Theo nhà sáng lập, Ohana là ứng dụng chạy trên nền tảng di động và web, kết nối người đi thuê nhà và chủ nhà cho thuê.
Trong đó, người đi thuê đa số là các bạn sinh viên, những người mới ra trường, có khả năng chi trả từ 1,5 – 4 triệu đồng/tháng. Ứng dụng thu phí từ chủ nhà trọ và lấy từ 30% của tháng cọc đầu tiên.
Hiện Ohana đã có 40 nghìn users (người dùng). Tốc độ tăng trưởng lượt users hằng tháng là 40%. Số lượt users quay lại lần thứ 2 đạt khoảng 30%/quý.
Cathy Trần cho biết, ứng dụng đang trong quá trình thử nghiệm miễn phí nên công ty chưa có doanh thu. Bản MVP (Sản phẩm khả dụng tối thiểu) đầu tiên được khởi chạy vào tháng 2 năm ngoái.
Mỗi tháng có chừng 400 căn nhà mới niêm yết trên hệ thống. Từ tháng 1 đến nay, Ohana đã ghi nhận được 5.000 giao dịch thành công.
Nữ Start-up chia sẻ đang gọi vốn 11 tỷ đồng. Trong đó, số vốn 7,9 tỷ đã gọi thành công, 3,5 tỷ còn lại chính là lý do Cathy Trần đến chương trình gặp gỡ các nhà đầu tư.
(Ảnh: Shark Tank Việt Nam) |
Dựa trên số liệu mà startup chia sẻ, Shark Dzung nhận thấy nhà sáng lập đang “hy sinh” số % khá lớn ở giai đoạn đầu.
Gọi 11/35 tỷ tức nhà sáng lập đang chia sẻ 32%. Theo Shark, những mô hình như Ohana cần rất nhiều vòng gọi vốn mới thành công, 11 tỷ chỉ đủ xây dựng nền tảng.
Vì thế, việc chia sẻ 32% lúc này sẽ khiến đội ngũ sáng lập mất thêm nhiều % ở những vòng sau, không còn động lực làm việc. Thêm nữa, nữ startup chia sẻ giá trị công ty trước khi gọi vốn là 1,5 triệu đô.
Nếu gọi 11 tỷ (500 nghìn USD) thì giá trị công ty sau gọi vốn phải là 2 triệu USD. Tuy nhiên, công ty đang được định giá 35 tỷ (1,65 triệu đô), do vậy mức đề nghị 3,5 tỷ 10% đang khá “hời” cho các Shark.
Khẳng định sẽ theo đuổi dự án đến cùng, Cathy Trần cho biết vì muốn Ohana phát triển nên nữ startup chấp nhận hy sinh số % ban đầu và không đặt nặng tỷ lệ cổ phần với nhà đầu tư.
Quan tâm đến mô hình bất động sản, Shark Hưng nhanh chóng đặt nghi vấn về vấn đề “thuê hộ”, luồn lách qua hệ thống.
Nhà sáng lập nhận định ở bất kỳ mô hình cũng sẽ có những vấn đề tồn đọng trên. Và với những trường hợp như vậy, nữ startup sẽ chọn không hợp tác với những khách hàng “bẻ cò”.
Ghi nhận tâm huyết của nhà sáng lập với dự án nhưng Shark Hưng vẫn cho rằng mô hình của Ohana còn quá “ngây thơ” đối với thị trường Việt Nam.
Việc kinh doanh dựa vào niềm tin và chọn thu phí trên tiền hoa hồng sẽ gây ra những khó khăn. Chính vì thế, ông quyết định không đầu tư.
Shark Linh cho rằng hướng đi của nhà sáng lập là đúng. Nhưng bước tiếp theo, MVP của Ohana nên có phí vì hiện tại con số 5000 giao dịch và 40 nghìn users tuy lớn nhưng là khá “ảo". Công ty lại còn khá trẻ. Do vậy, Shark chọn rút lui.
Không đánh giá cao mô hình nhưng lại thích thú trước tiềm năng của nhà sáng lập, Shark Phú đề nghị cho vay 1 năm không lấy lãi, với điều kiện đội ngũ công ty phải làm thuê cho Shark trong vòng 3 năm với mức lương hiện tại (trung bình 10 triệu/người/tháng).
Kịch tính xảy ra khi PCT Tập đoàn TTC và “cá mập công nghệ" cũng quyết định rót vốn, hai Shark nhận định đây là mô hình rất có nhu cầu và đang giải quyết vấn đề lớn cho sinh viên.
Shark Dzung tự tin đang nắm giữ hệ sinh thái có tệp khách hàng hàng trùng với khách hàng của Ohana.
Shark Hồng Anh là người chuyên về bất động sản, hai Shark quyết định “liên minh" để đầu tư 1 tỷ đổi lấy 10%, 2.5 tỷ còn lại sẽ cho vay chuyển đổi, lãi suất 25% vòng gọi vốn tiếp theo và 10% lợi nhuận.
Thể hiện tinh thần muốn giúp sức cho thế hệ trẻ khởi nghiệp, PCT Tập đoàn TTC khẳng định: “TTC Land của anh đã có mười mấy dự án có dân cư ở. Sắp tới sẽ chuẩn bị triển khai thêm khoảng chục dự án nữa, đó là một lượng khách hàng tốt cho ý tưởng của em.
Em có thể tận dụng hệ sinh thái của anh Dzung Nguyễn và kinh nghiệm lẫn quan hệ trong giới bất động sản của anh để phục vụ cho mô hình này".
Quyết tâm chiêu dụ Ohana, Shark Phú nhanh chóng thay đổi đề nghị đầu tư, ông quyết định rót 3,5 tỷ và yêu cầu đổi lấy 30% cổ phần.
Trường hợp dự án thất bại, đội ngũ Ohana phải làm việc cho Shark trong vòng 1 năm.
Tuy nhiên, tình thế trở nên bất lợi với Shark Phú khi hai Shark 8x nhấn mạnh sẽ hỗ trợ Ohana trở thành startup số một tại Việt Nam trong lĩnh vực thuê nhà trọ, sau đó sẽ cùng nhau “bành trướng" trên trường quốc tế.
Thuyết phục hoàn toàn trước lời mời gọi của hai “cá mập” 8x, Cathy Trần đành từ chối lời mời của Shark Phú.
Và với sự hợp sức đến từ một nhà đầu tư công nghệ cùng một “ông lớn” trong giới bất động sản, Cathy Trần hoàn toàn có thể tự tin vào một tương lai đầy khởi sắc của Ohana trong thời gian tới.
Shark Tank Việt Nam: Mối nhân duyên giữa Start-up có tâm và nhà đầu tư có tầm
Trong tập 13 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2, xuất hiện trong bộ áo bà ba giản ... |
Shark Tank Việt Nam: Định giá phi lí, ứng dụng tập luyện cá nhân gọi vốn thất bại
Trong tập 12 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2, cặp đôi Quỳnh Khanh và Minh Tân, đồng ... |
Shark Tank Việt Nam: Cấu trúc công ty rắc rối, startup vẫn được Shark Phú rót vốn 10 tỷ đồng
Trong tập 12 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2, Yến Quân – nhà sáng lập của trung ... |
Shark Tank Việt Nam: Mô hình Start-up khiến Shark Hưng 'bất chấp cả thế giới' đầu tư 1 triệu USD
Trong tập 12 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2, anh Ngọc Minh và anh Sơn Tùng từ ... |