Quy hoạch xác định rõ các mục tiêu như sau: Đến năm 2020 đạt khoảng 256 sinh viên/một vạn dân; khoảng 70% - 80% sinh viên đại học được đào tạo theo các chương trình nghề nghiệp - ứng dụng và khoảng 30% - 20% sinh viên được đào tạo theo các chương trình nghiên cứu;
Đến năm 2020 đạt bình quân từ 17 đến 26 sinh viên đại học và cao đẳng/một giảng viên; số giảng viên có trình độ tiến sỹ trong tổng số giảng viên đại học khoảng 21% và số giảng viên có trình độ tiến sỹ trong tổng số giảng viên cao đẳng dự kiến đạt khoảng 4%;
Sau năm 2020 diện tích đất đai và diện tích xây dựng của các trường đạt chuẩn định mức quy định về diện tích tính bình quân trên một sinh viên; hình thành các khu đại học dành cho các trường đại học nước ngoài đầu tư vào Việt Nam; Vào năm 2020 bảo đảm đủ giáo trình, tài liệu dành cho sinh viên theo quy định đối với các môn học, ngành học;
Đến năm 2015 có 10 trường đại học mà mỗi trường có ít nhất một khoa (ngành) hoặc lĩnh vực đào tạo đạt tiêu chí chất lượng tương đương so với các trường có uy tín trên thế giới; đến năm 2020 có 20 trường đại học đạt tiêu chí nêu trên và năm 2020 có một trường đại học được xếp hạng trong số 200 trường đại học hàng đầu thế giới;
Thu hút đạt tỷ lệ trên 1% vào năm 2015 và 3% vào năm 2020 số lượng sinh viên là người nước ngoài so với tổng số sinh viên cả nước đến học tập, nghiên cứu tại Việt Nam.
Đến năm 2020, quy hoạch xác định tổng quy mô đào tạo đại học và cao đẳng đạt khoảng 2.200.000 sinh viên (tăng khoảng 1,8% so với năm học 2010 - 2011) và số sinh viên chính quy tuyển mới đạt khoảng 560.000 (tăng khoảng 8,2% so với năm 2010); Cả nước có 460 trường đại học và cao đẳng, bao gồm 224 trường đại học và 236 trường cao đẳng.
Số sinh viên khối ngành công nghiệp, giao thông và xây dựng chiếm khoảng 31%, khối ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn khoảng 14%, khối ngành sư phạm và quản lý giáo dục khoảng 10%, khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính, ngân hàng, luật và trợ giúp xã hội khoảng 31%, khối ngành nông - lâm - ngư khoảng 5%, khối ngành y - dược khoảng 6% và khối ngành nghệ thuật, thể dục-thể thao khoảng 4% trong tổng số sinh viên đào tạo.
Phân bố mạng lưới trường đại học, cao đẳng theo vùng
Vùng | Quy hoạch đến năm 2020 |
Trung du và miền núi phía Bắc | Dự kiến có 57 trường, gồm 15 trường đại học và 42 trường cao đẳng |
Đồng bằng sông Hồng | Dự kiến có 157 trường, gồm 91 trường đại học và 66 trường cao đẳng |
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung | Dự kiến có 88 trường, bao gồm 38 trường đại học và 50 trường cao đẳng |
Tây Nguyên | Dự kiến có 15 trường, gồm 5 trường đại học và 10 trường cao đẳng |
Đông Nam Bộ | Dự kiến có 93 trường, gồm 55 trường đại học và 38 trường cao đẳng |
Đồng bằng sông Cửu Long | Dự kiến có 50 trường, gồm 20 trường đại học và 30 trường cao đẳng. |
Phân bố sinh viên, mạng lưới trường theo ba vùng kinh tế trọng điểm
Vùng kinh tế trọng điểm | Tỷ trọng sinh viên (so với cả nước) đến năm 2020 |
Bắc Bộ (gắn với vùng đồng bằng sông Hồng) | Chiếm 40% Thu hút đầu tư thành lập một số trường đại học 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh, liên kết trong nước và nước ngoài |
Miền Trung (gắn với vùng duyên hải Nam Trung Bộ) | Chiếm 15% Thành lập mới một số trường đại học, cao đẳng nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa của các tỉnh miền Trung |
Phía Nam (gắn với vùng Đông Nam Bộ | Chiếm 24% Thu hút đầu tư thành lập một số trường đại học 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh, liên kết trong nước và nước ngoài.
|