Sân chơi hấp dẫn cho các tác giả đa tài
Sân khấu của bản gốc Sing my song ở Trung Quốc |
Sau khi chương trình Bài hát Việt kết thúc, những tác giả trẻ bỗng loay hoay không biết gửi tác phẩm của mình đến đâu để đến được khán giả yêu nhạc. Bài hát Việt từng là bệ phóng của rất nhiều những tên tuổi nhạc sỹ tài năng với các tác phẩm âm nhạc gây tiếng vang trong giới chuyên môn và tiếp cận khán giả rất tốt như: Nhạc sỹ Nguyễn Vĩnh Tiến với Bà tôi, giọt sương bay lên, Nhạc sỹ Nguyễn Đức Cường với Nồng nàn Hà Nội, nhạc sỹ Thanh Tâm với Thềm nhà có hoa, nhạc sỹ Duy Hùng với Phố cổ, Thành thị... sau 10 năm hoạt động thì sân chơi này đã đóng cửa vì nhiều lí do khách quan và chủ quan.
Sự thiếu vắng các sân chơi cho các nhạc sĩ trẻ là có thật, trong khi chờ đợi một format thuần Việt thì các đơn vị sản xuất chương trình truyền hình đã rất nhanh nhạy trong việc mua bản quyền của show “hot” về Việt Nam, để đáp ứng nhu cầu của các tác giả trẻ tài năng có thể vừa hát vừa sáng tác vừa chơi nhạc cụ.
Format mới lạ và hấp dẫn
Sing my song phiên bản gốc với “bộ tứ quyền lực” là những nhạc sỹ - ca sỹ - nhà sản xuất hàng đầu Trung Hoa như: Lưu Hoan, Thái Kiện Nhã, Dương Khôn và Châu Hoa Kiện. Ở mùa đầu tiên, chương trình đã tìm ra những ca khúc được tôn vinh là ca khúc hay nhất Trung Quốc do chính tác giả của bài hát đó thể hiện. Sức ảnh hưởng của “Vén rèm châu” (Hoắc Tôn), “Có chết cũng phải chết trong tay nàng” (Mạc Tây Tử Thi), “Họa (Triệu Lôi)... ảnh hưởng khắp Châu Á và mang lại cho các tác giả những vinh quang sau khi tham gia chương trình.
Hiện, Sing my song vẫn là một trong những show truyền hình uy tín và có chất lượng vào hàng “top” của Trung Quốc khi liên tục có những tác phẩm lớn đến từ các tác giả, nhóm tác giả là người Trung Hoa từ khắp nơi gửi đến tranh tài.
Dàn giám khảo đảm nhận chiếc cần gạt quyền lực của Sing my song phiên bản Việt: Nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong, nhạc sĩ Giáng Son, nhạc sĩ Đức Trí, nhạc sĩ Lê Minh Sơn. |
Ở phiên bản Việt, nhìn vào dàn giám khảo đảm nhận chiếc cần gạt quyền lực trong chương trình là Giáng Son, Lê Minh Sơn, Đức Trí, Nguyễn Hải Phong, công chúng có thể yên tâm về cách lựa chọn tài năng của các nhà sản xuất, nhạc sỹ này bởi họ đều là những tên tuổi bảo chứng của những tác phẩm nghệ thuật có chất lượng.
Sing my song với format mới lạ, luật chơi hấp dẫn, giám khảo thực lực nên đã thu hút một số lượng lớn thí sinh đến đăng kí tham gia chương trình, trong đó có những nhạc sỹ đã có tên tuổi nhưng vẫn hào hứng mang tác phẩm của mình đến tham gia với tư cách nhạc sỹ, ca sỹ, nhà sản xuất âm nhạc.
Hi vọng về “ca khúc hay nhất Việt Nam”
Giống như phiên bản gốc, ca khúc giành giải cao nhất được gọi là “ca khúc hay nhất Trung Quốc” thì ở phiên bản Việt khán giả cũng sẽ được chứng kiến sự vinh danh của “ca khúc hay nhất Việt Nam” trong chương trình Sing my song phiên bản Việt. Ở 2 mùa Sing my song phiên bản gốc, quán quân mùa đầu chính là ca khúc “Vén rèm châu” của Hoắc Tôn, mùa 2 là ca khúc “Luân hồi” của nhóm Hàng Cái, mùa 3 là ca khúc “30 năm” của ban nhạc Sơn Nhân. Điểm trùng hợp của 3 ca khúc hay nhất Trung Quốc đều là phần giai điệu và ca từ đậm đà bản sắc dân tộc Trung Hoa, đây là một yếu tố các thí sinh Việt nên xem xét khi tham gia chương trình để lựa chọn những ca khúc thực sự xứng đáng để tranh giải “ca khúc hay nhất Việt Nam” đúng “chất” của người Việt.
Giải trí 04:42 | 26/01/2017
Giải trí 07:08 | 25/01/2017
Giải trí 00:48 | 24/01/2017
Giải trí 23:58 | 22/01/2017
Giải trí 00:11 | 16/01/2017
Giải trí 12:45 | 14/01/2017
Giải trí 03:26 | 12/01/2017
Giải trí 01:15 | 10/01/2017