Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt ngày 9/6/2014.

Quy hoạch xác định mục tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp giai đoạn đến năm 2020 đạt 6,5 - 7,0%/năm và giai đoạn 2021 - 2030 đạt 7,5 - 8,0%/năm; Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn đến năm 2020 đạt 12,5 - 13,0%/năm và giai đoạn 2021 - 2030 đạt 11,0 - 12%/năm;

Phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP chiếm 42 - 43% và năm 2030 chiếm 43 - 45%; Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 85 - 90% giá trị sản xuất công nghiệp; giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% tổng GDP; năm 2030 các tỷ lệ tương ứng là 90 - 92% và trên 50%.

Ngoài ra, hệ số đàn hồi năng lượng/GDP năm 2015 đạt 1,5; năm 2020 đạt 1,0 và sau năm 2020 đạt < 1,0; Tỷ lệ phát thải khí nhà kính ngành công nghiệp gia tăng bình quân trong khoảng từ 4 - 4,5%/năm.

Về định hướng, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao; Phát triển các ngành công nghiệp nền tảng để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về tư liệu sản xuất cơ bản của nền kinh tế trong giai đoạn phát triển tiếp theo;

Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, hướng đến sản xuất một số sản phẩm có thương hiệu tham gia vào chuỗi xuất khẩu trọng điểm của cả nước; Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, hình thành sự phân công sản xuất, liên kết, hợp tác tham gia chế tạo trong từng công đoạn sản phẩm; Thực hiện phân bố không gian công nghiệp phù hợp nhằm phát huy lợi thế so sánh của các vùng, miền và tạo điều kiện liên kết có hiệu quả.

Dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư, về nguồn vốn huy động từ Ngân sách nhà nước, dự kiến trong số vốn đầu tư thời kỳ đến năm 2030 có thể huy động từ ngân sách khoảng (3 - 4%). Nguồn vốn này tập trung chủ yếu xây dựng hạ tầng, một phần vốn dành cho phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu đổi mới khoa học công nghệ.

Nguồn vốn vay trong nước dự kiến cần vay khoảng 15 - 16% tổng số vốn đầu tư cả thời kỳ đến năm 2030. Về vốn tự có, nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp và huy động từ dân dự kiến thu hút khoảng 38 - 40%.

Nguồn vốn nước ngoài gồm: Vốn vay ưu đãi dự kiến khoảng 7 - 8%, vốn FDI dự kiến thu hút khoảng 33 - 34%.

Xem chi tiết: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 TẠI ĐÂY.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.