Quảng Ninh sẽ cưỡng chế thu hồi đất tại cụm công nghiệp Phương Nam

Cụm công nghiệp Phương Nam tại TP Uông Bí có diện tích thu hồi gần 63 ha, tổng mức đầu tư hơn 545 tỷ đồng, do CTCP Công nghiệp Cẩm Thịnh làm chủ đầu tư.

Khu vực dự án cụm công nghiệp Phương Nam. (Ảnh: Báo Quảng Ninh).

Theo Cổng thông tin điện tử TP Uông Bí, Quảng Ninh, Ban Cưỡng chế thu hồi đất thành phố vừa có buổi làm việc nghe phương án cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đối với 5 hộ dân thuộc dự án Cụm Công nghiệp Phương Nam, phường Phương Nam.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo thành phố đã giao Công an thành phố, khu dân cư nắm rõ di biến động, tư tưởng của các hộ dân trong diện phải thực hiện quyết định cưỡng chế GPMB, huy động tối đa quân số đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cuộc cưỡng chế.

Đồng thời, giao Ban Chỉ huy Quân sự thành phố thực hiện công tác rà phá vật liệu nổ, sử dụng thiết bị kỹ thuật quản lý, áp chế phương tiện bay không người lái không được phép bay trong khu vực cưỡng chế.

Về chủ đầu tư dự án, cần huy động tối đa phương tiện, máy móc, tập kết đầy đủ nguyên vật liệu san lấp mặt bằng để cuộc cưỡng chế được diễn ra liên tục.

Thông tin từ Báo Quảng Ninh, CCN Phương Nam (phường Phương Nam, TP Uông Bí) do CTCP Công nghiệp Cẩm Thịnh làm chủ đầu tư với diện tích đất thu hồi thực hiện là 62,65 ha.

Trong đó, 75% diện tích là đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất, còn lại là diện tích dành để xây dựng các công trình giao thông, cây xanh... Tổng vốn đầu tư CCN Phương Nam trên 545 tỷ đồng.

Đến thời điểm này, TP Uông Bí đã chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB cho 27 hộ và 4 tổ chức, với diện tích đủ điều kiện bàn giao cho chủ đầu tư là 25,6ha.

Hiện tại còn 30 hộ chưa nhận tiền và chưa bàn giao mặt bằng, 1 hộ chưa đồng ý kiểm đếm. Trong số 30 hộ này có 5 hộ do UBND phường Phương Nam quản lý, tài sản trên đất xây dựng sau thời điểm 1/7/2014 (liên quan đến việc chấm dứt, dừng hoạt động của các cơ sở sản xuất vôi thủ công, chuyển đổi nuôi trồng thủy sản và làm mặt bằng bến bãi) nên không được bồi thường, hỗ trợ theo quy định.

Về phía chủ đầu tư, Công ty Cẩm Thịnh đã phối hợp thực hiện hỗ trợ 30% ngoài chính sách đối với giá trị các công trình nuôi trồng thuỷ sản gồm: Vật liệu trạt xỉ vôi, móng lò, công trình nuôi thủy sản, đào đắp bờ ao, đầm, trạm điện... với tổng kinh phí gần 50 tỷ đồng.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.