnh rộng gần 6.000 km2, dân số hơn 1,6 triệu. Tỉnh hiện có 9 huyện, 2 thị xã và một thành phố, tổng số đơn vị hành chính cấp xã là 209. Theo dự thảo mới nhất được UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành tối 22/4 để lấy ý kiến nhân dân, dự kiến sau sắp xếp tỉnh còn 69 xã phường, giảm 140 đơn vị, đạt tỷ lệ 67%.

Các thành phố, huyện thị Các xã, phường, thị trấn hiện nay Dự kiến xã, phường sau sắp xếp
TP Hà Tĩnh Bắc Hà, Tân Giang, Thạch Hưng, Nam Hà, Trần Phú, Hà Huy Tập, Văn Yên, một phần Đại Nài Thành Sen
Thạch Trung, Đồng Môn, Thạch Hạ, Hộ Độ Trần Phú
Tân Lâm Hương, Thạch Đài, phần còn lại của Đại Nài Hà Huy Tập
Tượng Sơn, Thạch Lạc, Thạch Thắng Thạch Lạc
Thạch Trị, Thạch Hội, Thạch Văn Đồng Tiến
Đỉnh Bàn, Thạch Khê, Thạch Hải Thạch Khê
Cẩm Bình, Cẩm Vịnh, Thạch Bình, Cẩm Thành (thuộc huyện Cẩm Xuyên) Cẩm Bình
Thị xã Kỳ Anh Hưng Trí, Kỳ Trinh, Kỳ Châu Sông Trí
Kỳ Ninh, Kỳ Hà, Kỳ Hải Hải Ninh
Kỳ Nam, Kỳ Phương, Kỳ Liên, một phần dân số xã Kỳ Lợi đang tái định cư tại các phường Kỳ Phương và Kỳ Nam Hoành Sơn
Kỳ Long, Kỳ Thịnh, Kỳ Lợi (diện tích) Vũng Áng
Thị xã Hồng Lĩnh Bắc Hồng, Đức Thuận, Trung Lương, Xuân Lam (thuộc huyện Nghi Xuân) Bắc Hồng Lĩnh
Nam Hồng, Đậu Liêu, Thuận Lộc, Xuân Lĩnh (thuộc huyện Nghi Xuân) Nam Hồng Lĩnh
Kỳ Anh Kỳ Phong, Kỳ Bắc, Kỳ Xuân Phương Giai
Kỳ Đồng, Kỳ Giang, Kỳ Tiến, Kỳ Phú Kỳ Anh
Kỳ Tân, Kỳ Hoa (thuộc thị xã Kỳ Anh) Kỳ Hoa
Kỳ Tây, Kỳ Trung, Kỳ Văn Kỳ Văn
Kỳ Khang, Kỳ Thọ, Kỳ Thư Kỳ Khang
Lâm Hợp, Kỳ Lạc Kỳ Lạc
Kỳ Sơn, Kỳ Thượng Vọng Sơn
Cẩm Xuyên Cẩm Xuyên, Cẩm Quang, Cẩm Quan Cẩm Xuyên
Thiên Cầm, Nam Phúc Thăng, Cẩm Nhượng Thiên Cầm
Cẩm Mỹ, Cẩm Duệ, Cẩm Thạch Cẩm Duệ
Cẩm Thịnh, Cẩm Hưng, Cẩm Hà Cẩm Hưng
Cẩm Minh, Cẩm Lạc, Cẩm Sơn Cẩm Lạc
Cẩm Lĩnh, Cẩm Trung, Cẩm Lộc Cẩm Trung
Yên Hòa, Cẩm Dương Yên Hòa
