Rà soát quy hoạch và việc cấp phép sân golf trên cả nước trong 10 năm qua

Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, các bộ ngành liên quan sẽ rà soát, đánh giá tổng thể quy hoạch các dự án sân golf, việc cấp phép đối với các dự án sân golf trong giai đoạn 2009 - 2021.

Bộ KH&ĐT vừa ban hành văn bản về tình hình thực hiện quy hoạch và cấp phép xây dựng, kinh doanh sân golf. 

Trước đó, ngày 21/5, thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã có văn bản đề nghị Bộ KH&ĐT rà soát, đánh giá tổng thể việc quy hoạch các dự án sân golf, việc cấp phép đối với các dự án sân golf trong giai đoạn 2009 - 2021. 

Cụ thể, Ủy ban Kinh tế yêu cầu cần làm rõ các thông tin về tình hình ban hành quy định pháp luật về quy hoạch, đầu tư xây dựng, và kinh doanh sân golf (giai đoạn trước và sau khi Luật quy hoạch có hiệu lực). Thứ hai là tình hình quy hoạch, đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf; những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; kiến nghị và đề xuất.

Vì vậy, trong văn bản mới ra, Bộ KH&ĐT đề nghị 7 Bộ liên quan bao gồm Bộ NN & PTNT, Bộ TN&MT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an rà soát, đánh giá các nội dung theo yêu cầu và gửi về Bộ KH&ĐT trước ngày 12/6, sau đó Bộ này sẽ gửi Ủy ban kinh tế Quốc hội trước 20/6.

Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ chính thức ban hành Nghị định về đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf, có hiệu lực từ 15/6/2020. Kinh doanh sân golf được chuyển đổi từ quản lý theo quy hoạch sang quản lý bằng kinh doanh có điều kiện, kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực.

Trước đó, theo quyết định về điều chỉnh, bổ sung danh mục các sân golf dự kiến phát triển đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, tổng số các sân golf dự kiến phát triển đến năm 2020 trên cả nước là 96 sân.

Trong đó vùng trung du miền núi Bắc Bộ có 14 sân, vùng đồng bằng sông Hồng có 19 sân, Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ có 30 sân, Tây Nguyên có 7 sân, Đông Nam Bộ có 22 sân và vùng đồng bằng sông Cửu Long có 4 sân.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.