Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 620/QĐ-UBND.HC ngày 04/07/20217

Phạm vi lập quy hoạch 

Phạm vi nghiên cứu trực tiếp là toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Đồng Tháp với tổng diện tích tự nhiên là 337.695,03 ha. Trong đó, gồm thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự và 9 huyện (Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung và Châu Thành). Phía bắc giáp tỉnh Prey Veng, Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 50,5 km; phía đông giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang; phía tây giáp tỉnh An Giang; phía nam giáp tỉnh Vĩnh Long và TP Cần Thơ. 

Tính chất vùng 

Tỉnh là đầu mối giao thương quốc tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); trung tâm phát triển nông nghiệp chuyên canh về lúa, trái cây và nông nghiệp công nghệ cao về hoa kiểng của vùng và quốc gia; trung tâm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước ngọt của vùng ĐBSCL.

Tỉnh Đồng Tháp cũng là trung tâm công nghiệp chế biến và phụ trợ nông nghiệp của vùng ĐBSCL; trung tâm du lịch sinh thái đặc trưng Đồng Tháp Mười (vườn quốc gia Trảm Chim và rừng tràm), du lịch văn hóa lịch sử của vùng và quốc gia, du lịch cảnh quan sông nước, vười cây ăn trái và cù lao trên sông. Tỉnh là trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học của quốc gia và quốc tế, có vai trò quan trọng trong chiến lược quốc phòng an ninh.

Các dự báo phát triển vùng 

Về dân số, đến năm 2020 dân số toàn vùng khoảng 1,8 - 1,9 triệu người, trong đó dân số đô thị khoảng 670.000 - 710.000, với tỉ lệ đô thị hóa khoảng 35 -38%. Đến năm 2030, dự báo dân số toàn vùng khoảng 2-2,1 triệu người, trong đó dân số đô thị khoảng 950.000 - 990.000, với tỉ lệ đô thị hóa khoảng 45 -48%. 

Về đất xây dựng đô thị và công nghiệp, quy mô đất đai xây dựng đô thị đến năm 2020 khoảng 9.300 - 9.900 ha, đến năm 2030 tăng lên khoảng 14.000 - 15.000 ha; Quy mô đất đai xây dựng công nghiệp tập trung đến năm 2020 khoảng 2.600 ha; đến năm 2030 khoảng 3.000 ha. 

Tầm nhìn đến 2050 

Đến năm 2050 có vai trò là một vùng phát triển kinh tế năng động của vùng trung tâm vùng ĐBSC , cửa ngõ giao thương quốc tế với các nước tiểu vùng sông Mekong mở rộng;  Đồng Tháp sẽ là trung tâm phát triển nông nghiệp chuyên canh về lúa , vườn cây ăn trái, nông nghiệp công nghệ cao và đánh bắt nuôi trồng thủy sản của vùng ĐBSC , trung tâm bảo tồn sự đa dạng sinh học; trung tâm du lịch sinh thái đặc trưng Đồng Tháp Mười, du lịch văn hoá lịch sử, du lịch cảnh quan của vùng và quốc gia. 

Tỉnh là trung tâm phát triển Đô thị - Công nghiệp tập trung của vùng đô thị trung tâm vùng ĐBSCL, vùng đô thị hóa hành lang biên giới;  vùng có cảnh quan sinh thái đặc trưng, chất lượng cuộc sống tốt, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên. 

 XEM và TẢI VỀ Quyết định phê duyệt quy hoạch và các bản đồ trong đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Tháp ở dưới đây:

Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch vùng tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

- Bản vẽ định hướng phát triển không gian:   

Bản vẽ định hướng phát triển không gian tỉnh Đồng Tháp. 

 

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.