Thạch Hà Thạch Hà, Thạch Long, Thạch Sơn Thạch Hà
Ngọc Sơn, Lưu Vĩnh Sơn Toàn Lưu
Việt Tiến, Thạch Ngọc Phù Việt
Thạch Kênh, Thạch Liên, Ích Hậu Đông Kinh
Nam Điền, Thạch Xuân Thạch Xuân
Lộc Hà, Bình An, Thịnh Lộc, Thạch Kim Lộc Hà
Tân Lộc, Hồng Lộc Hồng Lộc
Mai Phụ, Thạch Mỹ, Thạch Châu, Phù Lưu Mai Phụ
Can Lộc Nghèn, Thiên Lộc, Vượng Lộc Can Lộc
Thuần Thiện, Tùng Lộc Tùng Lộc
Gia Hanh, Khánh Vĩnh Yên, Thanh Lộc Gia Hanh
Kim Song Trường, Thường Nga, Phú Lộc Trường Lưu
Sơn Lộc, Quang Lộc, Xuân Lộc Xuân Lộc
Đồng Lộc, Thượng Lộc, Mỹ Lộc Đồng Lộc
Nghi Xuân Tiên Điền, Xuân Yên, Xuân Mỹ, Xuân Thành Tiên Điền
Xuân An, Xuân Giang, Xuân Hồng, Xuân Viên Nghi Xuân
Cương Gián, Xuân Liên, Cổ Đạm Cổ Đạm
Đan Trường, Xuân Hải, Xuân Hội, Xuân Phổ Đan Hải
Đức Thọ Đức Thọ, Tùng Ảnh, Hòa Lạc, Tân Dân Đức Thọ
Đức Đồng, Đức Lạng, Tân Hương Đức Đồng
Quang Vĩnh, Bùi La Nhân, Yên Hồ Đức Quang
Thanh Bình Thịnh, Lâm Trung Thủy, An Dũng Đức Thịnh
Trường Sơn, Tùng Châu, Liên Minh Đức Minh
Hương Sơn Phố Châu, Sơn Phú, Sơn Bằng, Sơn Ninh, Sơn Trung Hương Sơn
Tây Sơn, Sơn Tây Sơn Tây
Châu Bình, Tân Mỹ Hà, Mỹ Long Tứ Mỹ
Sơn Lâm, Sơn Giang, Quang Diệm Sơn Giang
Sơn Lễ, Sơn Tiến, An Hòa Thịnh Sơn Tiến
Sơn Hồng, Sơn Lĩnh Sơn Hồng
Kim Hoa, Hàm Trường Kim Hoa
Sơn Kim 1 (giữ nguyên) Sơn Kim 1
Sơn Kim 2 (giữ nguyên) Sơn Kim 2
Vũ Quang Vũ Quang, Hương Minh, Quang Thọ, Thọ Điền Vũ Quang
Ân Phú, Đức Giang, Đức Lĩnh Mai Hoa
Đức Bồng, Đức Hương, Đức Liên Thượng Đức
Hương Khê Hương Khê, Hương Long, Phú Gia Hương Khê
Hương Giang, Hương Thủy, Gia Phố Hương Phố
Lộc Yên, Hương Đô, Hương Trà Hương Đô
Điền Mỹ, Hà Linh Hà Linh
Hòa Hải, Hương Bình, Phúc Đồng Hương Bình
Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Liên Phúc Trạch
Hương Xuân, Hương Vĩnh, Hương Lâm Hương Xuân

