Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt ngày 4/5/2024.

Theo Quyết định, phạm vi quy hoạch gồm: Vùng đất bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của TP HCM và 5 tỉnh (Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh); vùng biển ven bờ của TP HCM và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Quy hoạch đặt ra mục tiêu đến năm 2030, Đông Nam Bộ trở thành vùng văn minh, hiện đại, có công nghiệp phát triển, vượt qua ngưỡng thu nhập cao, đời sống vật chất, tinh thần của người dân dẫn đầu cả nước; là vùng động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước, phát triển năng động, tốc độ tăng trưởng cao; trung tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực...

Vùng phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 8 - 9%/năm, trong đó TP HCM tăng trưởng khoảng 8,5 - 9%/năm; GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 380 - 420 triệu đồng; tỷ lệ đô thị hoá đạt khoảng 70 - 75%...

 TP HCM là hạt nhân, cực tăng trưởng của vùng Đông Nam Bộ. (Ảnh: Báo Chính phủ).

Phương hướng xây dựng hệ thống đô thị 

Về phương hướng xây dựng hệ thống đô thị, Đông Nam Bộ tiếp tục thúc đẩy quá trình đô thị hóa theo hướng bền vững, nâng tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 đạt 70 - 75%; chú trọng chất lượng đô thị hóa; phát triển nhanh hệ thống đô thị thông minh và hiện đại; kết nối với các đô thị lớn trong khu vực và trên thế giới; TP HCM là hạt nhân, cực tăng trưởng của vùng; phát triển đô thị theo các đầu mối giao thông lớn, theo các vành đai và hành lang phát triển...

Vùng cũng sẽ quy hoạch, quản lý, khai thác hiệu quả không gian ngầm, từng bước liên kết các đô thị lớn qua không gian ngầm, nhất là tại khu vực tiểu vùng trung tâm; gắn phát triển hạ tầng ngầm với phát triển các loại hình chức năng thương mại, dịch vụ, công cộng đô thị; 

Tổ chức vùng đô thị lớn trên cơ sở liên kết cụm và chuỗi đô thị gắn với không gian phát triển công nghiệp, dịch vụ; liên kết cụm đô thị khu vực phía đông bắc TP HCM và phía nam tỉnh Bình Dương, phía tây nam tỉnh Đồng Nai hỗ trợ các chức năng công nghiệp, dịch vụ cho khu vực trung tâm vùng. liên kết cụm đô thị phía nam, đông nam TP HCM và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hỗ trợ các chức năng công nghiệp, dịch vụ cho khu vực ven biển;...

Đô thị sân bay Long Thành được xây dựng là đô thị hiện đại, đẳng cấp quốc tế, liên kết với các đô thị Nhơn Trạch, TP HCM, TP Vũng Tàu thành cụm đô thị cửa ngõ của vùng và quốc gia kết nối quốc tế thông qua các cảng hàng không, cảng biển trung chuyển quốc tế;

Các chuỗi đô thị gắn với hành lang kinh tế Bắc - Nam (qua địa bàn Đồng Nai - TP HCM - Long An - Tiền Giang thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long), hành lang kinh tế Tây Nguyên - Đông Nam Bộ (qua Bình Phước - Bình Dương - Tây Ninh - Long An), hành lang kinh tế quốc lộ 13 (qua TP HCM - Bình Dương - Bình Phước); chuỗi công nghiệp - đô thị Mộc Bài - TP HCM - Cảng Cái Mép - Thị Vải; chuỗi đô thị gắn với vành đai 3, vành đai 4 TP HCM được phát triển.

*XEM và TẢI VỀ Quyết định phê duyệt, Báo cáo tổng hợp và các bản đồ Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ở dưới đây:

- Quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Báo cáo tổng hợp Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Sơ đồ phương hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn

- Sơ đồ phương hướng tổ chức không gian và phân vùng chức năng

- Sơ đồ phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng xã hội

- Sơ đồ phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật

- Sơ đồ phương hướng sử dụng tài nguyên

- Sơ đồ phương hướng bảo vệ môi trường

- Sơ đồ phương hướng phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

chọn
Khu du lịch sinh thái Nam Ô của Trung Thủy: Giảm chiều cao công trình khách sạn từ 40 xuống 15 tầng
Khu du lịch sinh thái Nam Ô của Tập đoàn Trung Thủy có tổng vốn 5.327 tỷ đồng, diện tích khoảng 25 ha. Dự án vừa qua được Đà Nẵng điều chỉnh quy hoạch để xác định lại hành lang an toàn đường sắt và phạm vi bảo vệ cầu đường sắt Nam Ô.