Sau điều chỉnh, giá cước Uber chênh lệch thế nào so với taxi truyền thống?

Giá cước taxi Uber đang dần bám sát với giá của các hãng taxi truyền thống như Mai Linh, Vinasun hay Hoàng Long. Giá cước taxi Uber tương đương với hơn 73% giá cước taxi truyền thống.
sau dieu chinh gia cuoc uber chenh lech the nao so voi taxi truyen thong Đề nghị 'taxi công nghệ' đăng ký phương tiện, danh sách tài xế
sau dieu chinh gia cuoc uber chenh lech the nao so voi taxi truyen thong Thuế, phí của 'taxi công nghệ' Grab, Uber tính thế nào?
sau dieu chinh gia cuoc uber chenh lech the nao so voi taxi truyen thong
Giá cước taxi Uber tăng trong thời gian tới sẽ "bám sát" giá của taxi truyền thống.

Mới đây, đại diện của hãng Uber Việt Nam thông báo sẽ tăng cước phí đối với dòng ô tô phổ thông lên mức 8.500 đồng/1km kể từ ngày 24/8. Cước phí theo thời gian là 300 đồng một phút.

Kể từ năm 2016, giá cước tối thiểu cho mỗi chuyến đi khi dùng dịch vụ của Uber tăng từ 5.000 đồng lên 15.000 đồng/1 chuyến. Cước phí theo quãng đường tăng từ 5.000 đồng lên 7.500 đồng/1km và nay sắp tới là 8.500 đồng/1km. Mức chiết khấu sử dụng dịch vụ đối với tài xế là 25%.

Theo ý giải của lãnh đạo Uber, việc tăng giá cước nhằm tăng quyền lợi, hỗ trợ tối ưu cho các tài xế như: điều chỉnh cơ chế đánh giá, tính năng lựa chọn lộ trình nhiều điểm đến, tạm ứng 300.000 đồng phí vệ sinh vì những lý do đến từ khách, thưởng 100.000 đồng cho tài xế gửi lại đồ thất lạc của khách…

Khoảng cách chênh lệch về giá cước giữa hãng taxi giá rẻ Uber và các hãng taxi truyền thống đã thu hẹp đáng kể sau 3 năm Uber gia nhập thị trường Việt Nam.

Nếu Uber tăng giá cước lên mức 8.500 đồng/1km thì giá của hãng taxi giá rẻ này sẽ "bám" rất sát với giá cước của taxi truyền thống.

Trong khi đó, đa số người dùng cho rằng lợi thế lớn nhất của các hãng taxi như Uber, Grab đó chính là giá thành thấp mà họ mang lại. Điều này có thể dẫn đến một bộ phận khách hàng sẽ cân nhắc với dịch vụ Uber khi giá cước điều chỉnh tăng.

Hiện nay, nhiều hãng taxi truyền thống tại TP HCM đang có giá cước từ khoảng từ gần 11.000 – 17.000 đồng/1km.

Cụ thể, giá cước taxi của hãng Mai Linh dành cho loại xe 4 chỗ ngồi Hyundai i10 là 13.900 đồng/1km, từ kilomet thứ 31 trở đi thì giá cước là 11.600 đồng/1km. Cước dành cho loại xe Toyota Vios là 15.100 đồng/1km và giá cước từ kilomet thứ 31 trở đi là 12.000 đồng/1km.

Giá cước dành cho loại xe 7 chỗ ngồi Toyota Innova của Mai Linh là 15.800 đồng/1km và giá cước từ kilomet thứ 31 trở đi là 13.600 đồng/1km.

sau dieu chinh gia cuoc uber chenh lech the nao so voi taxi truyen thong
Taxi truyền thống tại TP HCM. (Ảnh: Đại Việt)

Thông tin từ hãng taxi Vinasun cho thấy, giá cước dành cho loại xe 4 chỗ ngồi Toyota Vios là 14.500 đồng/1km, từ kilomet thứ 31 trở đi là 11.600 đồng/1km.

Giá cước dành cho loại xe 7 chỗ ngồi Toyota Innova là 15.500 – 16.500 đồng/1km, từ kilomet thứ 31 trở đi là 13.600 – 14.600 đồng/1km.

Hãng taxi Hoàng Long còn có giá hấp dẫn hơn cả hai “anh lớn” Mai Linh và Vinasun khi mà giá cước taxi 4 chỗ ngồi Toyota Vios chỉ 14.200 đồng/1km và giá cước từ kilomet thứ 31 trở đi chỉ 10.700 đồng/1km.

Giá cước taxi 7 chỗ Toyota Innova của Hoàng Long là 15.000 – 15.500 đồng/1km, từ kilomet thứ 31 trở đi là 11.200 – 12.200 đồng/1km.

Như vậy, nếu giá cước mới của Uber là 8.500 đồng/1km thì giá cước của hãng taxi giá rẻ này sẽ tương đương với hơn 73% giá của taxi truyền thống (loại xe 4 chỗ ngồi). Khoảng cách về giá giữa taxi giá rẻ và taxi truyền thống đã dần bị thu hẹp lại.

Anh Đạt (ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) cho biết, anh thường xuyên sử dụng dịch vụ taxi của Uber để đến công ty cách nhà anh Đạt khoảng 10km vì tính tiện lợi của dịch vụ này. Tuy nhiên, nếu Uber tăng giá thì có thể anh Đạt sẽ sử dụng dịch vụ của một hãng taxi giá rẻ khác hoặc chọn xe ôm giá rẻ để đi lại nhằm tiết kiệm chi phí di chuyển.

Theo đại diện của Uber Việt Nam, hiện nay, lượng người dùng của hãng tại Việt Nam đã chạm mốc 4 triệu người. Tính đến nay, tài xế của hãng đã thực hiện tổng cộng 322 triệu km hành trình với thời gian hoạt động bình quân khoảng 40 tiếng/1 tuần.
chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.