Phương án sáp nhập xã phường của Ninh Bình, Nam Định và Hà Nam

Ba tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam sẽ sáp nhập, giảm từ 398 xã, phường, thị trấn còn 129, tỉnh mới mang tên Ninh Bình, trụ sở hành chính đặt tại đây.

Ninh Bình rộng gần 1.412 km2, dân số hơn 1,1 triệu, bao gồm hai thành phố (Tam Điệp và Hoa Lư) và 5 huyện với 125 xã, phường, thị trấn. Theo đề án sắp xếp đang lấy ý kiến người dân, tỉnh dự kiến còn 39 xã, phường, giảm 68,8%.

Về tên gọi đơn vị hành chính mới tại Ninh Bình, có hai huyện Yên Khánh và Yên Mô lựa chọn phương án lấy tên huyện cũ và đánh số thứ tự. Hai thành phố Hoa Lư, Tam Điệp và ba huyện còn lại chọn cách giữ tên những địa danh cổ, có ý nghĩa văn hóa lịch sử lâu đời hoặc công trình kiến trúc nổi bật, địa danh nổi tiếng như Cúc Phương, Phát Diệm, Hoa Lư...

Nhà thờ Phát Diệm, Ninh Bình. (Ảnh: Lê Hoàng).

Các huyện và thành phố Các xã phường, thị trấn hiện nay Dự kiến xã, phường sau sắp xếp

 

TP Hoa Lư

Ninh Giang, Trường Yên, Ninh Hòa, Phúc Sơn huyện Nho Quan, Gia Sinh và một phần xã Gia Tân, huyện Gia Viễn Tây Hoa Lư
Ninh Mỹ, Ninh Khánh, Đông Thành, Tân Thành, Vân Giang, Nam Thành, Nam Bình, Bích Đào, Ninh Khang, Ninh Nhất và Ninh Tiến Hoa Lư

Ninh Phong, Ninh Sơn, Ninh Vân, Ninh An, Ninh Hải Bắc Sơn, Tây Sơn, Quang Sơn

Nam Hoa Lư

Ninh Phúc và các xã Khánh Hòa, Khánh Phú, Khánh An thuộc huyện Yên Khánh Đông Hoa Lư
TP Tam Điệp

Bắc Sơn, Tây Sơn, Quang Sơn

Tam Điệp
Tân Bình, Yên Sơn và xã Quảng Lạc thuộc huyện Nho Quan Yên Sơn
Nam Sơn, Trung Sơn, Đông Sơn Trung Sơn
Yên Bình và hai xã Khánh Thượng, Yên Thắng thuộc huyện Yên Mô Yên Thắng
Gia Viễn Thịnh Vượng, Gia Hòa Gia Viễn
Tiến Thắng, Gia Phương và Gia Trung Đại Hoàng
Gia Hưng, Gia Phú, Liên Sơn Gia Hưng
Gia Lạc, Gia Minh và Gia Phong Gia Phong
Gia Vân, Gia Lập và một phần xã Gia Tân Gia Vân
Gia Thanh, Gia Xuân và Gia Trấn Gia Trấn
Nho Quan Nho Quan, Đồng Phong, Yên Quang Nho Quan
Gia Sơn, Gia Lâm và Xích Thổ Gia Lâm
Gia Thủy, Gia Tường và Đức Long Gia Tường
Thạch Bình, Phú Sơn và Lạc Vân Phú Sơn
Văn Phương, Cúc Phương Cúc Phương
Kỳ Phú, Phú Long Phú Long
Thượng Hòa, Thanh Sơn và Văn Phú Thanh Sơn
Phú Lộc, Quỳnh Lưu Quỳnh Lưu
Yên Khánh Yên Ninh, Khánh Cư, Khánh Vân và Khánh Hải Yên Khánh 1
Khánh Hồng, Khánh Nhạc Yên Khánh 2
Khánh Cường,Khánh Thiện, Khánh Lợi Yên Khánh 3
Khánh Hội, Khánh Mậu và Khánh Thủy Yên Khánh 4
Khánh Trung, Khánh Thành, Khánh Công Yên Khánh 5
Yên Mô Yên Thịnh, Khánh Dương và Yên Hòa Yên Mô 1
Yên Phong, Yên Từ, Yên Nhân Yên Mô 2
Yên Mỹ, Yên Mạc và Yên Lâm Yên Mô 3
Yên Thành, Yên Đồng và Yên Thái Yên Mô 4
Kim Sơn Phát Diệm, Thượng Kiệm, Kim Chính Phát Diệm
Xuân Chính, Chất Bình và Hồi Ninh Chất Bình
Kim Định, Ân Hòa, Hùng Tiến Kim Sơn
Như Hòa, Quang Thiện, Đồng Hướng Quang Thiện
Tân Thành, Yên Lộc và Lai Thành Lai Thành
Văn Hải, Định Hóa, Kim Tân Định Hóa
Cồn Thoi, Bình Minh và Kim Mỹ Bình Minh
Kim Trung, Kim Đông Kim Đông

