iPhone X sử dụng hai camera hồng ngoại, một để chụp 2D và một để chụp 3D lại khuôn mặt và cuối cùng là dùng AI (trí tuệ nhân tạo) để phát hiện mặt thật hay giả cũng như các thay đổi. Dù sớm nhận định AI sẽ là bước khó nhất để đánh lừa Face ID, công việc mà Bkav phải thực hiện đầu tiên là chụp lại 3D khuôn mặt của chủ nhân điện thoại.
Công ty thuê một máy in 3D để in lại hình dáng khuôn mặt. Việc có được hình 3D và in ra với công nghệ hiện nay không hề khó. Ông Nguyễn Tử Quảng, CEO của Bkav cho biết các máy quét 3D hiện tại có thể lấy hình dáng 3D người chỉ sau 2 đến 3 giây.
Công ty phải làm nhiều khuôn 3D để thử nghiệm cho từng bộ phận khác nhau.
Họ cũng đã thuê một chuyên gia trang điểm để tái tạo các chi tiết như thật. Tuy nhiên, quá trình này ban đầu gặp nhiều khó khăn, nhiều ngày trời nhưng công việc tiến triển khá chậm.
Các chi tiết dù làm rất kỳ công, như chiếc mũi bằng silicon, nhưng không hẳn phù hợp với mặt nạ. Bkav sau đó phải "trang điểm" thêm chi tiết để đánh lừa hệ thống AI.
Mỗi lần làm một chi tiết như mắt, mũi hoặc miệng, đều được gắn lên mặt nạ và dùng đồng thời với mặt của ông Tuấn Anh. Phản hồi của iPhone X sẽ giúp Bkav nhận biết được chi tiết vừa làm có giống thật hay không.
Chiếc mặt nạ hoàn chỉnh được kết hợp từ in 3D, in ảnh 2D cùng nhiều phụ kiện như băng dính các loại. Tổng chi phí làm ra mặt nạ theo Bkav là 150 USD.
Chi tiết chiếc mũi tốn nhiều thời gian nhất.
Chiếc mặt nạ bên cạnh "nguyên mẫu thật" là ông Tuấn Anh.
Ảnh chụp bằng camera hồng ngoại cho thấy các tia sáng quét khuôn mặt 3D của ông Tuấn Anh và mặt nạ.