Những ai có niềm đam mê với thiên văn học chắc chắn đã có một đêm đáng nhớ khi được chứng kiến khoảnh khắc sao chổi xanh lần đầu đi qua Trái Đất sau 50.000 năm. Đây là một hiện tượng hiếm có và được dự đoán sẽ khó có thể xảy ra thêm lần nữa.
Sao chổi C/2022 E3 (ZTF) được phát hiện vào đầu tháng 3/2022 bởi Đài quan sát Palomar ở California (Mỹ). Khi sao chổi đến gần Trái Đất nhất, người quan sát thiên văn có thể nhận ra nó trong hình dạng một vệt mờ màu xanh gần ngôi sao Polaris, còn gọi là sao Bắc đẩu.
Khác với các sao chổi khác, C/2022 E3 (ZTF) được gọi là sao chổi xanh. Vậy sao chổi xanh là gì? Sao chổi được tạo thành từ các khối khí, đá và bụi đông lạnh. Theo nghiên cứu của nhà hóa học Gerhard Herzberg, sở dĩ sao chổi này có màu xanh lục là do nó có sự hiện diện của các hợp chất như diatomic carbon và cyanogen dẫn đến màu sắc đặc biệt này.
Theo Hiệp hội hành tinh (The Planetary Society), sao chổi C/2022 E3 (ZTF) sẽ quay quanh và bay xuyên qua vòng ngoài của mặt trời trước khi quay trở về Trái Đất. Theo NASA, sao chổi xanh 2023 này có thể quan sát được bằng mắt thường khi xuất hiện trên bầu trời đêm.
Vừa qua, sao chổi C/2022 E3 (ZTF) đã đến Trái Đất và xuất hiện gần vị trí với sao Bắc Đẩu. Người dân ở Việt Nam đã có thể ngắm ngôi sao đặc biệt này vào đêm 2/2 bằng mắt thường, thông qua ống nhòm hoặc kính thiên văn.
Sau khi đi ngang qua Trái Đất, sao chổi sẽ tiến gần nhất tới sao Hỏa vào ngày 10/2.
Trong năm 2023, dự kiến sẽ có một số hiện tượng thiên văn kỳ thú khác như mưa sao băng Quadrantids, mưa sao băng Perseids, mưa sao băng Geminids,…