Trả lời tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thứ trưởng GD&ĐT cho biết sách sử dụng một lần chỉ là sách bài tập, sách tham khảo, Bộ không khuyến khích loại sách này.
Trước tình trạng thiếu sách giáo khoa, nhiều người đặt ra vấn đề lãng phí khi nhiều cuốn chỉ sử dụng một lần do học sinh phải làm bài tập lên đó.
Ngày 30/8, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết thực hiện nghị quyết 40 của Quốc hội về thực hiện chương trình phổ thông mới, SGK vẫn triển khai và được thực hiện từ năm 2000 đến nay, được 17 năm. Tinh thần chung là SGK cũ đã ổn định, có chăng chỉ điều chỉnh một chút.
Nhiều SGK chỉ sử dụng một lần gây lãng phí. |
Hàng năm, sách được tái bản, bổ sung thêm. Theo chương trình hiện nay, SGK cũ vẫn còn hiệu lực trước khi thực hiện chương trình mới theo Nghị quyết 88 (theo lộ trình sẽ bắt đầu từ năm 2019 hoặc 2020, triển khai từ lớp 1). Khi có chương trình mới, SGK cũ sẽ không còn hiệu lực.
Ông nói thêm trong chuyến công tác lên Lai Châu, ông thấy SGK cũ vẫn còn đầy đủ và được luân chuyển để thế hệ sau sử dụng.
Liên quan đến các sách bài tập tham khảo có viết trực tiếp lời giải lên, ông Độ khẳng định đó là sách tham khảo. Còn SGK là sách riêng, đảm bảo sự luân chuyển lâu dài.
Về sách tham khảo, tùy theo điều kiện gia đình, nhà trường có thể lựa chọn.
Bộ GD&ĐT đã ra các văn bản, cụ thể là văn bản 2572, 2372 ban hành ngày 11/4/2013 về việc sử dụng sách tham khảo. Năm 2014 là ban hành thông tư 21 về quy định quản lý và sử dụng sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Theo đó, quyền quyết định lựa chọn sách tham khảo, thủ trưởng, hiệu trưởng nhà trường quyết định sử dụng cuốn nào để phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội địa phương.
"Tinh thần thì Bộ cũng chỉ đạo để các sách tham khảo mà viết trực tiếp lên là không nên, không khuyến khích", Thứ trưởng GD&ĐT nói.
Trước đó, tại một số nhà sách trên địa bàn TP Hà Nội, phụ huynh lớp 10 không thể mua được trọn bộ SGK cho con em mình.
Trước hiện tượng lạ này, đại diện NXB Giáo dục giải thích do số lượng học sinh tăng đột biến ở vài địa phương nên dẫn tới một số cửa hàng bán SGK nhỏ lẻ thiếu sách tạm thời.
Để khắc phục tình trạng đó, NXB đã khẩn trương cung ứng bổ sung SGK, phục vụ đầy đủ nhu cầu của học sinh trước ngày khai giảng.
Bộ GD&ĐT cũng chỉ đạo NXB Giáo dục Việt Nam rà soát, nắm bắt ngay tình hình, xác định nguyên nhân và có giải pháp khắc phục kịp thời tình trạng thiếu SGK.
Tuy nhiên, câu chuyện không chỉ dừng lại ở việc thiếu SGK đầu năm học mới. Nó còn đặt ra vấn đề lãng phí khi nhiều cuốn có sẵn phần câu hỏi, bài tập buộc học sinh phải ghi chép hoặc điền vào nên chỉ dùng được một lần. Sự lãng phí này khiến dư luận bức xúc.
Cách đánh vần lạ: Chủ tịch hội đồng thẩm định quốc gia về tiếng Việt lên tiếng
Theo PGS Bùi Mạnh Hùng, tài liệu Giáo dục Công nghệ của GS Hồ Ngọc Đại giúp học sinh phát triển khá hiệu quả kỹ ... |
Sách giáo khoa được biên soạn và phát hành như thế nào?
Chương trình và sách giáo khoa trải qua nhiều lần thẩm định, thử nghiệm mới được in ấn, phát hành rộng rãi trên cả nước. |
Trường Tiểu học Đô thị Việt Hưng xin rút kinh nghiệm việc bán sách cho học sinh
Lãnh đạo Trường Tiểu học Đô thị Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội) vừa lên tiếng nhận trách nhiệm và xin rút kinh nghiệm việc ... |
Đề nghị cửa hàng phục vụ cả ngày lễ, buổi tối để giải quyết thiếu SGK
Trước tình trạng người dân vẫn tiếp tục chưa mua được sách giáo khoa (SGK) cho con em, ông Nguyễn Đức Thái, Chủ tịch Hội ... |