Rừng bị 'xẻ thịt' ở Đắk Lắk: Tận mắt thấy lâm tặc tự do vận chuyển gỗ trên đường

Không khó để phát hiện những chiếc xe vận chuyển gỗ tự do đi lại trên khu vực xã Cư Yang, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.
 

Chủ tịch xã "giật mình" vì không biết lâm tặc phá rừng?

rung bi xe thit o dak lak tan mat thay lam tac tu do van chuyen go tren duong
Nhiều gốc gỗ bị đốn hạ, “xẻ thịt” giữa rừng. Ảnh: Trang Anh.

Sau khi mục sở thị về tình hình phá rừng lấy gỗ tại địa bàn thôn 13, xã Cư Yang, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk, chúng tôi đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND xã Cư Yang.

Theo ông Hùng, trên địa bàn xã có 6.088 ha đất tự nhiên, trong đó có 2.600ha rừng trồng; hơn 1.639ha là rừng sản xuất; còn rừng tự nhiên có 459ha.

Ông Hùng cho hay, trước đây cũng có tình trạng lấn chiếm đất rừng để làm nương rẫy nhưng hiện nay tình trạng này đã không còn diễn ra.

Chủ tịch UBND xã Cư Yang khẳng định: “Thời gian gần đây không có trường hợp khai thác gỗ trên diện tích đất rừng tự nhiên thuộc địa bàn xã”.

rung bi xe thit o dak lak tan mat thay lam tac tu do van chuyen go tren duong
Tàn tích lán trại của “lâm tặc” còn sót lại trên rừng. Ảnh: Trang Anh.

Trong khi đó, ông Quách Trung Hiếu, Trạm trưởng Trạm kiểm lâm địa bàn liên xã (Cư Yang, Cư Bông, Cư Prông) cũng khẳng định, từ ngày có lệnh đóng cửa rừng của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay trên địa bàn huyện Ea Kar không còn tình trạng khai thác gỗ, mà chỉ còn trường hợp người dân mượn đường để vận chuyển lâm sản từ địa bàn khác sang.

“Các khu rừng trên địa bàn huyện thuộc quyền quản lí của chủ rừng là Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ea Kar và Khu bảo tồn Ea Sô, còn một nhỏ phần thuộc về UBND xã quản lí”, ông Hiếu nói.

Mặc dù hai vị lãnh đạo phủ nhận tình trạng phá rừng trên địa bàn xã, nhưng khi chúng tôi cung cấp thông tin và hình ảnh về tình trạng phá rừng một cách công khai thì hai vị lãnh đạo tỏ vẻ “bối rối”.

Lúc này, Chủ tịch UBND xã Cư Yang cho rằng, đơn vị này chỉ quản lí về mặt hành chính còn kiểm lâm phụ trách bảo vệ rừng, công ty lâm nghiệp có nhiệm vụ phát triển rừng.

“Thời gian gần đây tôi cũng không nghe báo cáo từ công ty lâm nghiệp về vấn đề này”, ông Hùng nói.

rung bi xe thit o dak lak tan mat thay lam tac tu do van chuyen go tren duong
Dấu tích còn sót lại sau khi các hộp gỗ được cắt xẻ mang đi. Ảnh: Trang Anh.

Sau đó, ông Hùng đã lập tức gọi điện cho lãnh đạo phân trường (thuộc công ty lâm nghiệp) đóng trên địa bàn. Sau đó, ông Hùng thông tin lại rằng, vị lãnh đạo phân trường cũng khẳng định là không có tình trạng khai thác gỗ trên rừng tự nhiên.

“Sau khi nhận thông tin từ báo chí cung cấp, bản thân tôi cũng giật mình. Hai đơn vị chuyên trách là Trạm Kiểm lâm và công ty lâm nghiệp trực tiếp phụ trách việc quản lí bảo vệ rừng còn đơn vị chỉ quản lí hành chính. Trách nhiệm chuyên môn thuộc về Hạt Kiểm lâm bởi Hạt đã có trạm tăng cường rất đông thành viên”, ông Hùng cho biết.

Trong khi đó, khi tiếp nhận thông tin về tình trạng phá rừng, ông Quách Trung Hiếu cho biết sẽ cử người kiểm tra lại.

“Do Hạt Kiểm lâm có lực lượng mỏng, Trạm Kiểm lâm địa bàn thì mới luân chuyển về nên cần thời gian để làm quen”, ông Hiếu nói.

rung bi xe thit o dak lak tan mat thay lam tac tu do van chuyen go tren duong
Tàn tích còn sót lại sau khi lâm tặc rời đi. Ảnh: Trang Anh.

Lâm tặc tự do vận chuyển gỗ trên đường?

