Nhiều cuộc thi sắc đẹp làm giảm giá trị phụ nữ Việt Nam |
Đó là thông tin PGS.TS Bùi Hoài Sơn - viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam - chia sẻ trong lễ công bố Báo cáo toàn cầu năm 2018 của UNESCO tái định hình các chính sách văn hóa diễn ra ngày 23-5 tại Hà Nội.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ảnh: THIÊN ĐIỂU |
Trao đổi riêng với Tuổi Trẻ, ông Bùi Hoài Sơn giải thích trước nay các cơ quan quản lý văn hóa vẫn áp dụng hình thức cấm đoán, kiểm soát với các hoạt động văn hóa thông qua hình thức cấp phép, nhưng tới đây chính sách quản lý văn hóa sẽ được sửa đổi theo hướng bỏ những kiểm duyệt ban đầu này, mà chỉ đưa ra những quy định, những điều kiện tiêu chuẩn để các văn nghệ sĩ, các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật có thể dựa vào đó để thực thi.
Nếu nghệ sĩ làm sai khung quy định, các cơ quan quản lý mới xử phạt và hình phạt sẽ rất nặng chứ không "êm ái" như quy định hiện nay.
Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam dẫn ví dụ trong hoạt động thi hoa hậu, tới đây chính sách văn hóa sẽ thay đổi theo hướng bỏ cấp phép cho các cuộc thi sắc đẹp. Hay như nghị định 79 quy định về cấp phép biểu diễn nghệ thuật cũng sẽ có nhiều thay đổi theo hướng "cởi trói" hơn cho nghệ sĩ, đơn vị tổ chức biểu diễn.
Một số người đep đi thi chui hoa hậu ở nước ngoài, và đoạt giải - Ảnh tư liệu |
Ông Sơn cho biết đây là một chủ trương quan trọng hiện nay của ngành văn hóa, nảy sinh do sự đòi hỏi của xã hội có nhiều thay đổi hiện nay. Nó đã được thể hiện trong các văn bản báo cáo của Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch gửi lên Chính phủ, cũng như được thể hiện trong yêu cầu của lãnh đạo bộ tại các cuộc họp với các cục, vụ, viện thuộc bộ.
"Xã hội đã thay đổi rất nhiều nên cách thức quản lý văn hóa cũng phải thay đổi theo", ông Sơn nói.
Ông cũng khẳng định sự thay đổi này không phải là mới mẻ mà chỉ là Việt Nam đang "đi theo cách thức mà thế giới đã làm từ lâu".
Ông Sơn cũng cho rằng thực tế sự chuyển biến từ tiền kiểm sang hậu kiểm đã manh nha trong ngành xuất bản sách thời gian qua. "Việc tiền kiểm với sách đã được bỏ qua, chỉ các cuốn sách "có vấn đề" thì sau đó mới bị cấm. Điều này đã giúp thị trường xuất bản phát triển mạnh gần đây", ông Sơn chia sẻ.
Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam đánh giá sự chuyển biến này sẽ giúp tạo điều kiện tối đa cho những sáng tạo nghệ thuật nảy nở, tránh sự can thiệp quá sâu của cơ quan quản lý nhà nước vào đời sống văn hóa nghệ thuật.
Cùng dự lễ công bố, đứng ở góc độ nghệ sĩ, họa sĩ Nguyễn Anh Tuấn, giám đốc nghệ thuật của Heritage Space, bày tỏ với Tuổi Trẻ anh không mấy lạc quan về sự thay đổi này.
"Không quan trọng tiền kiếm hay hậu kiểm là là phải cần cởi mở trong việc kiểm duyệt với các hoạt động văn hóa. Bỏ tiền kiểm thì chỉ là một sự thay đổi về hình thức, giúp nghệ sĩ giảm bớt thời gian cho các thủ tục hành chính thôi chứ chưa đi vào cốt lõi vấn đề.
Nghệ sĩ thực ra không ngại chuyện thủ tục hành chính đâu, mà ngại "nội dung" của kiểm duyệt. Nghệ sĩ cần sự cởi mở hơn trong các quy định về kiểm duyệt" - họa sĩ Nguyễn Anh Tuấn nói.
Anh thậm chí còn bảy tỏ lo lắng hậu kiểm có thể "nguy hiểm hơn", bởi anh hình dung nó giống như "phạt nguội" trong giao thông vậy, các cơ quan quản lý "thả" ra cho các nghệ sĩ làm nhưng sau đấy lại "thích phạt gì thì phạt".
Bao giờ phần thi ứng xử của các cuộc thi sắc đẹp hết 'nghiệp dư'?
Tối ngày 21-4, đêm chung kết Hoa hậu Biển Việt Nam toàn cầu được diễn ra tại Phú Quốc. Người đẹp đăng quang là thí ... |
Nhiều cuộc thi sắc đẹp làm giảm giá trị phụ nữ Việt Nam
Chưa bao giờ các cuộc thi sắc đẹp lại rầm rộ như hiện nay. Nhưng đáng tiếc, số lượng các cuộc thi sắc đẹp ngày ... |
'Cạn lời' với tiêu chí các cuộc thi sắc đẹp
Mới đây, cựu người mẫu, diễn viên Phi Thanh Vân gây sốc dư luận khi đăng quang Hoa hậu Doanh nhân Thế giới người Việt ... |
Quản lý các cuộc thi sắc đẹp, chuyện… 'đau đầu'
Nhiều thí sinh tự ý xuất ngoại để tham gia các cuộc thi sắc đẹp mà không xin phép; các cuộc thi “ao làng” diễn ... |