Nằm ở phía nam đồng bằng sông Hồng, Nam Định có diện tích tự nhiên gần 1.670 km2, dân số khoảng 2,3 triệu. Tỉnh có 8 huyện và một thành phố với 175 xã, phường, thị trấn.

Dự kiến sau khi sắp xếp, Nam Định còn 57 xã, phường, giảm hơn 67%. Tất cả huyện và thành phố ở Nam Định đều lựa chọn tên gọi cấp huyện cũ kèm theo số thứ tự.

Trung tâm hành chính TP Nam Định. (Ảnh: Lê Hoàng).

Các huyện và thành phố Các xã phường, thị trấn hiện nay Dự kiến xã, phường sau sắp xếp
TP Nam Định Lộc Vượng, Vị Xuyên, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Cửa Bắc, Năng Tĩnh, Cửa Nam và xã Mỹ Phúc Nam Định 1
Lộc Hạ, Mỹ Tân, Mỹ Trung Nam Định 2
Lộc Hòa, Mỹ Thắng, Mỹ Hà Nam Định 3
Nam Phong và xã Nam Điền thuộc huyện Nam Trực Nam Định 4
Mỹ Xá và xã Đại An thuộc huyện Vụ Bản Nam Định 5
Trường Thi và xã Thành Lợi thuộc huyện Vụ Bản Nam Định 6
Nam Vân và hai xã Nghĩa An, Hồng Quang thuộc huyện Nam Trực Nam Định 7
Hưng Lộc, Mỹ Thuận và xã Mỹ Lộc Nam Định 8
Nam Trực Nam Cường, Nam Hùng và thị trấn Nam Giang Nam Trực 1
Nam Dương, Bình Minh, Nam Tiến Nam Trực 2
Đồng Sơn, Nam Thái Nam Trực 3
Nam Hoa, Nam Lợi, Nam Hải và Nam Thanh Nam Trực 4
Tân Thịnh, Nam Thắng, Nam Hồng Nam Trực 5
Vụ Bản Minh Tân, Cộng Hòa Vụ Bản 1
Hợp Hưng, Trung Thành và Quang Trung Vụ Bản 2
Kim Thái, Tam Thanh và thị trấn Gôi Vụ Bản 3
Liên Minh, Vĩnh Hào và Đại Thắng Vụ Bản 4
Ý Yên Yên Phong, Yên Khánh, Hồng Quang và thị trấn Lâm Ý Yên 1
Yên Trị, Yên Đồng và Yên Khang Ý Yên 2
Yên Nhân, Yên Cường, Yên Lộc và Yên Phúc Ý Yên 3
Yên Tiến, Yên Thắng, Yên Lương Ý Yên 4
Yên Bình, Yên Mỹ, Yên Dương và Yên Ninh Ý Yên 5
Tân Minh, Trung Nghĩa Ý Yên 6
Phú Hưng, Yên Thọ và Yên Chính Ý Yên 7
Trực Ninh Trung Đông, Trực Tuấn và thị trấn Cổ Lễ Trực Ninh 1
Trực Chính, Phương Định, Liêm Hải Trực Ninh 2
Việt Hùng, Trực Đạo và thị trấn Cát Thành Trực Ninh 3
Trực Thanh, Trực Nội, Trực Hưng Trực Ninh 4
Trực Mỹ, Trực Thuận, Trực Khang Trực Ninh 5