Bên cạnh nạn khai thác gỗ rừng thì theo ghi nhận thực tế của chúng tôi vào các ngày 12,13,14/7, tại khu vực đường liên xã thuộc địa bàn xã Cư Yang xuất hiện nhiều người sử dụng xe máy độ chế để chở những hộp gỗ dài khoảng 20-50cm tự do đi lại trên đường.

Sáng ngày 13/7, một chiếc xe tải chở theo 4 hộp gỗ dài khoảng 5m chạy với tốc độ cao trên đường liên xã Cư Yang, sau đó rẽ vào cổng chào thôn 6.

Sau đó, xe gỗ được tập kết tại một hộ gia đình mà người dân khu vực này cho hay, đây là “đầu nậu” gỗ của xã.

Trước thông tin này, ông Hiếu cho hay, UBND xã có một ban “Ban bảo vệ và phát triển rừng cấp xã” do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch làm Trưởng ban, kiểm lâm làm phó; công an xã, xã đội và địa chính làm thành viên tham mưu cho UBND xã thực hiện biện pháp bảo vệ và phát triển rừng.

Trạm phối hợp với UBND xã, đội kiểm lâm cơ động phòng cháy chữa cháy rừng số 2 (thuộc Chi cục Kiểm lâm) chốt chặn các tuyến đường vận chuyển lâm sản và tuần tra trên các tiểu khu trên địa bàn. Theo kế hoạch định kì thì 1 tuần kiểm tra ít nhất 2 lần trên địa bàn toàn xã hoặc kiểm tra đột xuất.

Cũng theo ông Hiếu, thời gian gần đây, đơn vị đã phối hợp với các đơn vị liên quan phát hiện và bắt giữ hơn 4m3 gỗ vận chuyển qua địa bàn huyện.

“Trước khi lộng hành, lâm tặc đã canh kiểm lâm nên khi chúng tôi đi kiểm tra thì không phát hiện, đến khi không có lực lượng chức năng lâm tặc bắt đầu lộng hành. Bên cạnh đó, thời gian vừa qua cơ quan nhiều việc anh em nên tập trung về cơ quan”, ông Hiếu phân trần.

rung bi xe thit o dak lak tan mat thay lam tac tu do van chuyen go tren duong
Xe máy độ chế được dùng để vận chuyển gỗ. Ảnh: Trang Anh.

Còn về phía vị Chủ tịch xã Cư Yang, ông Hùng cho biết, đơn vị thường xuyên tuyên truyền người dân không lấn chiếm, phá rừng, còn về việc người dân vận chuyển gỗ từ địa bàn khác qua thì ông không nắm được.

Sau đó, ông Hùng lại cho rằng: “Có trường hợp vận chuyển gỗ từ địa bàn khác qua, còn có như thế nào thì chúng tôi không nắm bởi chúng tôi không có chức năng dừng các xe để kiểm tra có gỗ hay không”.

Theo ông Hùng, xã không thể cử người đi tuần tra, kiểm soát, mà chỉ có phối hợp cùng các đơn vị liên quan. Về vấn đề này, UBND xã chỉ quản lí về việc cản trở giao thông, còn trách nhiệm chuyên môn thuộc về Hạt Kiểm lâm.

Như vậy, trong khi UBND xã Cư Yang đổ trách nhiệm cho lực lượng kiểm lâm; Trạm Kiểm lâm địa bàn liên xã (Cư Yang, Cư Bông, Cư Prông) lại lấy lý do lực lượng mỏng thì "lâm tặc" vẫn ngang nhiên phá và vận chuyển gỗ ra khỏi rừng...

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.

rung bi xe thit o dak lak tan mat thay lam tac tu do van chuyen go tren duong Chùm ảnh: Cận cảnh những cánh rừng bị lâm tặc 'xẻ thịt' ở Đắk Lắk

Chúng tôi không khỏi xót xa khi chứng kiến hàng loạt cây gỗ cổ thụ bị lâm tặc đốn hạ ở xã Cư Yang, huyện Ea ...

rung bi xe thit o dak lak tan mat thay lam tac tu do van chuyen go tren duong Rừng bị 'xẻ thịt', tiếng cưa máy vang lên ngay gần Trạm Kiểm lâm

Đứng ở chân rừng cũng có thể nghe thấy tiếng cưa máy "gầm rú" vang trời, gần ngay đó là Trạm Kiểm lâm liên xã.

chọn
IDJ báo lãi quý I nhờ dự án Mũi Né, sẽ hạn chế làm dự án mới và giảm vay nợ tài chính
Quý I/2024, IDJ lãi sau thuế hơn 15 tỷ đồng với doanh thu chủ yếu đến từ dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né. Trong giai đoạn tới, doanh nghiệp cho biết sẽ hạn chế phát triển các dự án bất động sản mới và đẩy tỷ trọng vay ngân hàng, vay trái phiếu xuống mức rất thấp.