SGK in hình nam giới là bác sĩ, phụ nữ là nông dân: Học sinh băn khoăn về bất bình đẳng giới

Theo nhiều học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, nên đưa nội dung về bình đẳng giới vào trong sách giáo khoa nhiều hơn.

Ngày 10/1, tọa đàm góp ý kiến dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi được tổ chức tại Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đã thu hút nhiều ý kiến từ các em học sinh.

sgk in hinh nam gioi la bac si phu nu la nong dan hoc sinh ban khoan ve bat binh dang gioi
Tham dự buổi tọa đàm có lãnh đạo Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) và hàng trăm học sinh của trường . Ảnh: Đình Tuệ.

Ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh, với đặc thù của một trường chuyên, Bộ GD&ĐT mong muốn các giáo viên, học sinh đóng góp những ý kiến về dự thảo Luật, đặc biệt quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới và quy định về trường chuyên, trường chất lượng cao.

Về vấn đề bình đẳng giới, Luật Giáo dục năm 2016 đã quy định về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân. Theo đó mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể về bình đẳng giới trong hoạt động giáo dục, trong chương trình giáo dục, SGK và phương pháp giáo dục.

Xem chi tiết Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi Tại đây.

Em Hạnh Nguyên, học sinh lớp 11 Sử chia sẻ: "Ở mục 4.1 về bình đẳng giới, định nghĩa bình đẳng giới là gì, tại sao chỉ giới hạn trong giới, trong quyền công dân lại không phân biệt địa vị, hoàn cảnh kinh tế, nếu có bổ sung thì nội dung căn bản là gì, việc bổ sung có cần thiết hay không?

Ở khu vực miền núi, nam giới thường được ưu tiên hơn, nữ giới hay bị giữ lại tảo hôn hoặc làm trong gia đình. Rồi định kiến nam giới học tự nhiên, nữ giới thường học xã hội, số lượng nam nữ hai bên khác nhau?".

sgk in hinh nam gioi la bac si phu nu la nong dan hoc sinh ban khoan ve bat binh dang gioi
Chủ trì buổi tọa đàm là ông Bùi Văn Linh (thứ 2 từ trái sang) đang ghi nhận ý kiến góp ý của học sinh. Ảnh: Đình Tuệ.

Ông Bùi Văn Linh giải thích: "Bình đẳng giới khái niệm nghiên cứu phức tạp, giới hiện nay không chỉ là 2 mà còn có những trạng thái khác vẫn cần được xã hội tôn trọng. Trong môi trường giáo dục bất cập gì, ban soạn thảo sẽ có những chất liệu để bù đắp và làm tốt hơn. Cơ hội học tập làm sao mở rộng cả nam cả nữ để phát triển cơ hội học tập của mình và cá nhân".

Còn em Linh Khánh, học sinh lớp 11 Sử băn khoăn: Hình ảnh, nội dung trong SGK, nam giới thường được sắp xếp vào bác sĩ, cảnh sát, trong khi nữ giới làm nông dân, nhân viên, y tá. Các nhân vật quan trọng như doanh nhân đều đưa vào SGK là giới tính nam. Trong SGK về đạo đức hay giáo dục công dân in về học sinh nghịch ngợm đều xếp vào học sinh nam, không phải bạn nam nào cũng nghịch, cũng không phải bạn nữ nào cũng ngoan.

Con trai khám phá và con gái nữ công gia chánh, ngoan ngoãn. Các em con trai có xu hướng nghịch ngợm nhiều hơn, các em nữ sẽ khép vào khuôn khổ và hạn chế khả năng của mình... Hay trên lớp giáo viên sai việc nam nữ riêng biệt thay vì việc cân bằng cả hai giới tính, cô muốn mời hai em có đủ sức khỏe.

sgk in hinh nam gioi la bac si phu nu la nong dan hoc sinh ban khoan ve bat binh dang gioi
Học sinh góp ý kiến với Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi. Ảnh: Đình Tuệ.

"Giáo viên phát hiện ra học sinh đồng tính thì không cho cơ hội như được nhìn nhận, đây cũng là vấn đề quốc tế để nói về bất bình đẳng giới thì đây sắp trở thành vấn đề lớn. Với xu hướng giới trẻ khi nhận ra không chỉ mỗi đàn ông nhận được quyền lợi mà nữ cũng có quyền lợi. Em nghĩ ban soạn thảo nên bổ sung phần này", em Tô Mai Anh, học sinh lớp 11 Sử nêu ý kiến.