Trực Thái, Trực Thắng Trực Ninh 6
Trực Cường, Trực Hùng và thị trấn Ninh Cường Trực Ninh 7
Xuân Trường Xuân Phúc, Xuân Ninh, Xuân Ngọc và thị trấn Xuân Trường Xuân Trường 1
Xuân Vinh, Trà Lũ, Thọ Nghiệp Xuân Trường 2
Xuân Giang, Xuân Tân, Xuân Phú Xuân Trường 3
Xuân Châu, Xuân Thành, Xuân Hồng và Xuân Thượng Xuân Trường 4
Hải Hậu Hải Trung, Hải Long và thị trấn Yên Định Hải Hậu 1
Hải Anh, Hải Minh, Hải Đường Hải Hậu 2
Hải Sơn, Hải Tân và thị trấn Cồn Hải Hậu 3
Hải Hưng, Hải Lộc Hải Hậu 4
Hải An, Hải Phong, Hải Giang Hải Hậu 5
Hải Quang, Hải Đông, Hải Tây Hải Hậu 6
Hải Xuân, Hải Phú, Hải Hòa Hải Hậu 7
Hải Châu, Hải Ninh và thị trấn Thịnh Long Hải Hậu 8
Giao Thủy Giao Thiện, Giao Hương, Giao Thanh Giao Thủy 1
Hồng Thuận, Giao An, Giao Lạc Giao Thủy 2
Bình Hòa và thị trấn Giao Thủy Giao Thủy 3
Giao Xuân, Giao Hà, Giao Hải Giao Thủy 4
Giao Nhân, Giao Long và Giao Châu Giao Thủy 5
Bạch Long, Giao Yến, Giao Tân Giao Thủy 6
Giao Phong, Giao Thịnh và thị trấn Quất Lâm Giao Thủy 7
Nghĩa Hưng Đồng Thịnh, Hoàng Nam Nghĩa Hưng 1
Nghĩa Thái, Nghĩa Châu, Nghĩa Trung và thị trấn Liễu Đề Nghĩa Hưng 2
Nghĩa Sơn, Nghĩa Lạc Nghĩa Hưng 3
Nghĩa Hồng, Nghĩa Phong và Nghĩa Phú Nghĩa Hưng 4
Nghĩa Thành, Nghĩa Lợi và thị trấn Quỹ Nhất Nghĩa Hưng 5
Nghĩa Lâm, Nghĩa Hùng, Nghĩa Hải Nghĩa Hưng 6
Phúc Thắng, Nam Điền và thị trấn Rạng Đông Nghĩa Hưng 7

Tỉnh Hà Nam có diện tích tự nhiên hơn 860 km2, dân số trên một triệu người gồm 6 huyện thị, thành phố, 98 xã, phường, thị trấn. Theo lộ trình sắp xếp, Hà Nam sẽ giảm còn 33 xã, phường, tức hơn 66%.

Ban đầu, tất cả huyện thị và thành phố ở Hà Nam đều lựa chọn tên gọi đơn vị hành chính cấp huyện hiện nay rồi đánh số thứ tự. Sau đó tiếp thu ý kiến đóng góp của người dân, Thường trực Tỉnh ủy đã thống nhất bỏ số thứ tự, thay đổi một số tên xã phường.

Trung tâm TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. (Ảnh: Lê Hoàng).