Về tên gọi đơn vị hành chính cấp xã, ngoài tên huyện trước sắp xếp, nhiều địa phương sử dụng tên có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa, địa danh lâu đời, ưu tiên giữ tên xã có dân số đông nhất trong số xã được sắp xếp... Trung tâm hành chính xã mới là những nơi vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, giao thông phát triển.

Theo Nghị quyết 60 của Trung ương ban hành ngày 12/4, Hà Tĩnh cùng 10 tỉnh, thành sẽ giữ nguyên trạng gồm Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Cao Bằng. 52 địa phương sáp nhập còn 23 tỉnh, thành. Cả nước sẽ còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.

Trung tâm TP Hà Tĩnh, tháng 4/2025. (Ảnh: Đức Hùng).

Chính quyền địa phương sẽ được tổ chức theo 2 cấp: cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp xã (xã, phường, đặc khu). Dự kiến, cả nước giảm khoảng 60-70% số đơn vị hành chính cấp xã. Các xã, phường mới sẽ hoạt động trước 15/8 và các tỉnh thành trước 15/9.

Tại Đồng Nai, theo phương án đang được UBND tỉnh lấy ý kiến người dân, địa phương này từ 159 đơn vị hành chính cấp xã sẽ sáp nhập thành 55 phường, xã.

Trong đó, thành phố Biên Hòa, tỉnh lỵ của Đồng Nai sẽ lập 9 đơn vị hành chính mới trên cơ sở sáp nhập một số xã của huyện Vĩnh Cửu. Trong đó, phường Tân Phong sẽ nhập cùng các xã Tân Bình, Bình Lợi và Thạnh Phú với dân số hơn 100.000 người. Phường Trảng Dài sẽ nhập cùng xã Thiện Tân.

Một góc TP Biên Hòa, ở giữa là dấu tích Thành cổ Biên Hòa (hay còn gọi Thành Kèn) được xây vào năm Gia Long thứ 15 (tức năm 1816). (Ảnh: Phước Tuấn).

Biên Hòa đề xuất vẫn giữ lại các tên phường mới là Biên Hòa, Trấn Biên, Long Bình, Hố Nai... Đây là những cái tên từng gắn bó với lịch sử vùng đất này và luôn nằm trong tâm khảm của người dân. Một số thành phố, huyện có tên "thương hiệu" như Long Khánh, Long Thành, Nhơn Trạch cũng được giữ lại tên khi sáp nhập.

Theo phương án của Trung ương, Đồng Nai sẽ sáp nhập Bình Phước thành tỉnh mới có tên Đồng Nai, trung tâm tỉnh lỵ đặt tại Đồng Nai hiện nay.

Trước đó, tỉnh Bình Phước dự kiến sắp xếp từ 111 đơn vị hành chính cấp xã thành 42. Trong đó, thành phố Đồng Xoài còn 2 phường là phường Bình Phước và phường Đồng Xoài.

Trong khi đó, theo dự thảo đề án của UBND tỉnh Kiên Giang, địa phương từ 143 đơn vị hành chính cấp xã còn 48, giảm 66%. Trong đó, đặc khu Phú Quốc thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 phường, 6 xã của TP Phú Quốc, trụ sở đặt tại UBND TP Phú Quốc hiện tại.

Đặc khu Thổ Châu thành lập từ xã Thổ Châu (TP Phú Quốc) trụ sở đặt tại ấp Bãi Ngự, xã Thổ Châu. Đặc khu Kiên Hải bao gồm 4 xã hiện tại của huyện Kiên Hải trụ sở đặt tại UBND huyện.

Kiên Giang có diện tích tự nhiên 6.352 km2, dân số 2,2 triệu người, gồm 15 đơn vị hành chính cấp huyện.

Các thành phố, huyện thị

Các xã, phường, thị trấn hiện nay

Dự kiến xã, phường sau sắp xếp

TP Rạch Giá

Vĩnh Quang, Vĩnh Thanh, Vĩnh Thanh Vân, Vĩnh Lạc, An Hòa, Vĩnh Hiệp, An Bình, Rạch Sỏi, Vĩnh Lợi.

Rạch Giá

Vĩnh Thông, Phi Thông, Mỹ Lâm (huyện Hòn Đất)

Vĩnh Thông

TP Hà Tiên

Mỹ Đức, Đông Hồ, Pháo Đài, Bình San.

Hà Tiên

Tiên Hải

Tiên Hải

Tô Châu, Thuận Yên, Dương Hòa (huyện Kiên Lương).

Tô Châu

TP Phú Quốc

An Thới, Dương Đông, Bãi Thơm, Cửa Cạn, Cửa Dương, Dương Tơ, Gành Dầu, Hàm Ninh.

Đặc khu Phú Quốc

Thổ Châu.

Đặc khu Thổ Châu

Kiên Hải

An Sơn, Hòn Tre, Lại Sơn, Nam Du.

Đặc khu Kiên Hải

Giang Thành

Phú Lợi, Phú Mỹ, Tân Khánh Hòa.

