Quyền nuôi con sau khi ly hôn

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định: “Vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con”.

Khi vợ chồng giải quyết ly hôn thì một trong những vấn đề lo lắng, quan tâm hàng đầu là liệu mình có giành được quyền nuôi con không? Pháp luật hiện nay có quy định như thế nào về việc phân chia quyền nuôi con khi ly hôn?

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

quyen nuoi con sau khi ly hon

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định: “Vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con”. Trường hợp không thể thỏa thuận được với nhau thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Khi con dưới 36 tháng tuổi thì người mẹ được Tòa án giao quyền được trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con. Bởi lẽ, trong thời gian này, con còn rất nhỏ, cần có sự quan tâm, chăm sóc của người mẹ hơn.

Nếu người mẹ không có đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con thì Tòa án sẽ xem xét giao con cho người cha trực tiếp nuôi dưỡng.

Quy định này được nêu rõ tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thảo thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Trường hợp con trên 36 tháng tuổi mà hai vợ chồng không thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ căn cứ vào những điều kiện vật chất và tinh thần của hai bên, bên nào có những điều kiện tốt hơn đảm bảo cho con phát triển tốt thì Tòa án sẽ giao quyền nuôi con cho người đó.

Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”.

Tòa án sẽ cân nhắc đến các yếu tố như về kinh tế, chỗ ở, về thời gian chăm sóc con, tư cách đạo đức…để đưa ra bản án cuối cùng.

Cụ thể như sau:

Về điều kiện kinh tế: Mức thu nhập bình quân hàng tháng của hai bên vợ chồng như thế nào? Thu nhập đó có ổn định và hợp pháp hay không? Nếu như có mức thu nhập tốt nhưng nguồn thu nhập đó lại được tạo ra từ công việc bất hợp pháp hoặc nghề nghiệp có rủi ro cao thì cũng là một yếu tố để Tòa án xem xét giải quyết.

Về chỗ ở: Tòa sẽ xem xét những điều kiện về chỗ ở của cả hai bên vợ/ chồng: chỗ ở đó có ổn định hay không? Có đảm bảo được một không gian sống thoải mái, thuận tiện cho con hay không?

Về thời gian chăm sóc con: Tòa án sẽ xem xét điều kiện công việc của hai bên vợ chồng, bên nào có thời gian làm việc ổn định đảm bảo cho việc chăm sóc con thì Tòa án sẽ cân nhắc giao con cho người đó.

quyen nuoi con sau khi ly hon Vàng và tiền cưới là tài sản chung hay riêng?

Trong ngày cưới, việc cha mẹ, họ hàng tặng vàng, trang sức có giá trị khác cho cô dâu, chú rể là phong tục ở ...

quyen nuoi con sau khi ly hon Bà cụ 72 tuổi ly hôn vì chồng mang tiền cho nữ tiếp viên

Hơn 50 năm là vợ chồng, cuộc hôn nhân của họ từng được coi là lý tưởng. Không ngờ, một ngày họ lại kéo nhau ...

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn.

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại đây!

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

chọn
Đề xuất lập chính sách ưu đãi thuế bất động sản cho Việt kiều
Với Luật Đất đai 2024 đang được kỳ vọng có liệu lực sớm từ 1/7, quyền sử dụng đất đối với Việt kiều sẽ được mở rộng. VARS kiến nghị cần thiết lập chính sách ưu đãi như giảm hoặc miễn thuế cho Việt kiều đầu tư vào địa ốc.