Huyện thị, thành phố Xã, phường, thị trấn hiện nay Xã phường sau sắp xếp
Duy Tiên Chuyên Ngoại, Trác Văn, Hòa Mạc, Yên Nam Duy Tiên
Châu Giang, Mộc Hoàn và một phần phường Hòa Mạc Duy Tân
Bạch Thượng, Yên Bắc, Đồng Văn Đồng Văn
Duy Minh, Duy Hải, Hoàng Đông Duy Hà
TP Phủ Lý Lam Hạ, Quang Trung, Tân Hiệp, một phần Tiên Nội, Tiên Ngoại và Hoàng Đông Hà Nam
Tiên Nội, Tiên Ngoại và Tiên Sơn Tiên Sơn
Châu Cầu, Thanh Châu, Liêm Chính và một phần phường Quang Trung Phủ Lý
Kim Bình, Phù Vân, Lê Hồng Phong Phù Vân
Châu Sơn, Thanh Tuyền và thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm Châu Sơn
Đinh Xá, Trịnh Xá, Tân Liêm Liêm Tuyền
Kim Bảng Đại Cương, Lê Hồ, Đồng Hóa Lê Hồ
Tượng Lĩnh, Tân Sơn, Nguyễn Úy Nguyễn Úy
Thi Sơn, Liên Sơn và Thanh Sơn Lý Thường Kiệt
Tân Tựu, Hoàng Tây Kim Thanh
Khả Phong, Ba Sao, Thuỵ Lôi Tam Chúc
Quế, Văn Xá, Ngọc Sơn Kim Bảng
Bình Lục Bình Nghĩa, Tràng An, Đồng Du Bình Lục
Đồn Xá, La Sơn và thị trấn Bình Mỹ Bình Mỹ
Trung Lương, Bình An, Ngọc Lũ Bình An
Bồ Đề, Vũ Bản, An Ninh Bình Giang
Tiêu Động, An Lão, An Đổ Bình Sơn
Thanh Liêm Liêm Phong, Liêm Cần, Thanh Hà Liêm Hà
Thanh Thủy, Thanh Phong và thị trấn Tân Thanh Tân Thanh
Liêm Thuận, Liêm Túc, Liêm Sơn Thanh Bình
Thanh Nghị, Thanh Hải và Thanh Tân Thanh Lâm
Thanh Tâm, Thanh Hương, Thanh Nguyên Thanh Liêm
Lý Nhân Hợp Lý, Văn Lý, Chính Lý Lý Nhân
Công Lý, Nguyên Lý, Đức Lý Nam Xang
Chân Lý, Đạo Lý và Bắc Lý Bắc Lý
Nhân Chính, Nhân Khang và thị trấn Vĩnh Trụ Vĩnh Trụ
Trần Hưng Đạo, Nhân Nghĩa, Nhân Bình Trần Thương
Xuân Khê, Nhân Mỹ, Nhân Thịnh Nhân Hà
Phú Phúc, Tiến Thắng và Hòa Hậu Nam Lý

Song song triển khai đề án sắp xếp xã phường, Tỉnh ủy Ninh Bình đang được giao chủ trì phối hợp với cơ quan cùng cấp của hai tỉnh Nam Định, Hà Nam triển khai đề án sáp nhập tỉnh. Tên gọi đơn vị hành chính mới của ba tỉnh là Ninh Bình, thủ phủ hành chính đặt tại Ninh Bình. Sau sáp nhập, tỉnh mới rộng 3.942 km2, dân số hơn 4,4 triệu.

Theo Nghị quyết 60 của Trung ương ban hành ngày 12/4, 11 tỉnh, thành sẽ giữ nguyên trạng gồm Hà Nội, Huế, Lai Châu, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. 52 địa phương sáp nhập còn 23 tỉnh, thành. Cả nước sẽ còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.

Chính quyền địa phương sẽ được tổ chức theo 2 cấp: cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp xã (xã, phường, đặc khu). Dự kiến, cả nước giảm khoảng 60-70% số đơn vị hành chính cấp xã. Các xã, phường mới sẽ hoạt động trước 15/8 và các tỉnh thành trước 15/9.

chọn
ĐHĐCĐ Vingroup: Niêm yết Vinpearl trong tháng 5, sẽ ưu tiên phát triển các quỹ đất hàng nghìn ha ngoài trung tâm đô thị
Lãnh đạo Vingroup cho biết, định hướng chiến lược phát triển bất động sản của tập đoàn sẽ là những quỹ đất hàng nghìn ha ở những nơi xa trung tâm và sẽ tìm cách xây dựng kết nối với trung tâm. Còn quỹ đất trung tâm thì nhường lại cho các doanh nghiệp khác.