Sân bay Đà Nẵng bị ngưng kết nối mạng: Lỗi do ai?

Cảng vụ Hàng không miền Trung vừa thông báo về nguyên nhân sự cố ngưng kết nối mạng tại sân bay Đà Nẵng hôm 2/1. Trong khi các hãng khẳng định đường truyền thông suốt, cảng hàng không Đà Nẵng khẳng định không ngưng kết nối.
Sân bay Đà Nẵng bị ngưng kết nối mạng: Lỗi do ai? - Ảnh 1.

ACV yêu cầu các hãng hàng không sử dụng hệ thống kết nối chung, trong đó có sân bay Đà Nẵng. (Ảnh N.T)

Trước đó, sáng 2/1, tại nhà ga T1 cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng (HKQT) xảy ra sự cố không kết nối được hệ thống làm thủ tục check in và hệ thống boarding (làm thủ tục lên máy bay). Theo báo cáo của Phòng giám sát chất lượng dịch vụ và vận tải hàng không, Cảng vụ hàng không miền Trung, các đơn vị liên quan đã phối hợp xử khắc phục dứt điểm lúc 11 giờ 30, nhưng sự cố cũng ảnh hưởng đến phục vụ hành khách một số chuyến bay của Vietjet Air và Bamboo.

Theo Cảng vụ hàng không miền Trung, tài liệu xác thực việc cung cấp băng thông sử dụng thực tế của đường truyền dữ liệu kênh thuê riêng ILL của Viettel cấp cho Vietjet và đường truyền của VNPT, Viettel cấp cho Bamboo Airways tại Đà Nẵng ngày 2/1 xác nhận thông suốt.

Tuy nhiên, Cảng HKQT Đà Nẵng cho rằng, do sự cố mạng không phải do cảng ngưng kết nối mạng từ bên ngoài vào hệ thống mạng nghiệp vụ hàng không của hãng như yêu cầu trước đó của Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV). Đồng thời, khẳng định hoàn toàn không can thiệp vào hệ thống gây ra sự cố, có thể do lỗi thuật.

ACV "ép" các hãng dùng mạng chung?

Đáng chú ý, theo Cảng vụ hàng không miền Trung, trước đó, ACV đã có công văn gửi Bamboo Airways và Vietjet Air nêu: “Thông báo hãng hàng không Vietjet Air và Bamboo Airways nhanh chóng triển khai kết nối hệ thống thủ tục hàng không vào hệ thống thủ tục hàng không dùng chung tại nhà ga quốc nội sân bay Đà Nẵng trước 1/1/2020.

Sau thời điểm trên, cảng HKQT Đà Nẵng sẽ ngưng các kết nối mạng từ ngoài vào hệ thống mạng nghiệp vụ hàng không dùng chung và sẽ không chịu trách nhiệm nếu quá trình này ảnh hưởng đến công tác phục vụ hành khách của quý hãng”.

Trong văn bản gửi Cảng vụ hàng không miền Trung, Cảng HKQT Đà Nẵng cũng cho biết, từ 1/1 sẽ khai thác vận hành hệ thống nghiệp vụ hàng không với các trang thiết bị hàng không dùng chung. Cảng sẽ ngưng kết nối mạng từ ngoài vào hệ thống mạng nghiệp vụ hàng không của các hãng không sử dụng hệ thống thủ tục dùng chung và sẽ không chịu trách nhiệm nếu quá trình này làm ảnh hưởng đến công tác phục vụ của các hãng.

Cũng theo Cảng vụ hàng không miền Trung, Vietjet và Bamboo Airways đều đã có văn bản gửi Cảng HKQT Đà Nẵng liên quan đến yêu cầu của ACV, đề nghị được hỗ trợ tiếp tục khai thác hệ thống làm thủ tục chuyến bay theo phương thức hiện tại.

Cụ thể, Bamboo Airways cho biết chưa kết nối được thủ tục hàng không iFly DCS trên nền tảng dùng chung CUTE của cảng HKQT Đà Nẵng, một phần do mức phí dự kiến áp dụng quá cao.

Cảng vụ Hàng không miền Trung yêu cầu các bên liên quan xác định nguyên nhân cụ thể, báo cáo lại trước ngày 17/1.

Được biết, giá dịch vụ CUTE phục vụ chuyến bay nội địa ACV thu hiện tại là 6.500 đồng/hành khách (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Mức thu phí này được cho là cao so với việc các hãng tự sử dụng hệ thống đường truyền riêng, cũng như cao hơn mức trung bình các sân bay quốc tế (khoảng trên 3.000 đồng/hành khách).

Thanh Niên đã đưa tin, sáng 2/1 đã xảy ra tình trạng ngưng các kết nối mạng từ ngoài vào hệ thống mạng nghiệp vụ hàng không với Bamboo và Vietjet làm gián đoạn hoạt động cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách, cụ thể là dịch vụ checkin tại quầy thủ tục và boarding (làm thủ tục lên máy bay) tại cửa (gate) tại nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.