Đại diện Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên cho hay, nữ và nam trong cuộc sống là tự nhiên nhưng đôi khi cũng là bất bình đẳng giới. Nội dung chương trình mới vào SGK cập nhật nhiều bình đẳng giới trong thời điểm hiện nay. Hội đồng thẩm định luôn ý thức thường xuyên vấn đề như các em nói, sắp tới sẽ khắc phục triệt để.

"Hơn nữa, trong bình đẳng giới và Luật Giáo dục phải tôn trong tất cả các giới của người học tự nhiên, không can thiệp, không được phép can thiệp, các cơ sở đào tạo phải tôn trọng, chỉ nói giới mà không nói giới nam hay nữ là bao quát vấn đề.

Không trở thành phổ biến nhưng một số hiện tượng như em Mai Anh nói trong thời gian tới, Bộ sẽ tăng cường tổ chức trong nhà trường để nâng cao toàn xã hội để có thông tin kĩ năng và chia sẻ với người có hiện tượng và trạng thái như vậy, có trách nhiệm và tôn trọng", ông Bùi Văn Linh nói.

sgk in hinh nam gioi la bac si phu nu la nong dan hoc sinh ban khoan ve bat binh dang gioi
Nhiều ý kiến góp ý của học sinh được lãnh đạo Bộ GD&ĐT ghi nhận. Ảnh: Đình Tuệ.

Em Thúy Hiền, học sinh lớp 11 Văn cho rằng: "Mục 4.2 nói về vấn đề trường chuyên và chất lượng cao, em phản đối vì theo quan điểm việc các trường công đào tạo chất lượng cao là không đúng. Cơ bản là môi trường bình đẳng, thân thiện, giáo dục đại trà bồi dưỡng chất lượng cao, tại sao lại phân biệt các trường công học như thế này nhưng trường chuyên lại cao hơn.

Trường chuyên hay chất lượng cao nên để tư nhân hóa. Học sinh hãy thi đỗ và để nộp một khoản học phí đáng được hưởng, nếu không hãy tìm cách học tốt để có được học bổng. Trường công hãy đào tạo học sinh ra để làm việc, đào tạo tiếng Anh, mang các bằng cấp ra nước ngoài làm việc mà không bị từ chối".

Theo thầy giáo Nguyễn Đình Vinh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, hiện Hà Nội có trường chuyên dành cho học sinh năng có tư chất thông minh, kết quả xuất sắc, học phí cao như Amsterdam, chuyên Nguyễn Huệ là trường công. Chất lượng cao chủ yếu cung cấp cơ sở vật chất trang bị tốt, phải nộp học phí cao, tư nhân được phép làm, đầu tư tiền bạc nhiều, không dành cho đại đa số gia đình, học sinh có điều kiện vừa phải...

sgk in hinh nam gioi la bac si phu nu la nong dan hoc sinh ban khoan ve bat binh dang gioi Đưa triết lý giáo dục như thế nào vào trong Luật Giáo dục sửa đổi?

Sáng nay (5/1), Văn phòng Chương trình khoa học phối hợp với Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP Hồ Chí ...

sgk in hinh nam gioi la bac si phu nu la nong dan hoc sinh ban khoan ve bat binh dang gioi Xung quanh 'Đề xuất giáo viên THPT phải có trình độ thạc sĩ': Trình độ nào là phù hợp?

Trước ý kiến đề xuất trình độ giáo viên THPT phải là thạc sĩ (tại hội thảo khoa học cấp quốc gia góp ý dự thảo ...

sgk in hinh nam gioi la bac si phu nu la nong dan hoc sinh ban khoan ve bat binh dang gioi Quốc hội sẽ cho ý kiến về Luật Giáo dục Đại học và Luật Giáo dục trong tuần này

Tiếp tục tuần làm việc thứ 3 tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội tiếp tục với công tác lập pháp trong đó có nhiều ...

sgk in hinh nam gioi la bac si phu nu la nong dan hoc sinh ban khoan ve bat binh dang gioi Đề xuất đổi học phí thành 'giá dịch vụ đào tạo': Việc thu học phí đã được đổi mới theo Luật Giá?

Ban soạn thảo Dự thảo Luật Giáo dục đại học đã cung cấp một số thông tin liên quan đến đề xuất đổi thuật ngữ ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.