Giang Thành

Vĩnh Điều, Vĩnh Phú

Vĩnh Điều

Kiên Lương

Hòa Điền, Kiên Bình

Hòa Điền

Kiên Lương, Bình An, Bình Trị

Kiên Lương

Hòn Nghệ

Hòn Nghệ

Sơn Hải

Sơn Hải

Hòn Đất

Bình Giang

Bình Giang

Bình Sơn

Bình Sơn

Hòn Đất, Lình Quỳnh, Thổ Sơn, Nam Thái Sơn.

Hòn Đất

Sơn Kiên, Sơn Bình, Mỹ Thái.

Sơn Kiên

Sóc Sơn, Mỹ Hiệp Sơn, Mỹ Thuận, Mỹ Phước

Mỹ Thuận.

Châu Thành

Thạnh Lộc, Mong Thọ A, Mong Thọ, Mong Thọ B

Thạnh Lộc

Minh Lương, Minh Hòa, Giục Tượng.

Châu Thành

Bình An, Vĩnh Hòa Hiệp, Vĩnh Hòa Phú.

Bình An

Tân Hiệp

Tân Thành, Tân Hội, Tân An, Tân Hòa

Tân Hội

Tân Hiệp, Tân Hiệp B, Thạnh Đông B, Thạnh Đông.

Tân Hiệp

Tân Hiệp A, Thạnh Đông A, Thạnh Trị.

Thạnh Đông

Giồng Riềng

Giông Riềng, Bàn Tân Định, Bàn Thạch, Thạnh Hòa, Thạnh Bình.

Giồng Riềng

Thạnh Hưng, Thạnh Phước, Thạnh Lộc.

Thạnh Hưng

Long Thạnh, Vĩnh Phú, Vĩnh Thạnh.

Long Thạnh

Hòa Lợi, Hòa An, Hòa Hưng.

Hòa Hưng

Ngọc Chúc, Ngọc Thành, Ngọc Thuận.

Ngọc Chúc

Gò Quao

Định Hòa, Thới Quản, Thủy Liễu

Định Hòa

Gò Quao, Định An, Vĩnh Phước B

Gò Quao

Vĩnh Hòa Hưng Bắc, Vĩnh Hòa Hưng Nam.

Vĩnh Hòa Hưng

Vĩnh Thắng, Vĩnh Tuy, Vĩnh Phước A.

Vĩnh Tuy

An Biên

Tây Yên, Tây Yên A, Nam Yên

Tây Yên

Đông Thái, Nam Thái, Nam Thái A.

Đông Thái

Thứ Ba, Đông Yên, Hưng Yên.

An Biên

An Minh

Đông Hòa, Đông Thạnh.

Đông Hòa

Thuận Hòa, Tân Thạnh.

Tân Thạnh

Đông Hưng A, Vân Khánh Đông

Đông Hưng

Thứ Mười Một, Đông Hưng B, Đông Hưng.

An Minh

Vân Khánh, Vân Khánh Tây

Vân Khánh

U Minh Thượng

Thạnh Yên A, Hòa Chánh, Thạnh Yên, Vĩnh Hòa.

Vĩnh Hòa

An Minh Bắc, Minh Thuận.

U Minh Thượng

Vĩnh Bình Bắc, Vĩnh Bình Nam, Bình Minh.

Vĩnh Bình

Vĩnh Thuận, Tân Thuận.

Vĩnh Thuận

Vĩnh Thuận, Vĩnh Phong, Phong Đông

Vĩnh Phong

 

 
chọn
ĐHĐCĐ Vinhomes: Doanh số quý I khoảng 35.000 tỷ, dự án Cần Giờ sẽ đóng góp doanh số trong 3 năm tới
Lãnh đạo Vinhomes cho biết, doanh số quý I đạt khoảng 35.000 tỷ, chủ yếu đến từ dự án Đan Phượng đã mở bán tháng 3/2025. Với dự án Cần Giờ, Vinhomes sẽ triển khai dự án Cần Giờ theo từng giai đoạn và kỳ vọng mang về doanh số lớn trong 3 năm tới cho Vinhomes.