Rắn độc tấn công mùa mưa: Cảnh báo nguy hiểm từ việc chữa mẹo dân gian

Một tháng trở lại đây, tuần nào Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cũng có 1-3 ca bị rắn cắn nhập viện. Bệnh nhân phần lớn ở các vùng trung du, miền núi của Hà Tây cũ, Lai Châu, Hòa Bình, Bắc Cạn, Yên Bái. 
Rắn hổ mang bành cắn, cháu bé hoại tử tay vì đắp thuốc lá
Đuổi theo bắt ếch, bé trai 7 tuổi ở Ninh Thuận bị rắn độc cắn nguy kịch

Thông tin trên website bệnh viện Bạch Mai, Ths. BS. Nguyễn Thành Nam - Phụ trách Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện tại đang là mùa mưa - mùa sinh sôi phát triển của rắn. Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nhiều bệnh nhân trong tình trạng nặng vì nhập viện muộn, khi các vết cắn đã xuất hiện tình trạng sưng nề, hoại tử lan rộng. Thậm chí có trường hợp, bệnh nhân bị rắn cắn ở vùng mắt cá chân, ngón chân nhưng khi sưng nề đến đùi hoặc gối mới đến viện.

Theo bác sĩ Nam, thông thường, mùa này ở khoa Nhi hay gặp rắn hổ cắn với triệu chứng sưng nề bầm tím kèm theo hoại tử chỗ rắn cắn. Ngoài ra có một số trường hợp đến viện trong tình trạng suy hô hấp. Số ít bệnh nhân khác có sưng nề bầm tím nhưng không bị hoại tử và sưng nề bầm tím lan nhanh.

Bác sĩ Nam cũng chỉ ra, sai lầm lớn nhất của nhiều gia đình là áp dụng kinh nghiệm dân gian để chữa rắn cắn. Theo bác sĩ Nam, sau khi bị rắn độc cắn cần nhanh chóng sơ cứu đúng cách, mục đích hạn chế thấp và chậm nhất sự xâm nhập của nọc độc vào trong cơ thể. Rồi nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có điều kiện để cấp cứu suy hô hấp, tim mạch tốt hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu để được xử lý kịp thời.

Ngoài ra, một số các biện pháp như: Cố gắng hút nọc độc của rắn; Trích, rạch, châm, chọc tại vùng vết cắn; Gây điện giật, chườm đá, sử dụng “hòn đá chữa rắn cắn”; Sử dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo; Cố gắng bắt hoặc giết rắn… đều được các chuyên gia khuyến cáo không sử dụng, bởi chúng không mang lại hiệu quả mong muốn, chưa có cơ sở khoa học chứng minh.

Các bác sĩ lưu ý, mọi trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện như trường hợp rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu.

Nếu bị rắn độc cắn, đến bệnh viện trễ sau 12-24 giờ, kết quả điều trị rất kém hoặc không hiệu quả.

Cách sơ cứu khi bị rắn cắn:

1. Động viên bệnh nhân bình tĩnh để làm các động tác sơ cứu, tìm cơ sở y tế tốt nhất có thể đến cấp cứu kịp thời.

2. Không để bệnh nhân tự đi lại; bất động chân, tay bị rắn cắn bằng nẹp (vì vận động sẽ làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn).

3. Băng ép bất động khi bị một số loại rắn hổ cắn (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường).

ran doc tan cong mua mua canh bao viec chua theo phuong phap dan gian Tin tức y tế ngày 1/8: Nhiều bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn ở TP HCM

Tin tức y tế nóng nhất ngày 1/8: TP HCM tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn, Người đàn ông bị lưỡi cưa ...

ran doc tan cong mua mua canh bao viec chua theo phuong phap dan gian 1 người nuôi gấu trúc hoang ở nhà, 21 người phải điều trị bệnh dại

Một phụ nữ ở Colorado (Mỹ) và 20 người bạn của cô ấy đang phải đến bệnh viện để điều trị bệnh dại chỉ vì ...

ran doc tan cong mua mua canh bao viec chua theo phuong phap dan gian Chàng trai "nhọ" nhất quả đất bị 3 loài nguy hiểm cắn

Dylan McWilliams bị cả 3 loài động vật nguy hiểm chết người tấn công trong vòng 3 năm. Xác suất để điều này xảy ra ...

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (20/4 - 26/4): Khởi công cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng, TP Phan Thiết sẽ mở rộng  thêm 94 km2
Sắp thông xe cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo; khởi công nút giao phức tạp nhất trên vành đai 3 TP HCM; khởi công cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.