Quảng Ninh: Quy hoạch Ba Chẽ thành khu phát triển văn hóa, trải nghiệm hơn 60.000 ha

Quảng Ninh lập quy hoạch chung huyện Ba Chẽ gồm toàn bộ thị trấn Ba Chẽ và 7 xã thuộc địa bàn huyện. Diện tích của đồ án quy hoạch khoảng 60.648 ha, dự báo quy mô dân số đến năm 2040 là khoảng 45.000 - 55.000 người.

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Ba Chẽ đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

Diện tích của đồ án quy hoạch khoảng 60.648 ha, dự báo quy mô dân số đến năm 2040 là khoảng 45.000 - 55.000 người. Phạm vi lập quy hoạch là toàn bộ ranh giới hành chính huyện Ba Chẽ gồm thị trấn Ba Chẽ và 7 xã gồm Đạp Thanh, Đồn Đạc, Lương Mông, Minh Cầm, Nam Sơn, Thanh Lâm, Thanh Sơn.

Ranh giới phía bắc giáp huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn, phía nam giáp TP Hạ Long và TP Cẩm Phả, phía đông giáp huyện Tiên Yên và phía tây giáp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

Quảng Ninh: Quy hoạch Ba Chẽ thành khu phát triển văn hóa, trải nghiệm hơn 60.000 ha - Ảnh 1.

Một góc huyện Ba Chẽ. (Ảnh: Cổng TTĐT huyện Ba Chẽ).

Khu vực được quy hoạch có tính chất là nơi hội tụ, gắn kết, giao lưu văn hoá các dân tộc tại huyện Ba Chẽ và bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các dân tộc trong và ngoài tỉnh; là khu vực phát triển du lịch văn hoá, du lịch trải nghiệm gắn với thương mại nông nghiệp và phát triển du lịch cộng đồng trên cơ sở đảm bảo an toàn về quốc phòng – an ninh.

Ngoài ra, đây còn là khu vực ưu tiên về kinh tế nông, lâm nghiệp và chế biến lâm sản làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế - xã hội cho huyện Ba Chẽ và góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh.

Phân vùng phát triển không gian được định hướng thành hai vùng. Vùng 1 (vùng trung tâm) gồm thị trấn Ba Chẽ hiện trạng và một phần các xã Nam Sơn, xã Đồn Đạc. Vùng này được xác định là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, lấy sông Ba Chẽ là trục cảnh quan chính của đô thị, ưu tiên phát triển đô thị xanh, lấy yếu tố cảnh quan thiên nhiên làm mục tiêu phát triển.

Vùng 2 (vùng miền núi) gồm các xã Lương Mông, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Thanh Sơn, Minh Cầm, phần còn lại của các xã Nam Sơn, Đồn Đạc. Khu vực này tập trung phát triển dược liệu và lâm nghiệp, kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó, về định hướng phát triển không gian, vùng này tận dụng địa hình, cảnh quan dạng lòng chảo có độ dốc phù hợp để bố trí công trình phục vụ du lịch, khách sạn nghỉ dưỡng... phát triển các tour du lịch, tham quan, dã ngoại, khám phá thiên nhiên.

Thời gian hoàn thành quy hoạch tối đa 12 tháng kể từ ngày nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt. Cơ quan thẩm định là Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh.

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện Bình Liêu đến năm 2040, tầm nhìn năm 2050.

Phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính huyện Bình Liêu gồm 6 xã và một thị trận mới (thị trấn Bình Liêu và xã Tình Húc).

Quy mô diện tích khoảng 47.076 ha. Huyện Bình Liêu được quy hoạch thành đô thị miền núi; trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh và cấp vùng về kinh tế cửa khẩu mậu dịch biên giới, lâm nghiệp, du lịch sinh thái, văn hóa và dịch vụ; là khu vực có kinh tế văn hóa xã hội phát triển, văn hóa và môi trường sinh thái được bảo tồn, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động bền vững trên địa bàn huyện. 

Định hướng phân vùng phát triển không gian như sau: Vùng trung tâm gồm thị trấn Bình Liêu hiện trạng và Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn và một phần trung tâm xã Vô Ngại.

Trong đó, thị trấn Bình Liêu là đô thị loại IV; là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; là điểm hội tụ văn hóa của các dân tộc tỉnh Quảng Ninh.

Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn nâng cấp là thị trấn, đô thị loại V. Đây là khu đô thị tổng hợp về kinh tế, văn hóa, dịch vụ, du lịch của vùng biên giới phía bắc tỉnh Quảng Ninh; là trung tâm thương mại biên giới, công nghiệp phụ trợ, tập kết trung chuyển hàng hóa qua biên giới và là cơ sở hậu cần cho khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.