Tới xã Tiền Yên – Hoài Đức – Hà Nội một buổi sáng sớm, thế nhưng tại đây không khí làm việc của những người nông dân trồng rau cực kì tất bật, nơi đây có đủ các loại rau cung cấp cho các chợ đầu mối và các siêu thị lớn.
Tới xã Tiền Yên – Hoài Đức – Hà Nội một buổi sáng sớm, thế nhưng tại đây không khí làm việc của những người nông dân trồng rau cực kì tất bật. Ảnh: Hương Nguyễn |
Thế nhưng theo quan sát của phóng viên, tại huyện Hoài Đức, nơi được coi là “vựa rau” của Hà Nội, nông dân ở đây đang trong tình cảnh vô cùng khó khăn. có khá nhiều ruộng rau bỏ già mà không có ai thu hoạch.
Ông Liên chia sẻ vì rau đang xuống giá, có bán thì cũng rẻ như cho, thu hoạch xong cũng không có lãi thậm chí còn lỗ nên nhiều gia đình đã chấp nhập bỏ không thu hoạch nữa, mỗi sào lỗ vài triệu.
Rau đang xuống giá, có bán thì cũng rẻ như cho, thu hoạch xong cũng không có lãi thậm chí còn lỗ nên nhiều gia đình đã chấp nhập bỏ không thu hoạch nữa, mỗi sào lỗ vài triệu. Ảnh: Hương Nguyễn |
Bà Trịnh Thị Hân ngồi nhặt cỏ tại vườn rau cho biết: “Rau bán chán lắm, rau xanh mơn mởn thế này mà bán có 500 đến 1 nghìn đồng/mớ, không bõ công chăm sóc, phân bón, tưới nước, nhà tôi có mấy sào rau đang vào vụ nên dù có rẻ thì cũng phải cố bán để vớt được đồng nào hay đồng đấy thôi, không mong có lãi”.
Vụ rau Tết bà Hân trồng 3 sào rau các loại thế nhưng bán rất được giá, không như bây giờ, trước tết rau cảu bán 15 nghìn đồng/kg, giờ bán theo mớ 2 nghìn ít người mua. Ảnh: Hương Nguyễn |
Vụ rau Tết bà Hân trồng 3 sào rau các loại, thế nhưng bán rất được giá, không như bây giờ, trước tết rau cảu bán 15 nghìn đồng/kg, giờ bán theo mớ 2 nghìn ít người mua.
Chị Tình, một người chuyên thu mua rau tại chợ đầu mối Hoài Đức cho rằng, tình trạng rau rẻ như hiện nay là do người dân sản xuất đại trà, giá rau lên xuống phụ thuộc vào thị trường. Sau Tết, thời tiết thuận lợi, rau được mùa, dẫn đến cung vượt cầu, thị trường tiêu thụ chững lại và giảm xuống.
Người dân sản xuất đại trà, giá rau lên xuống phụ thuộc vào thị trường. Sau Tết, thời tiết thuận lợi, rau được mùa, dẫn đến cung vượt cầu, thị trường tiêu thụ chững lại và giảm xuống. Ảnh: Hương Nguyễn |
Ông Lâm cho biết : “Một ngày tôi bán được khoảng chục cân rau ở chợ đầu mối, bán lẻ và có người đến mua buôn tại ruộng thế nhưng không có lãi, chỉ vừa đủ tiền phân bón thôi”.
Ông Lâm cho biết : “Một ngày tôi bán được khoảng chục cân rau ở chợ đầu mối, bán lẻ và có người đến mua buôn tại ruộng thế nhưng không có lãi, chỉ vừa đủ tiền phân bón thôi”. Ảnh: Hương Nguyễn |
Thêm một lần nữa, câu chuyện nhiều nông sản được mùa, mất giá đã trở nên quá quen thuộc. Qua đó để thấy, chỉ khi nào việc sản xuất và tiêu thụ được gắn kết chặt chẽ với quá trình bao tiêu sản phẩm thì khi đó, người nông dân mới không còn phải lo đầu ra cũng như bớt được thiệt thòi so với công sức bỏ ra.