Siết chặt quản lí nguồn cung thịt heo dịp sát Tết

Mới đây, Bộ NN&PTNT đề nghị Ban chỉ đạo 389 quốc gia, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các đơn vị liên quan kiểm soát vận chuyển heo và sản phẩm heo ra, vào Việt Nam.

Hiện nay, do sự chênh lệch giá cả heo và sản phẩm từ heo giữa Việt Nam và các nước láng giềng tương đối cao, nên hiện tượng buôn bán, vận chuyện trái phép heo qua biên giới giữa Việt Nam và các nước, đặc biệt là việc vận chuyển heo từ Việt Nam sang Trung Quốc.

Điều này làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh dịch tả heo Châu Phi, lở mồm long móng, cúm heo,... giữa các nước với Việt Nam.

Mới đây, Bộ NN&PTNT đề nghị Ban chỉ đạo 389 quốc gia, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các đơn vị liên quan kiểm soát vận chuyển heo và sản phẩm heo ra, vào Việt Nam.

Theo đó, Ban chỉ đạo 389 của các tỉnh biên giới trong việc ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép heo, sản phẩm heo ra, vào Việt Nam.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển heo, sản phẩm heo không đảm bảo an toàn làm lây lan dịch bệnh.

Bảo đảm chấm dứt ngay tình trạng nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là heo, sản phẩm heo ra, vào Việt Nam tại các đường mòn, lối mở,... với các nước.

Trường hợp bắt được các lô hàng heo, sản phẩm từ heo vận chuyển ra, vào Việt Nam bất hợp pháp thì phải xử lý, tiêu hủy theo quy định.

Chỉ đạo Ban chỉ đạo 389 cấp tỉnh phối hợp chặt chẽ, chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu với các cơ quan thú y Trung ương đóng tại địa phương và cơ quan thú y địa phương.

Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tại địa phương tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật trái phép ra, vào Việt Nam.

chọn
ĐHĐCĐ Đạt Phương: Sẽ tái khởi động khu nghỉ dưỡng ở Quảng Nam, mảng kính siêu trắng sẽ mang về doanh thu từ quý II/2026
Theo ban lãnh đạo Đạt Phương, dự án Khu nghỉ dưỡng Bình Dương tại Thăng Bình, Quảng Nam sẽ được doanh nghiệp triển khai lại, dự kiến tháng 5 - tháng 6/2025 hoàn tất thủ tục. Nhà máy kính siêu trắng dự kiến có doanh thu từ quý II/2026, khoảng 1.200 - 1500 tỷ/năm và mất khoảng 6 năm để hoàn vốn.