Ricons một năm sau 'Coteccons Group' tan rã

Hầu như các nhân sự cốt cán tại "Coteccons Group" trước đây quy tụ về Ricons, nhưng Ricons có thể khác biệt rất lớn so với Coteccons trước đây khi thiếu đi ông Nguyễn Bá Dương.

Xây dựng là một ngành gắn bó mật thiết với sự phát triển đô thị tại Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2021, ngành xây dựng tăng trưởng khoảng 5,2%, đóng góp 0,32 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Đây cũng là chiếc bánh lớn mà rất nhiều doanh nghiệp muốn chiếm lĩnh. Trong đó, một doanh nghiệp đáng chú ý phải nhắc tới là "chú ngựa ô" Ricons, doanh nghiệp nổi cộm nhất trong "hệ sinh thái" Coteccons dưới thời ông Nguyễn Bá Dương.

'Chiến mã' Ricons hoạt động ra sao sau khi Coteccons tan rã? - Ảnh 1.

Công trường thi công do Ricons đảm nhiệm. (Ảnh: Ricons).

Từ năm 2010 - 2014, hàng loạt nhân sự chủ chốt giàu kinh nghiệm của CTCP Xây dựng Coteccons (Mã: CTD) được tăng cường vào đội ngũ quản lý của Ricons. Trong đó có ông Trần Quang Quân, Phó Tổng Giám đốc Coteccons, được bổ nhiệm vào vị trí Tổng Giám đốc Ricons.

Với sự hỗ trợ từ Coteccons, hoạt động kinh doanh của Ricons đã đạt được mức tăng trưởng cao trong nhiều năm sau đó. Thậm chí, trong năm 2018, khi Coteccons chững lại thì Ricons vẫn đạt được 9.305,5 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng gần 42% so với năm trước, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 431 tỷ đồng, tăng khoảng 50%.

Trong năm này, công ty đã hoàn tất nhiều dự án trọng điểm như Saigon Royal Residence, Pegasuite, Sunrise Riverside tại TP HCM hay nhà máy ô tô VinFast tại Khu công nghiệp Đình Vũ, Cát Hải, Hải Phòng. 

Ricons một năm sau 'Coteccons Group' tan rã - Ảnh 2.

Nguồn: BCTC Ricons

Bước sang 2019, trước những khó khăn chung của ngành xây dựng, hoạt động kinh doanh của Ricons đã bắt đầu chững lại. Năm 2020, doanh thu của công ty đạt 7.955 tỷ đồng, giảm 9% so với năm trước, lợi nhuận sau thuế đạt 251 tỷ đồng, giảm khoảng 30% dưới tác động của COVID-19.

Cũng trong năm 2020, sau những lùm xùm liên quan đến nội bộ Coteccons, ông Nguyễn Bá Dương đã rút khỏi HĐQT Ricons. Ricons cũng đã thay đổi nhận diện thương hiệu bằng cách thay "Coteccons Group" bằng "Since 2004" đồng thời cho biết sẽ tập trung phát triển hệ sinh thái Ricons Group với với các thương hiệu: Ricons, Riland, Rihomes, Rilex, Risa, Ricommerce, QuiHub.

Ông Trần Quang Quân, Chủ tịch HĐQT Ricons, người trước đó từng giữ chức Phó Tổng giám đốc Coteccons cũng tiết lộ tham vọng không chỉ là hoàn thiện chuỗi giá trị khép kín ngành xây dựng, mà còn hướng đến giấc mơ về tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam trong tương lai".

Tuy nhiên, tham vọng này đang đứng trước thách thức rất lớn, đặc biệt là dấu hỏi về việc Ricons liệu có còn được phân bổ nguồn công việc như thời dưới mái nhà "Coteccons Group" trước đây hay không? Liệu các các lãnh đạo chủ chốt hiện nay của công ty này có đủ sức cạnh tranh lấy việc với những tên tuổi khác như Hoà Bình, Centralcons, An Phong, Coteccons hay Newteccons hay không?

Thực tế, cùng là hai đơn vị trong hệ sinh thái "Coteccons Group" trước đây, nhưng  thông tin từ các gói thầu trúng mới của Ricons gần đây rất ít ỏi. Trong khi đó, Newtecons - nơi được xem là bến đổ mới của ông Nguyễn Bá Dương liên tục giành được nhiều gói thầu lớn trong thời gian gần đây, bao gồm cả các dự án của Coteccons trước đây. 

'Chiến mã' Ricons hoạt động ra sao sau khi Coteccons tan rã? - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Sỹ Công (tay phải) và ông Trần Quang Quân (tay trái) đang là hai lãnh đạo chủ chốt tại Ricons. (Ảnh: Alex Chu).

Năm 2021, đứng trước mối lo dịch bệnh khiến loạt dự án bị tạm dừng và khan hiếm vật liệu thép, cổ đông Ricons đã thông qua kế hoạch kinh doanh có phần thận trọng với doanh thu hợp nhất 8.100 tỷ đồng, tăng khoảng 2% so với năm trước và lợi nhuận sau thuế 150 tỷ đồng, giảm 40% so với năm trước.

Ricons cũng có những chuyển biến mới trong ban lãnh đạo công ty. Sau khi rời Coteccons, ông Nguyễn Sỹ Công và ông Võ Thanh Liêm hiện đã quy tụ về Ricons. Trong đó, ông Nguyễn Sỹ Công đã được bầu làm Chủ tịch HĐQT thay cho ông Trần Quang Quân.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.